Phân loại kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ (Trang 31)

bạc Nhà nước tỉnh

Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức nhất định vào các nhóm và các loại chi.

Có rất nhiều tiêu thức phân loại KSC NSNN:

Thứ nhất, nếu căn cứ vào tiêu thức kiểm soát tính chất của khoản chi, có các cách phân loại kiểm soát chi NSNN như sau:

Một là, kiểm soát chi thường xuyên NSNN: là quá trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định trên cơ sở dự toán, kế hoạch của cấp có thẩm quyền, các nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn cụ thể.

Hai là, kiểm soát chi đầu tư phát triển NSNN: là quá trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ĐTPT của NSNN theo dự toán, kế hoạch, dự án của cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức tiêu hao do Nhà nước quy định trên cơ sở, các nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể.

Thứ hai, nếu phân loại theo tiêu thức thời gian thì có các cách phân loại kiểm soát chi NSNN như sau:

Một là, Kiểm soát dự toán (kiểm soát trước)

Kiểm soát trước khi thực hiện chi hay còn gọi là kiểm soát phòng ngừa: là loại hình kiểm soát bao gồm những biện pháp phòng ngừa áp dụng trước khi một

nghiệp vụ phát sinh, nhằm đề phòng rủi ro, loại trừ các sai phạm trước khi chúng xuất hiện.

KSC trước được thực hiện thông qua việc thẩm tra, tính toán một cách kỹ lưỡng nhu cầu chi trên cơ sở các căn cứ khoa học và thực tiễn như: chiến lược, kế hoạch phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước; hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành; thứ tự và cơ cấu bố trí các nhiệm vụ chi. Ngoài ra còn kiểm soát việc thực hiện tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN như: xác định phạm vi, mức độ của nội dung các khoản chi; phân cấp nhiệm vụ chi; thẩm quyền quyết định, phân bổ dự toán chi…

Trong việc KSC trước là khâu đầu tiên trong chu trình KSC của KBNN tỉnh, giúp nâng cao chất lượng dự toán, tránh tình trạng dự toán quá thấp không đủ chi cho ĐVSDNS đề nghị hoặc quá cao dễ dẫn đến lãng phí trong sử dụng NSNN.

Hai là, kiểm soát chấp hành chi NSNN (kiểm soát đồng thời)

Là kiểm soát được tiến hành ngay trong quá trình tác nghiệp nhằm phát hiện, ngăn ngừa sai lầm có thể xảy ra.

KSC đồng thời là việc tổ chức, kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo tất cả các khoản chi NSNN phải có đầy đủ các chứng từ, hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, tuân thủ đúng các nguyên tắc và điều kiện chi theo quy định như: đảm bảo chi đúng nội dung, mục đích của các khoản chi, chế độ, định mức…Ngoài ra, nội dung của chấp hành chi NSNN còn gắn với công tác tạm ứng, thanh toán, chi trả được thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hạn chế rút tiền mặt tại KBNN tỉnh để thanh toán.

Kiểm soát đồng thời là khâu chủ yếu của chu trình KSC và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của KBNN tỉnh trong việc quản lý chi quỹ NSNN và giúp ngăn chặn kịp thời những khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãng phí và thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước.

Ba là, kiểm soát quyết toán chi NSNN (kiểm soát sau)

Kiểm soát quyết toán chi NSNN là quá trình thẩm định, đánh giá lại, tổng kết toàn bộ quá trình hoạt động chi NSNN diễn ra ở các khâu trước đó. Kiểm soát quyết

toán chi NSNN còn nhằm xác định tính đúng đắn, đầy đủ, hợp pháp các khoản chi ở các ĐVSDNS cấp. Đồng thời qua công tác kiểm tra, kiểm soát quyết toán ở khâu này thấy được những tồn tại, sai sót nếu có trong quá trình chấp hành chi để điều chỉnh, thu hồi lại hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Mặc dù chức năng kiểm tra phê duyệt báo cáo quyết toán thuộc về Sở Tài chính, cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp giao dự toán chi NSNN. Nhưng về phía KBNN tỉnh cũng cần phải đôn đốc, xác nhận số thực chi có đúng với nội dung kinh tế phát sinh, tiêu chuẩn, định mức….Đó là cơ sở để Sở Tài chính và cơ quan chủ quản cấp trên thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quy định hiện hành.

Phạm vi KSC NSNN tại KBNN tỉnh

KBNN tỉnh KSC các ĐVSDNS cấp trung ương và tỉnh, như các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn; các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh.

KBNN huyện KSC các ĐVSDNS cấp tỉnh, quận và xã, như các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn huyện; các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; các Ban, ngành cấp huyện; xã, phường và thị trấn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ (Trang 31)