Biện pháp 8: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động sư

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 87)

của giáo viên và hoạt động học của học sinh

Kiểm tra, đánh giá không chỉ là công cụ đo kết quả học tập của HS mà còn là cơ sở để đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của GV. Đây là việc làm thường xuyên của các nhà trường. Song đối với trường THPT Đại Mỗ công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS còn nhiều bất cập cho nên việc đổi mới công tác này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết:

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

- Ngăn chặn, phòng ngừa những khiếm khuyết, yếu kém nảy sinh trong quá trình dạy học

- Qua đánh giá kết quả học tập của HS thông qua đó để đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, hiệu quả giảng dạy của GV.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới PPDH.

3.2.8.2. Nội dung và cách thực hiện

Xác định những nội dung kiểm tra, đánh giá, thực hiện kế hoạch: phân phối chương trình, quy chế chuyên môn, hồ sơ, sổ sách, giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài, vở ghi để đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh.

+ Nguyên tắc kiểm tra đánh giá: thực hiện triệt để các văn bản pháp quy về GD&ĐT đặc biệt những quy định về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục THPT trong điều 23 và 24 luật giáo dục, đồng thời kiểm tra đánh giá phải đảm bảo chính xác, công khai, khách quan, công bằng mà vẫn khơi dậy được khả năng tiềm tàng, phát huy tối đa tinh thần tự giác tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của giáo viên và học sinh cũng như đảm bảo sự khuyến khích, động viên tạo hứng thú cho học sinh trong học tập nhằm hình thành và phát triển tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh trong phương pháp tự học.

+ Hình thức kiểm tra đánh giá

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên qua sự phối hợp thanh tra định kỳ và đột xuất giữa Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và Ban thanh tra nhân dân về: Giờ dạy trên lớp, sổ điểm, giáo án, sổ kế hoạch, sổ đầu bài, vở ghi của học sinh (đặc biệt chú trọng nội dung kiến thức cơ bản và phương pháp dạy học).

Cải tiến, đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các bài kiểm tra, bài thi có thời gian 45’ trở lên, đổi mới quy trình thực hiện từ khâu ra đề, tổ chức thi kiểm tra, chấm thi, chấm kiểm tra cho đến công bố kết quả cụ thể như sau:

+ Tổ chức ra đề thi (hoặc kiểm tra): chỉ đạo các Tổ chuyên môn thống nhất mức độ của đề thi (để kiểm tra) ở từng khối lớp (chú ý lên thang điểm cho từng phần: kiến thức kỹ năng, sáng tạo). Sau đó yêu cầu giáo viên ở tất cả các khối lớp đều phải ra 2 đề (với các môn tự luận ) và 4 đề (với các môn TNKQ ) cùng đáp án và thang điểm, có mức độ kiến thức tương đương, đáp ứng các yêu cầu của chuyên môn (đặc biệt tuyệt đối giữ bí mật). Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm chọn đề một một cách ngẫu nhiên đồng thời xem xét lại, hoặc điều chỉnh đáp án, thang điểm của đề thi. Giáo viên coi thi hoặc kiểm tra không được coi môn mình dạy, thí sinh phải ngồi đúng số báo danh, hoặc làm bài theo một loại giấy quy định

chung (có số báo danh), hai học sinh ngồi cạnh nhau không được làm cùng một đề thi (hoặc đề kiểm tra), hết giờ làm bài giáo viên thu bài theo thứ tự số báo danh từ bé đến lớn và nộp cho nhà trường để dọc phách.

+ Tổ chức chấm bài thi: Thực hiện chấm bài chéo dưới sự kiểm tra, giám sát của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn.

+ Công bố kết quả: Tổng hợp kết quả, xét duyệt sau đó niêm yết công khai, công bố, gửi kết quả tới học sinh và CMHS.

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh trong mối quan hệ qua lại giữa dạy và học. Tức là đánh giá xếp loại học sinh trên cơ sở trình độ được đào tạo với mục tiêu giáo dục, thể hiện các mặt chủ yếu là: kiến thức- kỹ năng- thái độ. Qua đó cũng đánh giá phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và học sinh. Đánh giá xếp loại giảng dạy của giáo viên phải dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện như: Kết quả học tập của học sinh; nội dung đảm bảo chuỗi kiến thức cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp; phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, pháp huy được tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, khơi dạy bồi dưỡng và phát triển phương pháp tự học cũng như rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho học sinh, tổ chức giờ dạy tốt, có ý thức trau dồi chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm đối với học sinh; tôn trọng, ham học hỏi, tận tình giúp đỡ đồng nghiệp, thực hiện tốt, đầy đủ trách nhiệm của người công dân.

Tăng cường và cải thiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

+ Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” phong trào “học tập tốt, rèn luyện tốt - vì ngày mai lập nghiệp”. Trong đó chú trọng động viên, khuyến khích giáo viên tham gia phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đưa kết quả các nội dung thi đua và tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh.

+ Bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật phải đảm bảo đúng quy định dân chủ, công khai, khách quan công bằng, chặt chẽ và kịp thời từ trường đến lớp. + Lấy vai trò các tổ chức trong nhà trường làm động lực để thúc đẩy phong trào dạy tốt, học tốt.

+ Hình thức khen thưởng phải phù hợp tạo ra không khí thi đua, trao thưởng phải trang trọng, người nhận thấy vinh dự, khích lệ cao, mức thưởng tương xứng với thành tích đạt được.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 87)