- Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiều năm gần đây;
3.2.2.2. Đầu tư cho công nghệ
Đầu tư cho công nghệ cũng là một hướng quan trọng. Năng suất các nhân tố tổng hợp TFP phụ thuộc vào quản trị, công nghệ và nguồn nhân lực. Quản trị khó đo đếm, lao động của Việt Nam còn phải đào tạo thêm, trong khi cải tiến công nghệ là điều Việt Nam có thể làm ngay.
Năm 1997, khi khủng hoảng châu Á nổ ra, đồng won bị mất giá và cả đất nước Hàn Quốc chìm trong một bầu không khí ảm đạm. Thế nhưng, người Hàn Quốc quyết liệt thay đổi công nghệ, chỉ trong 1-2 năm đã tạo nên một bộ mặt mới. Seoul năm 2001đã có một bộ mặt hoàn toàn mới về công nghệ và quản trị. Đó cũng là bí quyết để nước này nhảy vào được nhóm nước OECD và là nước phát triển nhờ
77
đầu tư cho công nghệ. Khẩu hiệu của Hàn Quốc là phải sở hữu công nghệ hàng đầu châu Á.
Từ bài học Hàn Quốc, với Việt Nam, trong thời kỳ khủng hoảng, chúng ta cần tranh thủ đổi mới công nghệ. Quan điểm chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Thủ tướng cũng nhằm vào điều này: phát triển theo chiều sâu, đi vào khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có ý kiến quan ngại điều này đi ngược lại với ưu tiên tăng việc làm. Với nhiều năm làm việc và theo dõi trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tôi có thể khẳng định không phải công nghệ nào cũng mâu thuẫn với việc làm.
Trên thế giới tồn tại hai loại công nghệ: công nghệ tự động làm giảm việc làm và công nghệ tạo ra được việc làm mới, ví dụ trong lĩnh vực dệt may, công nghệ mới thay đổi một chút sẽ tạo thêm nhiều việc làm chen vào quy trình sản xuất. Điện tử cũng là ngành công nghệ cao đòi hỏi nhiều việc làm, nhưng là những người lao động thủ công có trình độ cao.
Trong lúc này, các ngân hàng cần rót tiền để Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ gắn với việc nâng cao trình độ lao động của người công nhân.
Nhân cơ hội giá thế giới giảm mà đầu tư, không nhất thiết phải trông chờ vào FDI, đặc biệt là cố gắng tạo sự thay đổi trong thị trường nhập khẩu. Hiện nay, chúng ta phụ thuộc quá lớn vào việc nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc.
Đương nhiên, quy trình nhập công nghệ cần phải được thẩm định cẩn thận. Hiện nay, chúng ta mới chỉ thẩm định xem công nghệ đó có ảnh hưởng môi trường mà cũng chưa làm tốt, nhưng đến lúc chúng ta cần tăng cường thẩm định để đảm bảo công nghệ đó là tiên tiến, phù hợp trình độ sản xuất của Việt Nam và hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.
78
Trên thế giới, vòng đời của công nghệ chỉ tầm 5-6 năm. Trong khi đó, vòng đời công nghệ của Việt Nam vẫn khoảng 15 năm. Việt Nam cần nhanh giảm vòng đời xuống, nếu không, bao giờ Việt Nam mới CNH, HĐH được. Trong thừa hưởng công nghệ cũ của thế giới, chúng ta cần tiến dần tới đỉnh cao công nghệ. Trong quá trình nhập công nghệ, cần tính toán xem công nghệ nào cần nhập trước, công nghệ nào nhập sau, và tránh sự tác động và chi phối của lợi ích nhóm, lợi ích trước mắt và rơi vào khu vực rác thải công nghệ lạc hậu. Doanh nghiệp tự thay đổi là quan trọng nhất đồng thời nhà nước đầu tư để thay đổi, nhất là về cơ cấu. Nếu không, GDP trước mắt có thể cao nhưng không cạnh tranh, không thể phát triển lâu dài, bền vững.