Sự tham gia của các tổ chức trong quản lý chi ngân sách nhà nước và vai trò của Kho bạc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ (Trang 26)

sách nhà nước và vai trò của Kho bạc Nhà nước tỉnh

Luật NSNN cũng đã xác định trách nhiệm và quyền hạn của từng chủ thể trong sử dụng NS khá rõ ràng, minh bạch. Trong KSC NSNN không phải chỉ có KBNN là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ thực hiện mà phải có sự phối hợp của đơn vị sử dụng NSNN và các cơ quan quản lý trong chi NSNN trong việc KSC NSNN qua KBNN, vì là một hệ thống NS nên mỗi cơ quan, đơn vị có vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị quản lý NSNN cùng với sự điều hòa, phối hợp nhịp nhàng của mỗi cơ quan, đơn vị có liên quan thì mới đảm bảo quản lý chi NSNN nói chung và KSC NSNN qua KBNN nói riêng. Mặt dù các thủ tục, định mức chi đã được pháp chế hóa đầy đủ và cụ thể cho từng loại chi nhưng tự nó sẽ không mang lại kết quả mong muốn nếu cơ quan thi hành không tự ý thức chịu trách nhiệm về những quyết định có liên quan cũng như sự phối hợp giữa họ lỏng lẻo.

Một là, đối với cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương

Cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng NSNN thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực thuộc. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện chi NSNN và các báo cáo tài chính khác theo chế độ quy định.

Hai là, đối với Hội đồng nhân dân

Căn cứ vào nhiệm vụ chi NS được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định dự toán NS địa phương (NS cấp mình và NS địa phương cấp dưới).

Quyết định phân bổ dự toán NS cấp mình: Dự toán NS của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; mức bổ sung cho NS từng địa phương cấp dưới (bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu).

Phê chuẩn quyết toán NS địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NS địa phương; quyết định điều chỉnh dự toán NS địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định; bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, NS của UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp quản lý trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên.

Ba là, đối với Ủy ban Nhân dân

Lập dự toán NS địa phương, phương án phân bổ NS cấp mình; lập dự toán điều chỉnh NS địa phương trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp quản lý; lập quyết toán NS địa phương trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên; kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về tài chính, NS.

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ chi NS cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho NS cấp dưới; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán NS đối với một số lĩnh vực chi được HĐND quyết định.

Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện NS địa phương: phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn; báo cáo về NSNN theo quy định pháp luật.

Bốn là, đối với cơ quan tài chính các cấp

Thẩm tra việc phân bổ dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (ĐVSDNS). Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, thì yêu cầu cơ quan phân bổ NS điều chỉnh lại; bố trí nguồn để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ NSNN, thì cơ quan tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay

tạm thời theo quy định để bảo đảm nguồn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng NS ở các đơn vị sử dụng NSNN.

Năm là, đối với các đơn vị sử dụng ngân sách

Thủ trưởng các ĐVSDNS quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chi NSNN được cấp có thẩm quyền giao; quản lý, sử dụng NSNN và tài sản Nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Sáu là, đối với Kho bạc Nhà nước

KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện chi trả, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN đủ điều kiện thanh toán theo quy định; KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối chi trả, thanh toán và thông báo cho ĐVSDNS biết, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp sau: Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt; chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Ngoài ra, việc KSC NSNN tại KBNN muốn đạt kết quả cao, cũng cần đòi hỏi tới một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ KBNN và hình thành Kho bạc điện tử. Thông qua tác động của công nghệ, nhiều quy trình tác nghiệp đã được cải tiến, đổi mới nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và đơn giản hóa nhiều khâu công việc, góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý và cải cách thủ tục hành chính.

Vai trò của Kho bạc Nhà nước tỉnh trong quản lý chi NSNN

Vai trò của KBNN tỉnh trong quản lý chi NSNN là kiểm soát và kế toán Nhà nước các khoản chi NSNN cấp. Căn cứ vào dự toán NSNN cấp giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, Thủ trưởng ĐVSDNS quyết định chi gửi KBNN tỉnh, KBNN tỉnh kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu theo quy định và thực hiện chi NSNN khi có đủ các điều kiện quy định.

KBNN tỉnh có quyền tạm đình chỉ, từ chối chi trả, thanh toán và thông báo cho ĐVSDNS biết, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong thực hiện nhiệm vụ chi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

KBNN tỉnh có trách nhiệm tạm dừng thanh tóan theo yêu cầu của Sở Tài chính, cơ quan cấp có thẩm quyền (bằng văn bản).

Tham gia với Sở Tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm NS của các ĐVSDNS tại KBNN tỉnh.

KBNN tỉnh tổ chức thực hiện hạch toán, kế toán NSNN cấp tỉnh; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán NS cho Sở Tài chính và cơ quan Nhà nước hữu quan.

KBNN tỉnh xác nhận, đối chiếu số liệu quyết toán chi cho các ĐVSDNS trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ (Trang 26)