Mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”.
Với giáo dục trung học phổ thông: Điều 27 Luật giáo dục có nêu: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” .
1.3.4. Yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
Điều 28 luật giáo dục nêu rõ. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo
dục phổ thông
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và
hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
1.4. Các nội dung chủ yếu trong quản lí quá trình dạy học ở trƣờng trung học phổ thông
Quản lí quá trình dạy học là quản lí một quá trình sư phạm đặc thù, QTDH bao gồm nhiều thành tố như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học… Quá trình này diễn ra và tác động qua lại với môi trường sư phạm trong nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội. Quản lí QTDH là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
1.4.1. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch dạy học
Quá trình dạy học được bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu dạy học trên cơ sở mục đích chung của giáo dục phổ thông. Mục tiêu dạy học là dự kiến về kết quả đạt được của quá trình dạy học, đó là căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học và để tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
Xây dựng kế hoạch dạy học chính là việc thiết kế kế hoạch dạy học cho môn học, bài học theo từng thời gian nhất định. Xây dựng kế hoạch phải dựa vào chương trình dạy học, kết quả học tập của HS cùng với điều kiện đảm bảo cho HĐDH… HT quản lí, chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường để hướng dẫn GV xác định mục tiêu đúng đắn và lựa chọn biện pháp thực hiện được mục tiêu đề ra. Để kế hoạch dạy học của GV không phải là hình thức. Nhà quản lí phải có nhiều biện pháp khác nhau để giúp GV hoàn thành kế hoạch.
dục THPT do Bộ GD&ĐT ban hành, gồm các môn bắt buộc như: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Kĩ thuật, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Thể dục... và các môn Tự chọn, các HĐNGLL. . Thời lượng được qui định rõ trong PPCT. Đây được xem là “pháp lệnh”. Nội dung chương trình giảng dạy do Bộ GD&ĐT qui định được thể hiện chủ yếu trên hai loại văn bản: PPCT và SGK. Do đó, để đảm bảo hiệu quả quản lí HĐGD, HT phải:
- Nắm vững nội dung chương trình giảng dạy.
- Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT
- Cụ thể hoá thời lượng PPCT trên thời khoá biểu của đơn vị mình.
- Phân công giảng dạy, và lên kế hoạch triển khai thực hiện chương trình.
- Trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho PHT hoặc TTCM đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc lên kế hoạch và thực hiện chương trình ở từng GV. Cụ thể là:
+ Yêu cầu GV lên kế hoạch dạy học cho bộ môn mà họ phụ trách.
Kế hoạch này phải có sự trao đổi và thống nhất ở tổ bộ môn để đảm bảo sự đồng bộ trong nội dung và thời lượng giảng dạy, không cắt xén nội dung chương trình.
+ HT, PHT các TTCM phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình giảng dạy hàng tuần, hàng tháng qua các phương tiện hỗ trợ như: giáo án, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ dự giờ, lịch kiểm tra, bài kiểm tra chất lượng học tập của HS.
Việc xây dựng kế hoạch của giáo viên và tổ chuyên môn là một việc làm tất yếu. Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của từng bộ môn, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp QL và tình hình cụ thể của nhà trường mà mỗi giáo viên và tổ trưởng chuyên môn phải đề ra kế hoạch phù hợp.
Hiệu trưởng phải là người hướng dẫn giáo viên qui trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết xác định mục tiêu đúng đắn và tìm ra các biện pháp để thực hiện mục tiêu đó.
* Nội dung yêu cầu kế hoạch đối với cá nhân:
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch: các chỉ thị, nhiệm vụ năm học, hướng dẫn giảng dạy bộ môn, định mức chỉ tiêu được giao, tình hình điều tra chất lượng học sinh, các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học.
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động. Đề ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu và điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học bộ môn, kinh phí dành cho các hoạt động, kế hoạch cụ thể từng chương, từng bài, từng tháng, từng tuần. Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
* Nội dung kế hoạch đối với tổ chuyên môn:
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của cả tổ. - Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học mới, kế hoạch của nhà trường, đặc điểm tình hình của nhà trường, những thuận lợi, khó khăn của nhà trường, tổ bộ môn.
- Lập kế hoạch công tác từng tháng, học kỳ và cả năm. Xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu. Nêu các biện pháp thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp như: cơ sở vật chất, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy.
Để đảm bảo chất lượng dạy học, mỗi cá nhân và tổ chuyên môn cần thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đồng thời cán bộ Quản lí nhà trường cần theo dõi, kiểm tra đôn đốc sát sao, tạo điều kiện tốt nhất cho họ đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
1.4.2. Quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học
Quá trình dạy học có chương trình, nội dung gồm nhiều môn học. Ở trường THPT gồm các môn bắt buộc như: Văn, Toán , Lý, Hóa ... và các môn tự chon, các HĐGDNGLL...
Chương trình dạy học ở trường THPT là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, là căn cứ pháp lý để Bộ, Sở Giáo dục tiến hành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để người cán bộ quản lí theo yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra cho từng cấp học. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm quản lí đội ngũ giáo viên thực hiện đúng yêu cầu của chương trình dạy học. Khi quản lí giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng môn học, không “giảm nhẹ” cũng không “nâng cao”, “mở rộng” hơn so với yêu cầu chương trình.
