Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 80)

Vì vậy có thể kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình của các thang hội chứng CBCL-V trên nhóm bệnh nhân so với điểm trung bình của các thang hội chứng CBCL-V trên nhóm cộng đồng. Và thang đo CBCL-V có độ hiệu lực phân biệt khi cho ra một giá trị cao hơn khi đo ở nhóm bệnh nhân – nhóm có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn so với nhóm cộng đồng trẻ em Việt Nam.

3.4. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân bệnh nhân

Những kết quả thu đƣợc ở trên đã khẳng định đƣợc rằng CBCL phiên bản Việt Nam có độ hiệu lực cao khi đánh giá trên nhóm bệnh nhân. Những số liệu thu đƣợc trên nhóm bệnh nhân rất hữu ích trong việc xây dựng điểm ranh giới chuẩn cho nhóm mẫu chuẩn. Để tính toán độ nhạy của điểm ranh giới CBCL-V, ngƣời nghiên cứu tiến hành thống kê số trẻ thuộc nhóm bệnh nhân có điểm trung bình bằng và cao hơn điểm ranh giới trong nhóm cộng đồng (trong một nghiên cứu sắp đƣợc công bố và đƣợc sự đồng ý của tác giả cho phép sử dụng số liệu đó trong đề tài này), sau đó dùng phép toán phân tích ROC để tính độ nhạy của thang CBCL-V bằng cách so sánh với điểm ranh giới của thang đo SDQ đã đƣợc chứng minh và công nhận trên toàn thế giới [54]. Nếu kết quả cho độ nhạy từ 0,85 trở lên, điểm ranh giới có độ chính xác cao và công cụ có khả năng phân biệt trẻ có vấn đề hoặc không có vấn đề.

Nếu độ nhạy rơi vào khoảng 0,6 đến 0,84 là độ nhạy thuộc mức trung bình và kết quả thấp hơn sẽ cho độ nhạy yếu.

Điểm ranh giới của CBCL-V trên nhóm cộng đồng đƣợc phân biệt theo nhóm tuổi và giới tính. Vì vậy chúng tôi có các số liệu sau.

3.4.1. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 6-11 tuổi trẻ nam 6-11 tuổi

Bảng 3.11. Bảng phân biệt trẻ có vấn đề của CBCL-V trên trẻ nam 6-11 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ

SDQ ranh giới nam 6-11

tuổi Tổng (n) Bình thƣờng Bất thƣờng CBCL-V ranh giới nam 6-11 tuổi Bình thƣờng 15 2 17 Bất thƣờng 4 28 32 Tổng (n) 19 30 49

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy ở nhóm trẻ nam từ 6 đến 11 tuổi, số lƣợng trẻ có điểm số thấp hơn điểm ranh giới ở cả hai thang đo CBCL-V và SDQ là 15 trẻ. Số lƣợng trẻ có điểm số ở SDQ là bình thƣờng còn bất thƣờng ở CBCL-V đƣợc báo cáo là 4 trƣờng hợp; số lƣợng báo cáo bất thƣờng ở SDQ nhƣng bình thƣờng ở CBCL-V là 2 trƣờng hợp; và số lƣợng trẻ có điểm trung bình cao hơn điểm ranh giới ở cả CBCL-V và SDQ là 28 trẻ.

Biểu đồ 3.5: Đường ROC cho CBCL-V của nhóm trẻ nam 6-11 tuổi Bảng 3.12: Độ nhạy của CBCL-V trên nhóm trẻ nam 6-11 tuổi

Test Result Variable(s):cbclcutoffnam1

Khoảng nhạy Độ lệch chuẩn Sig. b Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 0,768 0,73 0,000 0,625 0,911

Độ nhạy của CBCL-V khi phân biệt đƣợc nhóm bất thƣờng so với điểm ranh giới của thang đo SDQ là 0,768, tƣơng đƣơng với mức độ trung bình trong thống kê.

