Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 46)

II. Tỷ phần đóng góp trong tốc độ NSLĐ chung của nền KTQD

2.1.3.Khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là yếu tố có vai trò ngày càng to lớn trong tăng trưởng kinh tế. Nếu quá trình tăng tích luỹ vốn, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất được coi là quá trình tái sản xuất theo chiều rộng thì phát triển khoa học công nghệ lại được gọi là quá trình tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Khoa học công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp đến sản xuất, là nhân tố tăng năng suất lao động, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm; đó cũng là yếu tố tạo đà tăng trưởng cho mọi quốc gia.

Theo WEF (World Economic Forum), chỉ số cạnh tranh của Việt Nam năm 2008 giảm 17 bậc, xếp thứ 77 trong số 104 quốc gia được xem xét.[18, tr 7]. Cùng với đánh giá của tổ chức này, những kết quả nghiên cứu trong nước cũng đã chỉ ra, KH&CN nước nhà đã có nhiều đóng góp để tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, về mặt này KH&CN nước ta có những hạn chế và còn nhiều tiềm năng có thể khai thác để đi vào hội nhập.

Đến nay chưa có số liệu chính thức về đóng góp của KH&CN cho tăng trưởng kinh tế, song theo những kết quả nghiên cứu về đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GDP từ 2004 đến 2008 thì khả năng này hàng năm đã đóng góp vào từ 23,4% đến 34,9%. Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và đầu tư R&D trên lao động gần đây, các nhà nghiên cứu cho biết, thu nhập quốc dân đầu người gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ đầu tư. So với Thái Lan và Trung Quốc, đầu tư R&D cho một lao động ở nước ta thấp thua nhiều lần, điều này cho thấy nước ta còn có thể nâng cao năng suất lao động xã hội nếu tăng được nguồn vốn và sử dụng hiệu quả hơn vốn đầu tư R&D.

Trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để tăng cường đầu tư cho KH&CN. Chi cho KH&CN từ ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm trên 23% trong giai đoạn 1995-2008. Từ năm 2005 đến nay, đầu tư tài chính cho KH&CN luôn đảm bảo ở mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước, đạt đến 4.270 tỷ

40

đồng trong năm 2008. Tuy nhiên, xét cả về số lượng tuyệt đối và tương đối, đầu tư cho R&D ở nước ta còn thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực. Theo tiêu chí chi R&D tính trên 1 đầu cán bộ nghiên cứu thì Việt Nam thấp hơn 4 lần Thái Lan, 7 lần Trung Quốc, 8 lần Malaixia và 26 lần so với Xingapo. Đáng quan tâm là tỷ trọng chi R&D của khu vực tư nhân so với tổng chi R&D vào năm 2008 của nước ta còn thấp, mới đạt khoảng 19%, trong khi ở Trung Quốc là 45%, Malaixia là 60% và Nhật Bản là trên 72% (trung bình, các doanh nghiệp Việt Nam mới đầu tư cho R&D chừng 0,03% doanh thu, tỷ lệ này ở các nước công nghiệp là khoảng 3%).

Theo nhiều nghiên cứu quốc tế thì năng lực nghiên cứu cơ bản của Việt Nam không phải thấp, khả năng tư duy và trí thông minh của thế hệ trẻ Việt Nam được thế giới ghi nhận. Song nhìn chung, khả năng nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ ở nước ta vẫn còn trong dạng tiềm năng. Kỹ năng làm việc theo nhóm của các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học chưa cao đã hạn chế việc phối kết hợp và thừa kế các kết quả nghiên cứu đạt được, thậm chí còn lãng phí do việc tiến hành trùng lắp. Trình độ công nghệ trong nước chưa đóng góp được nhiều trong chiếm lĩnh thị trường và xuất khẩu của doanh nghiệp. Do chưa chú trọng đúng mức đến việc biến các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm có giá trị thương mại, mặt khác, việc công bố và đăng ký các kết quả nghiên cứu tạo ra chưa thường xuyên nên phát huy ảnh hưởng của nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. So với khu vực, số lượng bằng phát minh sáng chế tính trên đầu người nước ta bằng 9% Trung Quốc, 1% so với Xingapo. Trên lĩnh vực công nghệ, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu sử dụng công nghệ cao ở nước ta quá thấp, mới đạt chừng 8,2%, trong khi Malaixia đã đạt 67%, Thái Lan là 39% và Philipin cũng đạt 33%. Thực tế này cũng phản ánh năng lực cạnh tranh yếu của các mặt hàng xuất khẩu nước ta trong tiến trình hội nhập. Nhìn tổng thể, năng lực công nghệ nước nhà còn ở trình độ thấp, lạc hậu 3 đến 4 thế hệ (từ 50 đến 100 năm) so với những nước công nghiệp phát triển và còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực. Theo những tiêu chí xếp loại

41

thể hiện ở chỉ số công nghệ, đổi mới công nghệ, thông tin viễn thông và chuyển giao công nghệ; tổ chức WEF năm 2008 xếp nước ta ở bậc 92 trong số 104 nước về công nghệ thấp thua Thái Lan 49 bậc, chỉ số đổi mới xếp thứ 79, dưới Thái Lan 42 bậc, thông tin viễn thông ở hàng 86 dưới Thái Lan 31 bậc; thứ hạng cao nhất đạt được là chuyển giao công nghệ xếp được xếp hạng thứ 66 nhưng còn thấp thua Thái Lan tới 62 bậc.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 46)