Biện pháp 4: Quản lí nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 77)

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lí nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thiết bị dạy học

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ sở vật chất tốt, trường lớp khang trang sạch đẹp tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho giáo viên và học sinh, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

Đồ dùng dạy học tốt, thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình, được sử dụng có hiệu quả giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức sẽ dễ dàng, nhanh chóng và hứng thú hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh.

Sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng của học sinh.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Qua thực hành, đức tính kiên trì cẩn thận, chính xác, kỷ luật được rèn luyện, tình yêu lao động được nảy sinh. Trong quá trình thực hành thí nghiệm các kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được trên lớp thường ở dạng tĩnh và cô lập sẽ tác động tương hỗ làm cho chúng trở lên động, làm lộ rõ bản chất và làm tăng khả năng tiếp thu, nhận thức cho học sinh.

Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào nhà trường sẽ cho phép giới thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm cho nhiều học sinh hơn. Có điều kiện tối ưu quá trình học tập, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Làm tốt công tác tham mưu với Sở GD&ĐT để tăng nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và mua sắm trang thiết bị dạy học.

Huy động các nguồn lực khác của địa phương, tổ chức xã hội, ban đại diên cha mẹ học sinh vào việc xây dựng tu bổ trường lớp, bàn ghế, sân chơi, bãi tập… thiết bị dạy học hiện có.

Sửa chữa, cải tiến những dụng cụ cũ, bổ sung những dụng cụ mới vào bộ dụng cụ đã có làm cho chúng trở thành bộ dụng cụ hoàn chỉnh có thể sử dụng được.

Ưu tiên cho việc mua sắm các thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm cần thiết, hiện đại.

Tổ chức tốt phong trào giáo viên và học sinh tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Cần chú ý các trang thiết bị dạy học tự làm cần mang tính hiện thực chống hình thức và cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu tổ chức lao động có khoa học; + Yêu cầu thẩm mỹ;

+ Yêu cầu kinh tế; + Yêu cầu sáng tạo.

Tuyển chọn phân công cán bộ và giáo viên có kiến thức chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao vào việc quản lí các phòng thí nghiệm. Thường xuyên các giáo viên này phải kiểm tra, chuẩn bị sẵn các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho các tiết dạy trên lớp của giáo viên.

Xây dựng phòng thư viện chuẩn (có phòng đọc cho giáo viên và học sinh), tăng cường các loại sách báo tài liệu tham khảo, phát động giáo viên và học sinh ủng hộ sách cho thư viện, làm phong phú thêm tủ sách nhà trường.

Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra tài sản (thường xuyên và định kỳ), kịp thời tu sửa và trang bị mới những dụng cụ cần thiết phục vụ cho dạy học.

Thường xuyên trưng cầu ý kiến các tổ chuyên môn, giáo viên về việc mua thêm sách tham khảo, đồ dùng, thiết bị cần thiết cho từng môn học. Đồng thời Hiệu trưởng phải tổ chức giới thiệu cho giáo viên những tài liệu và những đồ dùng dạy học có trong danh mục, trong phòng thí nghiệm, thư viện để giáo viên nghiên cứu lập kế hoạch giảng dạy.

Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học hiện có, một cách có hiệu quả đảm bảo nguyên tắc, sử dụng đúng mục đích, đúng mực, đúng cường độ. Tích cực nghiên cứu ứng dụng, đưa công nghệ thông tin và phần mềm dạy học vào giờ học. Ở trường THPT việc đưa máy tính vào nhà trường không chỉ nhằm vào việc dạy môn tin học mà còn để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ dạy các môn học khác điển hình là: Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hoá, Sử, Địa… bằng việc sử dụng “giáo án điện tử”, “ thí nghiệm mô phỏng ”… công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách căn bản phương pháp dạy, học, giúp cho quá trình dạy, học trở lên tích cực hơn, học sinh có cơ hội tìm kiếm thông tin, tư liệu giúp cho các em tự học, tự tìm hiểu kiến thức, tự kiểm tra đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tích cực. Từ đó học sinh sẽ trở thành con người sáng tạo hơn, chủ động hơn, hăng say học tập hơn.

Luôn tạo cảnh quan môi trường: “Xanh - Sạch - Đẹp” giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ của công cho học sinh.

- Tăng cường kiểm tra công tác phụ trách phòng nghiệm, phụ trách thư viện của cán bộ phụ trách. Thực tế trong những năm qua nhà trường chỉ coi trọng công tác kiểm tra đối với GV trực tiếp giảng dạy, chưa kiểm tra cán bộ làm công tác phụ trách phòng nghiệm và thư viện. Để thực hiện tốt nội dung này cần:

+ Trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể kiểm tra công tác phòng nghiệm và công tác thư viện, có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất.

+ Nội dung kiểm tra công tác phòng nghiệm và thư viện, kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác, bảo quản, sắp xếp TBDH, sách báo, tạp chí, tài liệu khác, vệ sinh phòng nghiệm, vệ sinh TBDH, ghi chép sổ mượn thiết bị, việc kiểm kê thường xuyên tài liệu, danh mục các TBDH, sách báo tài liệu, ý thức, thái độ tinh thần làm việc, thực hiện quy định giờ làm việc. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí phòng nghiệm, thư viện, khả năng hướng dẫn GV trong sử dụng thiết bị, thực hành, thí nghiệm, giới thiệu sách, tài liệu tham khảo.

+ Kết quả kiểm tra là cơ sở đánh giá trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác của cán bộ phụ trách và là căn cứ để nhà trường có kế hoạch cho đi đào tạo bồi dưỡng.

Tổ chức cho các tổ chuyên môn, các giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm, thư viện và cán bộ quản lí nhà trường, đi học tập kinh nghiệm ở các trường bạn rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng và quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Xây dựng, duy trì phát huy có hiệu quả hoạt động của phòng y tế học đường, giúp cho việc chăm sóc sức khoẻ giáo viên và học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)