3.4.2. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 12-16 tuổi trẻ nam 12-16 tuổi

Bảng 3.13. Bảng phân biệt trẻ có vấn đề của CBCL-V trên trẻ nam 12-16 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ

SDQ ranh giới nam 12-16 tuổi

Tổng (n) Bình thƣờng Bất thƣờng CBCL-V ranh giới nam 12-16 tuổi Bình thƣờng 12 3 15 Bất thƣờng 10 26 36 Tổng (n) 22 29 51

Ở nhóm trẻ nam từ 12 đến 16 tuổi, số trẻ có điểm trung bình thấp hơn mức điểm ranh giới ở cả thang đo CBCL-V và thang đo SDQ là 12 trẻ; số lƣợng trẻ bình thƣờng ở SDQ nhƣng bất thƣờng ở CBCL-V là 10; số trẻ bình thƣờng ở CBCL-V nhƣng bất thƣờng ở SDQ là 3 trẻ, và số lƣợng trẻ có điểm trung bình ở cả thang đo CBCL-V và SDQ đều cao hơn điểm ranh giới là 26 em.

Kết quả thu đƣợc sau khi phân tích bằng phép toán ROC:

Bảng 3.14: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 12-16 tuổi

Test Result Variable(s):cbclcutoffnam2

Khoảng nhạy

Độ lệch

chuẩn Sig.b Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

0,721 0,76 0,007 0,572 0,870

Độ nhạy của CBCL-V trong phân biệt trẻ bất thƣờng so với điểm ranh giới chuẩn của SDQ chỉ đạt ở mức là 0,721 đây là con số chỉ báo ở mức trung bình trong thống kê.

3.4.3. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi trẻ nữ 6-11 tuổi

Bảng 3.15. Bảng phân biệt trẻ nữ 6-11 tuổi có vấn đề từ điểm ranh giới của CBCL-V với điểm ranh giới chuẩn của SDQ

SDQ ranh giới nữ 6-11 tuổi

Tổng (n) Bình thƣờng Bất thƣờng CBCL ranh giới nữ 6-11 tuổi Bình thƣờng 4 0 4 Bất thƣờng 4 12 16 Tổng (n) 8 12 20

Nhìn bảng số liệu chúng ta thấy số lƣợng trẻ em là nữ từ 6-11 tuổi là 20 em, trong đó số trẻ có điểm số dƣới ngƣỡng ranh giới của cả hai thang đo là 4; không có trẻ nào đƣợc báo cáo là có điểm số trung bình bình thƣờng ở CBCL- V mà bất thƣờng ở SDQ; số trẻ có điểm trung bình bình thƣờng ở SDQ và bất thƣờng ở CBCL-V là 4; và số trẻ em có điểm trung bình cao hơn điểm ranh giới ở cả hai thang đo là 12.

Sau khi tiến hành phân tích bằng phép toán ROC, ngƣời nghiên cứu thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Biểu đồ 3.7: Đường ROC của nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi

Bảng 3.16: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi

Test Result Variable(s):cbclcutoffnu1

Khoảng nhạy

Độ lệch

chuẩn Sig.b Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

0,750 0,124 0,064 0,507 0,993

Nhìn bảng thống kê chúng ta thấy độ nhạy đƣợc báo cáo là 0,75, cũng ở mức trung bình tƣơng tự nhƣ khi so sánh với nhóm trẻ nam 6-11 tuổi (0,768).

3.4.4. Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 12-16 tuổi

Bảng 3.17: Bảng phân biệt trẻ nữ 12-16 tuổi bất thường từ điểm ranh giới của CBCL-V với điểm ranh giới chuẩn của SDQ

SDQ ranh giới nữ 12-16 tuổi

Tổng (n) Bình thƣờng Bất thƣờng CBCL ranh giới nữ 12-16 tuổi Bình thƣờng 10 2 12 Bất thƣờng 9 28 37 Tổng (n) 19 30 49

Số liệu bảng 3.17 cho thấy có 10 trẻ nữ nhóm tuổi 12-16 đều có điểm trung bình thấp hơn điểm ranh giới của cả CBCL-V và SDQ. Số trẻ có điểm trung bình cao hơn mức ranh giới của CBCL-V nhƣng lại thấp hơn mức ranh giới của SDQ đƣợc báo cáo là 9 em; ngƣợc lại số trẻ trong nhóm có điểm số thấp hơn mức ranh giới của CBCL-V nhƣng lại cao hơn mức ranh giới của SDQ đƣợc báo cáo 2 trƣờng hợp; trong khi số trẻ có điểm trung bình cao hơn điểm ranh giới của cả hai thang đo CBCL-V và SDQ là 28 em.

