Biện pháp 6: Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa giáo dục nhà

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 84)

với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo ra hệ thống hoạt động đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm đưa học sinh vào khuôn khổ. Mỗi bộ phận có một chức năng nhất định nhưng đều bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc quản lí học sinh từ nhiều góc độ. Những thông tin về một học sinh nào đó phải được cả một hệ thống này biết đến để xử lý, uốn nắn, điều chỉnh hoặc động viên, khuyến khích. Bên cạnh đó hệ thống này luôn luôn có sự trao đổi với phụ

huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh chậm tiến, đưa ra các biện pháp phối hợp để quản lí học sinh.

- Phối hợp với địa phương và các tổ chức xã hội khác ... Tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao lành mạnh. Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh, thiếu niên.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện.

- Xác định nội dung phối hợp giáo dục giữa giáo dục Nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Tổ chức Hội nghị công tác chủ nhiệm lớp để xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp giữa GVCN với GVBM, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và với CMHS ngay từ đầu năm học.

- Phối hợp với các tổ chuyên môn trong việc giáo dục động cơ, thái độ, ý thức học tập, rèn luyện. Thành lập, bồi dưỡng và chỉ đạo đội cộng tác viên tham gia các hoạt động và các câu lạc bộ học tập và rèn luyện; góp phần đắc lực vào gìn giữ an ninh trật tự trước cổng trường vào đầu và cuối buổi học, đồng thời nắm bắt tình hình học sinh thực hiện ATGT, tham gia phòng chống tệ nạn ma túy, phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống trò chơi trực tuyến trong giờ học.

- Họp toàn thể cha mẹ học sinh theo định kỳ: đầu năm, giữa năm học và cuối năm học nhằm giúp cha mẹ học sinh nắm đầy đủ chủ trương, kế hoạch của lớp, của trường; cùng thảo luận để thống nhất biện pháp giáo dục cũng như phương hướng giải quyết tối ưu nhất để đạt mục đích giáo dục học sinh.

- Họp ban đại diện CMHS trường với Ban giám hiệu theo định kỳ: đầu năm, giữa năm học, và cuối năm học để trao đổi thông tin về những vấn đề cần thiết, và chuẩn bị nội dung cho các phiên họp toàn thể CMHS.

- Họp thường kỳ giữa Ban đại diện CMHS lớp với giáo viên chủ nhiệm lớp mỗi tháng 01 lần nhằm phối hợp các chủ trương và biện pháp giáo dục học sinh trong lớp.

- Ngoài các buổi họp theo định kỳ, giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và cha mẹ học sinh còn thực hiện trao đổi thông tin về việc phối hợp giáo dục con em bằng nhiều hình thức khác như: sổ liên lạc (cả sổ liên lạc truyền thống và sổ liên lạc điện tử ) giữa nhà trường với gia đình, thăm gia đình học sinh, mời cha mẹ học sinh đến trường, qua điện thoại…

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 84)