Phân tích vai trò của các nguồn lực đối với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 53)

II. Tỷ phần đóng góp trong tốc độ NSLĐ chung của nền KTQD

2.2. Phân tích vai trò của các nguồn lực đối với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

Theo tính toán của Goldman sachs (GS) [6, tr 10], ta có thể nhận thấy: sự tăng trưởng TFP chính là nguồn lực chính cho sự tăng trưởng sản lượng quốc nội GDP của Việt Nam kể từ khi đổi mới.

Để đơn giản hóa, GS sử dụng hàm sản xuất theo Cobb-Douglas, tức là

Ln(A)= ln(Y)-αln(K)- (1-α)ln(L) với α=0,4 (chính là tỉ lệ vốn và nhân lực giả định của nền kinh tế Việt Nam).

Như vậy, trong hơn 20 năm đổi mới thì sự tăng trưởng của Việt Nam được chèo lái bởi TFP, chứ không phải quá trình tích luỹ tư bản, đặc biệt càng không phải do số lượng nhân lực đến tuổi lao động. Trong suốt 20 năm từ 1986 đến 2006, TFP đóng góp đến hơn 40% vào sự tăng trưởng của GDP của Việt Nam [6, tr12].

47

Bảng 2.9: Các nhân tố tăng trƣởng của Việt Nam qua các thời kỳ

Giai đoạn Tăng trƣởng bình quân Bình quân đóng góp cho tăng trƣởng Bình quân tỷ lệ đóng góp cho tăng trƣởng GDP A A K L A(%) K(%) L(%) 1986- 2006 6,85 3,05 3,10 2,30 1,45 45 31 24 1986- 1991 4,68 2,83 2,85 0,17 1,65 60 3 37 1992- 1996 8,90 5,10 5,19 2,39 1,32 58 27 15 1997- 1999 6,23 1,87 1,91 3,31 1,01 26 56 18 2000- 2006 7,50 2,27 2,33 3,63 1,55 31 48 21 2007- 2020 8,07 2,99 3,06 3,63 1,38 38 45 17

Nguồn: Goldman sachs

Để có thể dự đoán cho giai đoạn 2007 -2020, (GS) đã dựa trên 3 giả thiết cơ bản [6, tr 18]:

- Tích lũy tư bản: GS dự đoán tăng trưởng tổng tư bản sẽ ổn định như mức hiện tại đến năm 2010 trước khi giảm dần đều đến 2020 và đảm bảo mức đầu tư về tỷ lệ trên GDP ổn định từ 38% đến 41 %.

- Nhân lực: GS sử dụng dự đoán dân số của Liên Hợp Quốc để dự kiến số dân trong tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi), giả thiết có sự ổn định về tỷ lệ thất nghiệp. -Tăng trưởng TFP: Giả sử sự tăng trưởng TFP sẽ còn cao hơn nữa do kết quả của tiến trình công nghệ, tích lũy vốn con người, sự gia nhập WTO và thành quả của quá trình cải tổ không ngừng nghỉ.

48

2.2.1.Tác động của Khoa học &Công Nghệ đối với Tăng trưởng kinh tế

Để phục vụ việc đánh giá, phân tích tác động của KH &CN đối với tăng trưởng kinh tế trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, cần có số liệu về các chỉ tiêu thống kê cần thiết. Cuộc điều tra thống kê thu thập số liệu và khai thác thông tin ở 34 tỉnh /thành phố trong cả nước thuộc phạm vi đề tài khoa học “Nghiên cứu đánh giá tác động của KH &CN đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam” của Tổng cục Thống kê có áp dụng phương pháp tương quan hồi quy để đánh giá tác động của KH &CN đối với tăng trưởng kinh tế [15, tr 12]. Theo các phương pháp này, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế được xác định là các chỉ tiêu kết quả vì chúng chịu sự tác động của KH &CN, còn các chỉ tiêu về công nghệ được xác định là các chỉ tiêu nguyên nhân vì chúng là các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Các chỉ tiêu đặc trưng cho tăng trưởng kinh tế gồm: Tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng GDP; GDP theo giá thực tế bình quân đầu người; tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với giá trị sản xuất; tỷ lệ thu ngân sách so với GDP.

Các chỉ tiêu đặc trưng về năng lực công nghệ gồm: Các chỉ tiêu đổi mới công nghệ; các chỉ tiêu về chuyển giao công nghệ và các chỉ tiêu công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là các chỉ tiêu đặc trưng cho chu trình công nghệ từ sáng tạo, sử dụng, cho đến phổ biến và lan truyền công nghệ. Cũng như các chỉ tiêu kinh tế, để áp dụng công cụ phân tích một cách thuận tiện, từng chỉ tiêu riêng biệt về công nghệ cần được chuyển thành các chỉ số tương ứng, sau đó tổng hợp lại thành 3 chỉ số thành phần tương ứng với 3 nhóm chỉ tiêu: Chỉ số đổi mới công nghệ, chỉ số chuyển giao công nghệ và chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông.

Quá trình phân tích tác động của KH &CN đối với phát triển kinh tế được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Phân tích tác động của các yếu tố công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế Bước 2: Phân tích tác động của năng lực công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế

49

Sử dụng kết quả tính toán của GS Tăng Văn Khiên trong đề tài Phương pháp tính tốc độ tăng trưởng TFP theo cách tiếp cận thống kê, ta thấy rằng quan hệ giữa các chỉ tiêu đặc trưng cho năng lực công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế của 34 tỉnh /thành phố trong cả nước (số liệu tính bình quân 5 năm: 2004-2008): Cả 3 nhân tố đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, công nghệ thông tin đều quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế. Trong số các chỉ tiêu thành phần đặc trưng cho năng lực công nghệ, chỉ tiêu về chuyển giao công nghệ (nhập công nghệ) và trình độ công nghệ thông tin và truyền thông (phổ biến công nghệ) có quan hệ chặt chẽ hơn và ảnh hưởng mạnh hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với chỉ tiêu đổi mới sáng tạo công nghệ. Điều này hoàn toàn phù hợp với công thức tính bình quân các chỉ số công nghệ thành phần của WEF khi coi yếu tố chuyển giao công nghệ (nhập công nghệ) và trình độ công nghệ thông tin và truyền thông (phổ biến công nghệ) quan trọng hơn chỉ tiêu đổi mới, sáng tạo công nghệ đối với các nước đang phát triển (tương ứng là 3 lần và 4 lần).

Trên góc độ phân tích thống kê, có thể kết luận: Năng lực công nghệ có ảnh hưởng khá rõ nét đến tăng trưởng kinh tế, tức là khi năng lực công nghệ càng được nâng cao thì kết quả tăng trưởng kinh tế cũng sẽ đạt kết quả càng tốt và các mối quan hệ này tương đối chặt chẽ. Cụ thể là: Cứ tăng lên 1% về chỉ số năng lực công nghệ thì sẽ tăng thêm được 1,2298% về chỉ số phát triển kinh tế và sự phát triển kinh tế có thể giải thích liên quan đến yếu tố năng lực công nghệ là 73,52%.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)