Biểu đồ 3.8: Đường ROC của nhóm trẻ nữ 12-16 tuổi

Bảng 3.18: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 12-16 tuổi

Test Result Variable(s):cbclcutoffnu2

Khoảng nhạy

Độ lệch

chuẩn Sig.b Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

0,730 0,080 0,007 0,573 0,886

Bảng số liệu trên cũng cho thấy độ nhạy của CBCL-V trong xác định trẻ bất thƣờng của nhóm trẻ nữ 12-16 là 0,73, ở mức trung bình và tƣơng đồng với các số liệu ở trên.

Nhƣ vậy có thể nói rằng, dù đƣợc xác định một cách cụ thể và phân biệt giữa giới tính, giữa nhóm tuổi trên nhóm trẻ tham gia nghiên cứu, điểm ranh giới của CBCL-V vẫn báo cáo độ nhạy giao động từ 0,73 đến 0,768 – một mức độ trung bình so với điểm ranh giới đƣợc công nhận chuẩn trên toàn thế giới của CBCL.

Nhƣ vậy, có một sự chênh lệch giữa điểm ranh giới tính theo công thức truyền thống (bằng mean * 1,5 – 2 SD) trên nhóm cộng đồng [3] với giá trị điểm trung bình trên nhóm bệnh nhân đƣợc báo cáo trong đề tài này.

Vì vậy, kết quả này có thể là một nguồn tham khảo để xác định điểm ranh giới chuẩn cho CBCL-V trên nhóm trẻ em Việt Nam.

Kết luận chƣơng 3

Qua phân tích thống kê, kết quả thu đƣợc là độ tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu đều ở mức cao từ trên 0,6 đến 0,9, từ đó có thể khẳng định các thang đo sử dụng trong nghiên cứu đều có độ tin cậy rất cao.

Thang đo CBCL-V có độ hiệu lực đồng thời khi có tƣơng quan ở mức trung bình đến mạnh (r = 0,52 đến r = 0,73) có ý nghĩa thống kê khi so sánh với một thang đo đã đƣợc chứng minh có độ tin cậy và độ hiệu lực cao là SDQ.

Thang đo CBCL-V có độ hiệu lực phân biệt khi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt điểm trung bình khi so sánh giữa điểm trung bình của nhóm bệnh nhân với điểm trung bình của nhóm chuẩn trẻ em Việt Nam và điểm trung bình của nhóm trẻ vị thành niên miền Bắc Việt Nam.

Khi phân tích điểm trung bình của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với điểm ranh giới của nhóm cộng đồng so với một thang đo đƣợc đánh giá là có “tiêu chuẩn vàng” trong sàng lọc là SDQ, số liệu thu đƣợc phản ánh độ nhạy thấp (tập trung khoảng 0,7) ở mức trung bình so với tiêu chuẩn chung trên thế giới (độ nhạy từ 0.8 trở lên), từ đó đặt ra câu hỏi cho tính chính xác của điểm ranh giới của CBCL-V trên nhóm chuẩn trẻ em Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Sức khỏe tâm thần và các vấn đề sức khỏe tâm thần ngày nay đã và đang đƣợc nhìn nhận đúng hơn. Các biện pháp nhằm tăng độ chính xác trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần đang đƣợc tiến hành và ngày càng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Một trong những biện pháp làm tăng độ chính xác trong đánh giá và chẩn đoán phục vụ cho việc điều trị và can thiệp sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần là có những công cụ sàng lọc và đánh giá tốt. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, những công cụ sàng lọc tốt và đã đƣợc chuẩn hóa và có đủ độ tin cậy và hiệu lực để phục vụ cho công tác này còn quá ít, dẫn đến việc sử dụng các công cụ đo lƣờng, đánh giá sai mục đích, sai đối tƣợng.

1.2. Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL là một công cụ đã đƣợc chứng minh tại nhiều nƣớc trên thế giới về độ tin cậy và độ hiệu lực để đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ đo lƣờng tốt nhất các vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt ở trẻ em. Năm 2013, CBCL-V đã đƣợc đƣa vào Việt Nam và đƣợc chuẩn hóa trên mẫu cộng đồng trẻ em Việt Nam, tuy nhiên chƣa có mẫu nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân để đối chiếu và so sánh. Với số liệu thu thập đƣợc từ các cơ sở khám và điều trị các rối loạn về sức khỏe tâm thần uy tín trong cả nƣớc là Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hƣơng, Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, ngƣời nghiên cứu tiến hành đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi CBCL – phiên bản Việt Nam trên nhóm bệnh nhân.

