Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 80)

Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. Một nhà trường có nền nếp học tập tốt phải là một nhà trường có văn hóa tổ chức lành mạnh.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người;

- Văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường;

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới hiến lược phát triển của nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng nhất làm thay đổi chiến lược phát triển của tổ chức nhà trường;

Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lý tưởng trong tương lai – mà nhà trường sẽ vươn tới.

Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi.

Thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tập không ngừng và thay đổi thường xuyên. Việc truyền bá các giá trị mới cho mọi thành viên trong nhà trường cần được coi trọng song song với việc duy trì những giá trị, chuẩn mực tốt đã xây dựng được là lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thời hoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cưc cho tiến trình phát triển của văn hóa nhà trường.

Để xây dựng đƣợc văn hóa nhà trƣờng thì CBQL cần phải

Để xây dựng và quản lí văn hóa nhà trường người lãnh đạo nhà trường cần thực hiện những công việc sau:

- Thực hiện khảo sát về văn hóa nhà trường chỉ rõ tầm quan trọng của việc làm rõ cái gì chúng ta cần đánh giá. để từ đó đánh giá văn hóa nhà trường hiện tại như thế nào?

- Xây dựng các chuẩn mực văn hóa (qui tắc vàng) và đưa các chuẩn mực này vào thực tế.

- Lôi kéo học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường nhằm duy trì và củng cố văn hoá nhà trường. như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bảo vệ môi trường, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ ...

- Tạo và hướng dẫn sự thay đổi. - Giao tiếp hiệu quả.

- Xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo các yêu cầu về văn hóa.

- Thực hiện các lễ hội kỉ niệm.

- Xây dựng hồ sơ văn hóa của nhà trường để lưu giữ, làm tài liệu giáo dục cũng như lưu giữ những giá trị văn hoá của nhà trường cho các thế hệ sau và để theo dõi, chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với điều kiện phát triển của nhà trường ...

- Xây dựng các chuẩn mực văn hoá: Đó là các quy định đối với học sinh, với giáo viên và cán bộ công nhân viên như:

Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ được giao Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục

Những điều giáo viên nên làm và những việc cán bộ giáo viên không được làm:

Ứng xử trong tiếp phụ huynh học sinh và nhân dân... Xây dựng các giá trị ...

Ngƣời CBQL còn phải biết:

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV: chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV là việc làm cần được quan tâm hàng đầu của nhà trường.

+ Chỉ đạo và phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cần phải quan tâm chu đáo đến cá nhân GV, tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế gia đình, điều kiện làm việc, hỗ trợ bằng vật chất, thăm hỏi GV có hoàn cảnh khó khăn kịp thời.

+ Kết hợp với đoàn thanh niên, giáo dục truyền thống nhà trường. thông qua việc tổ chức phát thanh, tuyên truyền, thi tìm hiểu truyền thống của nhà trường, hình thành ở học sinh những tình cảm tốt đẹp, tự hào về lịch sử, truyền thống của nhà trường, trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT của huyện từ đó giáo dục ý thức học tập và tu dưỡng cho học sinh.

+ Thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho GV: xét năng lương trước thời hạn GV có thành tích xuất sắc, công tác khen thưởng phải kịp thời, chế độ ốm đau, thai sản, học tập... phải được giải quyết thỏa đáng.

+ Tổ chức cho GV dạy thêm theo quy định như bồi dưỡng HGS, ôn thi đại học theo khối, phụ đạo HS yếu, kém để vừa góp phần nâng cao chất lượng DH vừa tăng thu nhập cho GV.

+ Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí đoàn kết, thân ái, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác.

+ Thường xuyên tổ chức các các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như thi đấu cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, sinh hoạt văn nghệ giữa các tổ bộ môn, giao lưu thể thao, văn nghệ với các trường bạn để tạo điều kiện cho GV được học hỏi, mở rộng mối quan hệ.

+ Tổ chức tham quan học tập ít nhất 1 lần/năm học: tham quan nghỉ mát trong hè, hoặc tham quan học tập với các trường bạn để học tập kinh nghiệm giảng dạy và quản lí . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.

+ Phong trào thi đua phải được thực hiện thường xuyên và liên tục gắn liền với chủ đề trong năm học, với các ngày kỷ niệm: 20/11, 8/3, 26/3... có sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng.

+ Xây dựng tiêu chí thi đua theo tháng đối với CBQL, GV, CNV, HS có đánh giá, xếp loại, khen thưởng bằng vật chất đối với cá nhân đạt kết quả cao. Thực hiện tốt nội dung này tạo động lực cho các cá nhân, tập thể tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên cá nhân, tập thể thực hiện không hiệu quả sẽ bị nhắc nhở, phê bình.

+ Làm tốt công tác đánh giá, xếp loại thi đua cuối học kỳ, cuối năm học. Việc đánh giá, xếp loại phải theo đúng quy đình, khách quan, công bằng, phải xem xét cá nhân,tập thể một cách toàn diện, để bản thân cá nhân,tập thể được đánh giá thấy kết quả công việc được ghi nhận và phải tiếp tục phấn đấu.

+ Nhân rộng các cá nhân, tập thể có thành tích để toàn thể tập thể sư phạm nhà trường trao đổi, học tập.

+ Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tạo nguồn quỹ khen thưởng. + Tạo điều kiện cho GV đi bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm theo chỉ tiêu hoặc theo nguyện vọng: Đi đào tạo trên chuẩn, đi bồi dưỡng, học tập tại Sơ (bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề), tại trường (hội giảng, hội thảo, viết sáng kiến kinh nghiệm...). Tự bồi dưỡng (dự giờ, nghiên cứu tài liệu, tự học tập).

+ Tổ chức lớp học tin học, ngoại ngữ tại trường cho CBQL, GV để có thể sử dụng trong khai thác, cập nhật thông tin, sử dụng vi tính, thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 80)