2.2.1. Vai trò của Kho bạc Nhà nước tỉnh trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước chi ngân sách nhà nước
KSC NSNN là một quy trình qua nhiều giai đoạn của quá trình chi NS. Được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát, các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định.
Quản lý KSC NSNN là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chi NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác KSC NSNN. KBNN chính là trạm gác cuối cùng được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.
Vai trò của KBNN tỉnh trong việc KSC NSNN được thể hiện:
KBNN tỉnh chủ động bố trí vốn để chi trả đầy đủ và kịp thời cho các cơ quan, ĐVSDNS theo lệnh của Sở Tài chính, hoặc theo yêu cầu rút dự toán NS của
ĐVSDNS trên cơ sở dự toán NS đã được duyệt. Để thực hiện việc cấp phát, thanh toán kinh phí một cách kịp thời, KBNN tỉnh còn thường xuyên phải cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán như mở rộng hình thức thanh toán liên Kho bạc trong nội bộ hệ thống, cải tiến chế độ kế toán, ứng dụng tin học vào quản lý các nghiệp vụ... Từng bước thực hiện cấp phát, thanh toán trực tiếp cho ĐVSDNS hoặc người cung cấp hàng hoá dịch vụ theo tính chất của từng khoản chi NSNN.
KBNN tỉnh thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi của NSNN theo đúng mục lục NSNN; đồng thời, cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, phục vụ các công tác chỉ đạo và điều hành của cơ quan Sở Tài chính và chính quyền các cấp. Ngoài ra, KBNN tỉnh còn phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, bảo đảm thu chi NSNN luôn được cân đối.
Khi nhận được lệnh trả tiền của Sở Tài chính hay đơn vị sử dụng kinh phí NS cấp, nhiệm vụ của KBNN tỉnh là trả tiền ngay cho đơn vị được hưởng. Tuy nhiên, KBNN tỉnh không chỉ có nhiệm vụ xuất nhập công quỹ, mà còn có trách nhiệm quản lý quỹ NSNN. Với nhiệm vụ này, KBNN tỉnh chịu trách nhiện về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất quỹ. Vì vậy, KBNN tỉnh phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của Nhà nước. Công việc kiểm tra đó được KBNN tỉnh thực hiện thông qua việc xem xét hồ sơ, tài liệu chi NSNN trên các phương diện như dự toán NS được duyệt, thẩm quyền chuẩn chi, chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấp không đúng mục đích, không đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, KBNN tỉnh từ chối cấp phát thanh toán. Như vậy, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN, KBNN tỉnh không thụ động thực hiện theo các lệnh của Sở Tài chính, hoặc đơn vị sử dụng NS một cách đơn thuần. KBNN tỉnh hoạt động có tính chất độc lập tương đối, theo cơ chế tác động trở lại đối với các cơ quan, đơn vị này. KBNN tỉnh có thể đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình sử dụng công quỹ Nhà nước, nhất là trong mua sắm, xây dựng, sửa chữa... Chính vì vậy, việc này không những đã hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát,
tiêu cực, mà còn đảm bảo cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm, có hiệu quả; đồng thời, tham gia kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, góp phần chống tiêu cực, đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính - tiền tệ.
KBNN tỉnh tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn quận, huyện, từng cấp NS.