1.3. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo CBCL phiên bản Việt Nam có độ tin cậy cao (từ 0,6 đến 0,9).

1.4. Khi tính tƣơng quan giữa điểm trung bình của các thang hội chứng của CBCL-V với các thang hội chứng của SDQ – một thang đo khác sàng lọc và

đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần đã đƣợc chứng minh về độ tin cậy và độ hiệu lực tại rất nhiều nƣớc trên thế giới, ngƣời nghiên cứu thu đƣợc kết quả tƣơng quan từ mức trung bình đến mạnh (r = 0,519 đến r = 0,732) có ý nghĩa thống kê với p <0,01, ngƣời nghiên cứu xác định đƣợc độ hiệu lực đồng thời của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam và khẳng định CBCL-V có độ hiệu lực đồng thời trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề SKTT. Khi so sánh với một nghiên cứu khác tại Đức, kết quả cũng cho giá trị tƣơng đƣơng.

1.5. So sánh điểm trung bình của CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với điểm trung bình của CBCL-V trên nhóm cộng đồng, kết quả báo cáo có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị của thang đo tổng cũng nhƣ của các thang hội chứng khi so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân và cộng đồng (p<0,001). Và khi so sánh với điểm trung bình tổng cũng nhƣ các thang hội chứng trong một nghiên cứu khác trên nhóm trẻ vị thành niên miền Bắc, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Vậy có thể kết luận thang đo CBCL-V phiên bản Việt Nam có độ hiệu lực phân biệt trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề SKTT.

1.6. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khi đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới của thang đo CBCL-V với điểm ranh giới của thang đo SDQ theo nhóm tuổi, giới tính, ngƣời nghiên cứu phát hiện độ nhạy đƣợc báo cáo ở mức trung bình (0,7). Điều này cho thấy điểm ranh giới của CBCL-V nếu chỉ dựa vào số liệu trên nhóm cộng đồng sẽ không có độ nhạy cao trong việc sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần. Và kết quả nghiên cứu này về CBCL-V trên nhóm bệnh nhân có thể là một nguồn tham khảo hữu ích cho việc xây dựng điểm ranh giới chuẩn của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ em Việt Nam.

1.7. Hạn chế của nghiên cứu

- Mặc dù địa bàn nghiên cứu là ba bệnh viện lớn, gồm 2 bệnh viện trung ƣơng đón bệnh nhân của cả nƣớc đến khám và điều trị và một bệnh viện trực thuộc Sở y tế Hà Nội, tuy nhiên do tính chất vùng miền thì lƣợng bệnh nhân chủ yếu đến khám có địa bàn cƣ trú thuộc các tỉnh thành phía Bắc và miền Trung. Số lƣợng bệnh nhân đến từ miền Nam rất ít hoặc hầu nhƣ không có cũng làm hạn chế tính đại diện vùng miền của nghiên cứu.

- Nghiên cứu tập trung vào Bảng kiểm hành vi CBCL-V và thang đo SDQ đều do cha mẹ báo cáo, nên thiếu nguồn thông tin đối chiếu từ những nguồn khác nhƣ trẻ tự báo cáo hoặc giáo viên báo cáo. Ngoài ra, bệnh nhân đƣợc bác sỹ khám và giới thiệu tham gia nghiên cứu và điền bộ công cụ trƣớc khi đƣợc chẩn đoán và điều trị nên nghiên cứu thiếu nguồn thông tin là chẩn đoán của bác sỹ, cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về độ hiệu lực.

2. Khuyến nghị

2.1. Nên có những nghiên cứu đánh giá nhiều dạng độ hiệu lực hơn nữa của thang đo CBCL – phiên bản tiếng Việt nhằm khẳng định khả năng sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em ở Việt Nam của CBCL-V. 2.2. Dựa vào số liệu nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân, nên có những nghiên cứu tiếp theo để đƣa ra điểm ranh giới chính xác của thang đo CBCL-V cho nhóm trẻ em Việt Nam.

2.3. Nên có nhiều nghiên cứu hơn nữa về chuẩn hóa cũng nhƣ kiểm định độ hiệu lực, độ tin cậy của các bộ công cụ, thang đo khác nhau sử dụng trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần, để các bộ công cụ thực

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)