Với số dân trên 80 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55%, thì nguồn nhân lực là lợi thế phát triển quan trọng của nước ta hiện nay. Số lao động đang làm việc hàng năm vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tuy nhiên, lợi thế này không được sử dụng hết, thậm chí đang bị lãng phí nghiêm
26
trọng, bởi đến đầu năm 2009, có tới 5,3% lao động ở thành thị thất nghiệp và 19,4% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng. Những tỷ lệ này vẫn còn đang tiếp tục lớn hơn cho đến thời điểm hiện nay (tháng 9 năm 2009) do cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho hàng loạt các doanh nghiệp lớn nhỏ bị phá sản kéo theo hệ quả tất yếu là người lao động bị mất việc làm. Theo ước tính, số thất thoát thời gian lao động trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn [8, tr 27- 32]. Trong số này, có không ít lao động trẻ, có sức khỏe và không ít lao động đã qua đào tạo, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa có việc làm hoặc làm không đúng nghề còn lớn, lãng phí rất nhiều chi phí đào tạo. Có thể nhận thấy rằng, nguồn lao động lớn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả đang trở thành vấn đề đáng báo động đe dọa sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh vai trò của lao động nước ta từ năm 1995 đến 2007 cho thấy, năm 1995, cả nước có 33 triệu lao động làm việc với năng suất lao động (theo giá năm 1994) đạt bình quân 5,9 triệu đồng/người; đến năm 2000, lao động làm việc tăng 11% (36,7 triệu), năng suất lao động tăng 26% (7,46 triệu/người). Vào năm 2008, lực lượng lao động làm việc có 62,3 triệu người (tăng 35% so với 1995), năng suất lao động đạt 8,55 triệu đồng/người (tăng 45%) và tổng sản phẩm quốc nội tăng được 85% (đạt trên 361.524 tỷ đồng). Tuy nhiên, năng suất lao động được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho số lượng lao động (L). Vì vậy, sự gia tăng của GDP không chỉ do số lượng lao động quyết định mà chủ yếu là phụ thuộc vào năng suất lao động của nền kinh tế.
Mặc dù tốc độ tăng năng suất lao động nước ta không thấp, song trình độ năng suất lao động ở nước ta so với các nước trong khu vực đang có khoảng cách quá xa. Theo số liệu Ngân hàng phát triển châu Á công bố năm 2008, năng suất lao động bình quân năm 2008 ở Việt Nam đạt 638 USD, bằng 37% của Philipin, 16% Thái Lan, 2% của Đài loan và 1% so với Singapore. Điều này cho thấy, tiềm năng về nguồn lực con người ở nước ta có dư địa để tăng năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế đất nước.
27
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), dân số trong độ tuổi lao động nước ta năm 2008 là 54 triệu người; dự báo đến năm 2010 lên trên 57 triệu (chiếm 64,7% dân số cả nước) và vào năm 2020 lên khoảng 62,2 triệu. Với nguồn cung cấp lao động dồi dào, nước ta có thể tránh được tình trạng thiếu lao động của những nước phát triển. Mặt khác, với những lợi thế cơ bản của lực lượng lao động trẻ (trên 50%), trình độ học vấn không thấp (bình quân có từ 9,5 đến 9,7 năm đi học); nếu có chiến lược xây dựng, nuôi dưỡng và khai thác hợp lý, thế hệ lao động trẻ nước nhà có thể phát triển nhanh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nguồn lao động của Việt Nam là nguồn nhân lực có cơ hội vàng, đây là tiềm năng to lớn có thể khai thác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng nhanh năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm đáng kể lực lượng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ở các ngành nghề đem lại giá trị gia tăng cao.