Phân tích năng suất lao động chung toàn nền kinh tế giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 36)

Từ số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, ta tính được mức năng suất lao động của năm 2005 đạt 19,62 triệu đồng. Nếu tính theo giá cố định (giá năm 1994) và nghiên cứu biến động của năng suất lao động ta thấy trong thời gian từ 2001 đến 2005,năng suất lao động chung toàn nền kinh tế quốc dân của Việt Nam liên tục tăng lên và tăng với xu thế cao dần. Xu thế này cũng tiếp diễn từ năm 2006 đến 2008. Con số tăng trung bình từ 2006 đến 2008 là 5,27%, cụ thể như sau:

Biểu 2.1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội từ 2001 đến 2008

01 1 2 3 4 5 6 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng NSLĐ Nguồn: Tổng cục thống kê

So sánh mức năng suất lao động tính theo USD và tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng % năm 2008 của Việt Nam với một số nước trên thế giới, ta có kết quả như sau:

30

Bảng 2.2: Mức năng suất và tốc độ tăng năng suất lao động của một số nƣớc và lãnh thổ trên thế giới năm 2008

Tên nƣớc và lãnh thổ Mức năng suất lao động Tốc độ tăng NSLĐ Mức NSLĐ (USD) Thứ tự Tốc độ (%) Thứ tự Mỹ 77.346 1 1,8 12 Nhật 77.061 2 1,9 10 Irland 62.936 3 1,0 15 Hồng Kông 60.299 4 5,0 4 Pháp 57.677 5 1,4 14 Phần Lan 55.698 6 0,1 18 Singapore 52.426 7 1,9 10 Anh 51.882 8 0,9 16 Đức 50.789 9 0,9 16 Canada 49.308 10 1,6 13 Australia 45.545 11 -1,0 20 Đài Loan 35.856 12 2,7 8 Hàn Quốc 27.907 13 2,6 9 Malaysia 11.300 14 3,0 6 Thái Lan 4.305 15 3,0 6 Philipin 2.807 16 -0,8 19 Trung Quốc 2.272 17 7,1 1 Indonesia 1.952 18 4,4 5 Ấn Độ 1.242 19 6,6 2 Việt Nam 1.237 20 5,53 3

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của UNDP năm 2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất lao động của Việt Nam đạt ở mức thấp xấp xỉ năng suất lao động của Ấn Độ và đứng cuối cùng trong số 20 nước được chọn để so sánh. Nếu so với năng suất lao động của Mỹ (nước có năng suất

31

lao động cao nhất trong bảng), thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ mới bằng 1,6%.

Nếu tách riêng 6 nước trong khối ASEAN có trong bảng trên gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipin, Indonesia và Việt Nam thì Singapore dẫn đầu và Việt Nam tất nhiên ở vị trí cuối. Năng suất lao động năm 2008 của Việt Nam so với Singapore là 3,45%, so với Malaysia là 11,23%, so với Thái Lan là 35,12%, so với Philipin là 52,21% và so với Indonesia là 72,61%. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng năng suất lao động thì trong số những nước này Việt Nam có tốc độ tăng cao (5,53%, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ) trong khi đó 4 nước còn lại chỉ tăng từ 1,9% đến 4,4%. Riêng Philipin, năng suất lao động năm 2008 giảm 1,2% và Australia giảm 1,8%.

Như vậy, có thể nói, năng suất lao động của Việt Nam còn quá thấp so với năng suất lao động của các nước khác. Điều đó có thể giải thích về trình độ kỹ thuật, công nghệ của ta còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo, công tác quản lý còn một số hạn chế, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét theo xu thế biến động từ năm 2001 - 2008 thì năng suất lao động chung của Việt Nam liên tục tăng lên và có mức tăng khá (từ 4,25% đến 5,53%). Mức bình quân 5 năm (từ 2001 đến 2005) là 4,81%, bình quân 3 năm từ 2006 đến 2008 là 5,27%. Những năm gần đây, Việt Nam đã chú ý đầu tư vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế... là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 36)