Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ (Trang 33)

bạc Nhà nước tỉnh

KSC NSNN là phương thức, công cụ, biện pháp, thủ tục nhằm làm cho công tác chi NSNN đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức theo quy định của pháp luật từ lập dự toán, cấp phát thanh toán và quyết toán NS tiết kiệm, hiệu quả, không để tham ô, lãng phí.

Thứ nhất, căn cứ pháp lý của KSC

Đây là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng công tác KSC; nó tạo cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các cơ chế, quy trình KSC phù hợp.

Có căn cứ pháp lý thì KBNN tỉnh tiến hành xây dựng quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Định mức chi tiêu NS là giới hạn tối đa các mức chuẩn chi tiêu cho mục đích cụ thể của ĐVSDNS được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Định mức chi là căn cứ để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để KSC NSNN qua KBNN tỉnh. Định mức chi phải phù hợp với tình hình thực tế, đầy đủ, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và công tác KSC qua KBNN tỉnh nói riêng. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NS của các ngành, các cấp.

Thứ hai, cơ chế quản lý chi NSNN

Cơ chế quản lý NSNN là cơ chế phân cấp quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý chi NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác KSC. Nếu có nhiều cơ quan tham gia trong quá trình quản lý và KSC nhưng việc phân định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan đơn vị không rõ ràng, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm của người chuẩn chi đến đâu, trách nhiệm của người KSC đến trước mỗi khoản chi tiêu của đơn vị thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng giành quyền và đùn đẩy trách nhiệm, theo đó là tệ quan liêu, cửa quyền, lãng phí trong quản lý.

Thứ ba, quy trình chung kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh

Quy trình KSC NSNN qua KBNN tỉnh là một trong những công cụ rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác KSC NSNN và việc quản lý quỹ NSNN. Thực hiện đúng quy trình để kiểm tra giám sát lẫn nhau, đảm bảo công khai, minh bạch nhằm phòng, chống, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

Một là, lập kế hoạch kiểm soát: căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền, trong đó có nhu cầu chi tiêu NSNN trong giai đoạn nhất định, kế hoạch hàng năm, kế hoạch 3 năm, 5 năm hoặc hơn 5 năm; căn cứ vào các văn bản pháp lý của Chính phủ, của Bộ Tài chính, UBND các cấp. KBNN tỉnh lập kế hoạch chi tiêu NSNN phù hợp với hoạt động của các đơn vị, kế hoạch phát

triển kinh tế, xã hội, chuẩn bị nguồn thu và huy động các nguồn tài chính đáp ứng cho nhu cầu chi NSNN.

Hai là, giao nhiệm vụ kiểm soát, thực hiện kiểm soát: là bước phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh cho từng bộ phận chức năng của KBNN tỉnh, mỗi bộ phận chức năng khác nhau kiểm soát theo đặc thù của nguồn vốn NSNN. Các bộ phận chức năng nhận nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN căn cứ vào các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn kiểm soát chi của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư thực hiện kiểm soát chi NSNN.

Ba là, soát xét lại quy trình kiểm soát: là việc thông qua số liệu kiểm tra, kiểm soát chi NSNN, tổng hợp, đánh giá kết quả và thực trạng hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh, tình hình huy động vốn cho NSNN, tổng hợp, khai thác sự biến động của NSNN từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp để tham mưu cho các cấp chính quyền, nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, quản lý, điều hành NSNN. Các số liệu dùng để tổng hợp phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác.

Thứ tư, đối tượng, hình thức và phương pháp thực hiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh

Một là, đối tượng của KSC NSNN qua KBNN tỉnh là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên, chi hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, về cơ bản thể hiện là các khoản chi của NSNN cấp hàng năm được HĐND thông qua.

Hai là, hình thức và phương pháp thực hiện KSC ĐTPT và chi thường xuyên NSNN.

Trong chi thường xuyên NSNN hiện nay có bảy hình thức chi tương ứng với bảy loại văn bản, chế độ KSC khác nhau:

(1). KSC thường xuyên NSNN, bao gồm chi sự nghiệp kinh tế; chi chương trình mục tiêu; chi kinh phí ủy quyền và các khoản chi khác của NSNN (các đơn vị không thực hiện khoán).

(2). KSC các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước (theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ).

(3). KSC các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và Tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ).

(4). KSC NS Đảng Cộng sản Việt Nam. (5). KSC NS khối an ninh, quốc phòng.

(6). KSC thường xuyên NS xã, phường, thị trấn.

(7). KSC một số đơn vị thực hiện khoán chi đặc thù theo từng giai đoạn như ngành KBNN, Thuế, Hải quan, Dự trữ quốc gia …

Trong chi đầu tư phát triển gồm:

(1). Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn.

(2). Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước.

(3). Góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi bổ sung dự trữ Nhà nước.

(4). Chi ĐTPT thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước. (5). Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Chi khác bao gồm:

(1). Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. (2). Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3). Chi bổ sung cho NS cấp dưới.

Tất cả các khoản chi NSNN đều có chế độ quy định cụ thể để các đơn vị sử dụng NSNN chi tiêu và KBNN tỉnh KSC. Mặt khác các khoản chi NSNN qua KBNN tỉnh đã có cơ chế để kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo mọi khoản chi tiêu của NSNN đều được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ (Trang 33)