Các nguồn tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 31)

2.1.1.Vốn đầu tư

Đầu tư phát triển xã hội tăng cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất. Nhìn chung, vốn đầu tư đóng vai trò chủ yếu và ngày càng tăng trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng mạnh qua các năm: từ 17.6% năm 1991 lên 34.2% năm 2000 và 38.7% năm 2005. Từ 1998 đến tháng 9 năm 2004, Việt Nam đã thu hút được 51 tỷ USD vốn đăng ký từ FDI, 26 tỷ USD vốn thực hiện. Với một nước khan hiếm vốn, lại chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực (khiến cho vốn đầu tư nước ngoài giảm và phục hồi chậm chạp), đây là kết quả của việc tích cực huy động một lượng vốn lớn đưa vào đầu tư. Điều này chứng tỏ tiềm lực kinh tế nước ta đã tăng lên và đó là cơ sở đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bảng 2.1: Tỷ lệ vốn đầu tƣ so với GDP của Việt Nam, 1991-2008

Đơn vị: %

Năm Tỷ lệ vốn đầu tƣ trên GDP Năm Tỷ lệ vốn đầu tƣ trên GDP

1991 17.56 2001 35.42 1992 22.38 2002 37.16 1993 30.07 2003 37.76 1994 30.41 2004 38.45 1995 31.65 2005 38.67 1996 32.13 2006 39.15 1997 34.55 2007 39.40 1998 32.45 2008 42.17 1999 32.80 2009 (E) 35.00 2000 34.20 Nguồn: Tổng cục thống kê

25

Mặc dù vậy, dường như nền kinh tế Việt Nam vẫn luôn khát vốn. Vốn thiếu xét trên cả ba nguồn. Nguồn vốn nhà nước tuy chiếm tỷ trọng cao (năm 2008 vẫn còn chiếm tới 56.1%), nhưng tỷ trọng đã giảm dần, do chi từ nguồn ngân sách nhà nước phụ thuộc vào thu ngân sách, trong khi thu ngân sách vẫn chưa đủ chi, mức bội chi vẫn còn trên dưới 5% so với GDP; do nguồn vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng nhà nước còn thấp và do nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước quy mô còn nhỏ, tăng chậm.

Nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước tuy đã tăng khá, nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn thấp; chủ trương xã hội hóa đã được đưa ra từ lâu, nhưng việc thực hiện còn chậm, người dân vẫn có thói quen gửi tiền tiết kiệm hay đầu tư vào vàng, USD, vào bất động sản, mà việc đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh vẫn chưa gia tăng mạnh [6, tr 3]. Thực tế cho thấy vẫn có một lượng vốn nhàn rỗi không nhỏ nằm dưới trạng thái “chết” trong xã hội, chỉ tính phần GDP tiết kiệm nhưng không được chuyển thành đầu tư, hàng năm có tới 30-40 nghìn tỷ đồng (5-7% GDP) rơi vào trạng thái vốn chết. Đó là chưa tính số vốn người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về, khoảng 2,5-3 tỷ USD/năm, chưa được huy động đầu tư một cách tích cực và 15-20% của quỹ tích lũy chưa được huy động vào đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy đã có dấu hiệu khởi sắc khi lượng vốn đăng ký và bổ sung năm 2008 đã đạt 6,85 tỷ USD, cao nhất tính từ năm 1998, nhưng quy mô vẫn còn thấp hơn mức 9,74 tỷ USD của năm 1996. Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội còn thấp và có xu hướng giảm dần.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)