Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 65)

lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Bằng các hoạt động quản lí, người Quản lí cần giúp cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội thấy được thực chất của chất lượng giáo dục ở các nhà trường trong những năm vừa qua; thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; thấy được chất lượng đó là chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của đất nước, chưa phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Vấn đề đặt ra cho giáo dục là phải nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.2.1.2.Nội dung và cách thực hiện

Để làm tốt các mục tiêu trên, người quản lí tùy theo đối tượng cần có các biện pháp cụ thể và phù hợp.

Đối với đội ngũ nhà giáo: Là lực lượng có vai trò quyết định việc bảo

đảm chất lượng giáo dục, hơn ai hết họ phải thấy được thực chất chất lượng giáo dục. Những năm qua, do còn nhiều bất cập trong giáo dục như: Chương

trình giáo dục, nội dung giáo dục, đội ngũ giáo viên với phương pháp dạy học, sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục… đã dẫn đến chất lượng giáo dục học sinh THPT còn chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước.Trước thực tế đó, ngành giáo dục đã đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lí giáo dục… Thực hiện được công việc đổi mới đó, người quyết định là đội ngũ nhà giáo. Bởi vậy, đội ngũ nhà giáo phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình để thực hiện được sự nghiệp đổi mới với đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Để làm tốt các vấn đề trên các trường cần phải:

- Tổ chức các hội thảo đánh giá chất lượng giáo dục của trường mình trong những năm qua, để thấy được những mặt nhà trường đã làm tốt; những mặt chưa làm tốt và những nguyên nhân ảnh hưởng đến những mặt đó; thấy được chất lượng giáo dục của trường mình so với các trường khác và so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong buổi hội thảo, nhà trường thông báo cho giáo viên biết số liệu cụ thể về học sinh tiếp tục học lên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

- Tổ chức học tập chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục mới. Tích cực cử giáo viên tham gia các lớp tập huần chuyên môn do sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức.

- Thống nhất việc kiểm tra đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới. - Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”....

Đối với học sinh: Cần giáo dục cho các em biết: học để ngày mai lập

nghiệp, “ học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”, Từ đó đòi hỏi mỗi học sinh cần phải có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. Để thực hiện tốt các nội dung trên cần phải:

- Vào đầu năm học tổ chức cho học sinh học tập nghiêm túc về nhiệm vụ của người học sinh THPT, những quy định cụ thể của nhà trường đối với

học sinh, dưới các hình thức sau: Tổ chức toàn trường để các lớp ký cam kết thực hiện với nhà trường; tổ chức theo từng lớp để từng học sinh ký cam kết với lớp, trường; sau đó đưa vào nội dung thi đua để đánh giá các lớp, đánh giá học sinh.

- Phối hợp với đoàn trường tổ chức các đợt thi đua học tập tốt lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm trong năm: Cụ thể là ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3…

- Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh theo phương châm “ Trung thực trong kiểm tra, công bằng trong đánh giá”

- Xây dựng nội quy học sinh để yêu cầu học sinh thực hiện. Trên mỗi lớp học đều phải có nội quy học sinh để nhắc nhở các em thực hiện thường xuyên.

Đối với cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội khác: Thông qua tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua đội ngũ giáo viên nhà trường, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương, thông qua sự truyền đạt của học sinh giúp họ thấy được thực chất chất lượng giáo dục của nhà trường, để từ đó họ có thái độ đúng đắn về chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua: Mặt đã làm được, mặt chưa làm được và để họ cùng với ngành giáo dục khắc phục những thiếu sót trong việc đánh giá chất lượng giáo dục. Muốn vậy nhà trường cần phải:

- Chấp hành tốt sự chỉ đạo của các cấp quản lí, tranh thủ sự ủng hộ để phát triển nhà trường. Thông qua các văn bản báo cáo như: Sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, kế hoạch phát triển nhà trường… để các cấp Quản lí thấy được chất lượng giáo dục, hướng phát triển của nhà trường, từ đó có những chỉ đạo sát thực hơn cho nhà trường.

- Cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các tổ chức xã hội phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường

- Với CMHS: Tổ chức chặt chẽ ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi, động viên để họ tham gia tích cực vào các

hoạt động giáo dục của nhà trường; lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh đóng góp xây dựng nhà trường; phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh trong việc xác định động cơ thái độ học tập, hướng nghiệp cho học sinh; thông qua sổ liên lạc điện tử, qua các kỳ họp hội nghị cha mẹ học sinh thường xuyên thông báo kết quả học tập rèn luyện của con em họ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)