- Coi trọng tất cả các môn học, bảo đảm phân phối chương trình: số tiết học, số bài học và trình tự thực hiện với những qui định về ôn tập, kiểm tra, thi cử …
1.4.3. Quản lí đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học của giáo viên
Đặc trưng lao động sư phạm của người giáo viên là dạy chữ, dạy người chủ yếu bằng nhân cách của bản thân mình. Dạy học, nhìn từ góc độ tâm lý học, là sự tác động của nhân cách đến nhân cách. Giáo viên không chỉ là người giảng dạy mà còn là người thúc đẩy việc học tập của HS. Vì vậy trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, bản lĩnh chính trị và phẩm chất người “thầy” có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Giáo viên là lực lượng quyết định sự thành công của qúa trình dạy học. Ví vậy nhà quản lí phải biết cách quản lí để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Quản lí giáo viên tức là người quản lí lên kế hoach để quản lí giáo viên thực hiện chương trình dạy học. Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà
nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Người quản lí cần cho giáo viên nghiên cứu nắm vững chương trình môn học mà mình phụ trách. Đồng thời cũng tìm hiểu, nghiên cứu chương trình các môn có liên quan để có thể thiết lập mối quan hệ liên môn trong quá trình dạy học. Qua đó, giúp học sinh dễ dàng có bức tranh chung về thế giới và cho các em có quan điểm phức hợp hệ thống cũng như có tư duy linh hoạt mềm dẻo khi học các môn học.
Dạy học là chức trách quan trọng nhất của người GV, trong đó, lên lớp là hình thức dạy học cơ bản nhất, là đặc trưng nghề nghiệp của họ. Dạy học trên lớp thực sự là một quá trình. Nhìn một cách biện chứng, quá trình này, một mặt, xét dưới dạng tĩnh, được tạo nên bởi các thành tố cấu trúc như mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học…và bao trùm là yếu tố tổ chức quản lí chất lượng cả quá trình… các thành tố đó kết hợp chặt chẽ và quan hệ hữu cơ với nhau, thẩm thấu nhau trong mọi hoạt động của người dạy và người học; mặt khác, nhìn theo chiều vận động tuyến tính, quá trình đó được phân giải thành các khâu, các”công đoạn” theo thời gian như soạn bài – lên lớp – chấm bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh – rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học… Người GV khi tiến hành mỗi quá trình cần và phải biết quản lí và tổ chức quá trình đó theo một lịch trình nghiêm túc, hợp lý và hiệu quả.
Tiếp cận các chức năng và phương pháp quản lí chất lượng theo ISO 9000 và TQM và vận dụng phân tích quá trình dạy học ta thấy:
- Khâu soạn bài thực chất là sự hoạch định các yếu tố đầu vào (plan input) của quá trình dạy học trên lớp.
- Khâu lên lớp bao gồm các hoạt động nối nhau liên tiếp của thày và trò theo bản thiết kế đã hoạch định từ công đoạn trước tương ứng với công đoạn thực hiện quá trình (Do process).
- Khâu cuối cùng là kiểm soát các yếu tố đầu ra của quá trình dạy học, bao gồm: kiểm tra(Check), đánh giá (evaluate) chất lượng học tập của học sinh, rút kinh nghiệm, cải tiến (improve/make better) cho quá trình sau đó thực hiện được tốt hơn.
Ba khâu của quá trình ấy có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động và các nguồn lực (học liệu, thiết bị dạy học, môi trường dạy học…). Để quản lí được quá trình ấy, để thực sự làm chủ nó, đòi hỏi người CBQL và GV phải có khả năng kiểm soát được nó ngay từ bước chuẩn bị đầu tiên tới bước cuối cùng.
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các phó hiệu trưởng xây dựng các công cụ để quản lí theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên thông qua các loại hồ sơ: Lịch báo giảng của giáo viên, sổ đầu bài của các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối học kỳ, sổ dự giờ thăm lớp... Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình.
Hiệu trưởng quản lí công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên : hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Đối với giờ lên lớp, vai trò của hiệu trưởng là gián tiếp, nói như vậy hoàn toàn không phải là hiệu trưởng không thể tác động có hiệu quả đến giờ lên lớp, hiệu trưởng một mặt phải có những biện pháp tạo khả năng điều kiện cho giáo viên lên lớp có hiệu quả, mặt khác hiệu trưởng cùng với những người giúp việc phải tìm mọi biện pháp tác động trực tiếp đến giờ lên lớp của giáo viên. Đó là tư tưởng chỉ đạo hành động quản lí giờ lên lớp của hiệu trưởng.
Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài của giáo viên thông qua việc ký duyệt giáo án hàng tuần trước khi giáo viên bước lên lớp giảng dạy. Hiệu trưởng quản lí giờ dạy trên lớp của giáo viên : thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giáo viên và thông tin phản hồi của học sinh trong học tập. Vì vậy để quản lí giờ dạy của giáo viên trên lớp đạt hiệu quả, hiệu trưởng tổ chức công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên cùng với các lực lượng chuyên môn khác trong nhà trường tham gia với nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức các hội thi giờ dạy tốt, nhằm quản lí được chất lượng dạy học trên lớp của giáo viên.
Hiệu trưởng quản lí việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng.
1.4.4. Quản lí học sinh và hoạt động học tập của học sinh
Dạy học là quá trình hoạt động tương tác giữa hai chủ thể giáo viên và học sinh. Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy còn học sinh có nhiệm vụ học tập. Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của học