Khuyến khích nghiên cứu và triển kha

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 96)

- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;

3.3.2.7. Khuyến khích nghiên cứu và triển kha

Phần lớn sự tăng trưởng về mức sống bắt nguồn từ tiến bộ công nghệ vốn là kết quả của quá trình nghiên cứu và triển khai. Sau một thời gian, tri thức trở thành hàng hóa công cộng, nghĩa là chúng ta có thể cùng sử dụng nó mà không làm giảm phúc lợi của người khác. Chính phủ có thể khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và triển khai thông qua tài trợ, ưu đãi về thuế và cấp bằng sáng chế khẳng định quyền sở hữu và đảm bảo sự ổn định chính trị cũng là một cách để khuyến khích.

90

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất quyết định phúc lợi kinh tế của người dân mỗi quốc gia và con đường tăng trưởng kinh tế từ lâu đã trở thành một trong những câu hỏi trung tâm của kinh tế học. Nói đến tăng trưởng người ta không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba thành tố : kinh tế, xã hội và môi trường. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững...

Luận văn đã góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam qua các thời kỳ, vận dụng Mô hình tăng trưởng Tân Cổ Điển, thường được gọi là mô hình tăng trưởng SoLow để phân tích các tác động của các nhân tố đó đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở thu thập một số lượng rất lớn các số liệu thực tế, vận dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow, tác giả đã chứng minh lý thuyết tăng trưởng của Solow vẫn còn nguyên giá trị đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Từ đó gợi ý các nhóm giải pháp thiết thực giúp Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tốt tương ứng với tiềm lực nền kinh tế, tạo đà phát triển kinh tế quốc gia trong dài hạn. Đó là: nguồn biến động tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân lao động (hay thu nhập bình quân đầu người) trong mô hình này là tốc độ tăng hiệu quả lao động được xác định là biến Ngoại Sinh. Hiệu quả của lao động không phải gì khác mà chính là đại diện cho tất cả các nhân tố tác động tới sản lượng ngoại trừ vốn và lao động. Theo phương pháp hạch toán tăng trưởng do Solow khởi xướng, nó được gọi với cái tên là Tổng Năng Suất Nhân Tố (TFP) hay Số Dư Solow. Như vậy, vấn đề sống còn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tăng năng suất và hiệu quả lao động đồng thời phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ trong sản xuất.

91

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)