Công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 49)

Các công cụ đƣợc sử dụng trong đề tài này gồm 02 Bảng hỏi chính và 01 Phiếu thông tin bệnh nhân

2.1.5.1. Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL:

Thang đánh giá CBCL dành cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi (CBCL/6-18) là một phiên bản của CBCL/4-18 (Achenbach, 1991; Achenbach & Edelbrock, 1983). Thang này do cha mẹ, ngƣời đại diện cho cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ trong gia đình thực hiện. Công cụ này đƣợc thiết kế để ngƣời trả lời có khả năng đọc ít nhất tƣơng đƣơng với học sinh lớp 5 tự hoàn thành. Nếu là ngƣời đại diện cho cha mẹ, ngƣời chăm sóc hoặc các thành viên khác trong gia đình thì những ngƣời này phải có thời gian tiếp xúc tối thiểu với trẻ là sáu tháng [15-16].

Phần đầu tiên của CBCL là thông tin về nhân khẩu của trẻ và mối quan hệ của trẻ với ngƣời trả lời. Những thông tin về nghề nghiệp của cha mẹ có thể cung cấp thông tin về tình trạng kinh tế của cha mẹ trẻ. Ở các trang tiếp theo là các yêu cầu đánh giá về cảm xúc, hành vi và vấn đề xã hội của trẻ. Có một vài mệnh đề yêu cầu ngƣời trả lời mô tả giải thích thêm vấn đề của trẻ bằng ngôn ngữ của họ. Mệnh đề 113 ở trang cuối cùng yêu cầu ngƣời trả lời mô tả bất kỳ vấn đề nào khác chƣa đƣợc đề cập đến ở trên [17].

CBCL là bảng hỏi gồm 112 item, mô tả các biểu hiện hành vi và cảm xúc cụ thể, ví dụ nhƣ “độc ác với động vật”, “nghịch lửa”, “quá lo lắng hay sợ hãi”, “có những suy nghĩ mà ngƣời khác không có”… Bảng hỏi đƣợc phân thành 9 nhóm hội chứng trong đó 8 nhóm hội chứng đƣợc đƣợc xác định có các vấn đề kết hợp. Đó là các nhóm hội chứng Lo âu/trầm cảm (gồm 12 item là các item hay khóc, sợ đi học, sợ đồ vật, tình huống, sợ làm điều xấu, muốn hoàn hảo, sợ không đƣợc yêu, nghĩ mình vô dụng, bồn chồn, quá sợ, có lỗi, ngƣợng nghịu, nói tự tử và lo lắng), Thu mình/trầm cảm (gồm 8 item là các item ít hứng thú, thích một mình, không nói, ít cởi mở, nhút nhát, thiếu sinh lực, buồn, thu mình), Than phiền cơ thể (gồm 11 item là các item chóng mặt, quá mệt, đau bụng, đau đầu, đau cơ thể, vấn đề mắt, vấn đề da, buồn nôn, nôn mửa), Vấn đề xã hội (gồm 11 item là các item phụ thuộc, cô đơn, không hòa nhập, ghen tị, nghĩ bị hại, bị thƣơng, bị trêu, không đƣợc thích, vụng về, chơi bạn nhỏ, khó nói), Vấn đề tƣ duy (gồm 12 item là các item nghĩ không dứt, tự bị thƣơng, nghe âm thanh lạ, giật cơ, rứt da, lặp lại, nhìn vật lạ, giữ đồ, hành vi lạ, ý nghĩ lạ), Vấn đề chú ý (gồm 9 item là các item hành động trẻ con, bỏ dở, khó tập trung, không yên, lẫn lộn, mơ màng, bộc phát, học kém, dễ phân tán), Phá bỏ quy tắc (gồm 15 item là các item không nhận lỗi, phạm quy, chơi bạn hƣ, gian lận, chơi bạn lớn tuổi, lấy cắp, chửi bậy, nghĩ tình dục, hút thuốc, trốn học, dùng chất gây nghiện) và Hành vi hung tính (gồm 18 item là các item cãi cọ, độc ác, đòi hỏi, phá đồ của mình, phá đồ ngƣời khác, bƣớng trên

lớp, đánh nhau, tấn công, la hét, bƣớng bỉnh, cảm xúc thay đổi, đa nghi, trêu chọc, nóng tính, hăm dọa, ồn ào). Mỗi mục sẽ đƣợc đánh giá dựa trên 3 mức độ theo thang Likert bao gồm: 0 = không đúng; 1 = đôi khi đúng; 2 = rất đúng hoặc hoàn toàn đúng. Tính điểm dựa trên tổng điểm của 118 mục trả lời và tổng điểm của từng nhóm hội chứng [18].

Năm 2009, Đặng Hoàng Minh và cộng sự đƣợc sự đồng ý của tác giả Achenbach, đã thích nghi bộ công cụ CBCL và sử dụng trong một nghiên cứu về trẻ em. Năm 2013, Đặng Hoàng Minh và Trung tâm Thông tin hƣớng Nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng tâm lý chính thức có bản quyền chuẩn hóa bộ công cụ ASEBA của Achenbach trong đó có CBCL để sử dụng rộng rãi tại Việt Nam nhƣ là một bộ công cụ hữu ích nhất trong việc đánh giá và sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên Việt Nam.

2.1.5.2. Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn SDQ-25

Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn là một công cụ sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em đƣợc thích nghi ra nhiều thứ tiếng và đƣợc sử dụng phổ biến trên hơn 40 nƣớc thế giới (Goodman và cộng sự, 1999) [35]. Bảng hỏi đƣợc chứng minh có thuộc tính tâm trắc tốt, sàng lọc tốt các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em nhƣ trong một số nghiên cứu sau: nghiên cứu của Peter năm 2003 [48], nghiên cứu của Brigit và cộng sự năm 2003 [27] trên nhóm mẫu ở Hà Lan, nghiên cứu của Betty và cộng sự năm 2008 [25] hay nghiên cứu của Stephanie năm 2011 [54]…

Tại Việt Nam, SDQ-25 đƣợc Trần Tuấn dịch sang tiếng Việt và sử dụng năm 2006 trong khuôn khổ dự án về sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam [13] và Đặng Hoàng Minh thích nghi và sử dụng trong khuôn khổ đề tài “Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ” năm 2013 [6].

Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn (Strengths and Difficulties Questionaire – SDQ) dành cho trẻ em từ 4 đến 16 tuổi và có ba phiên bản: do trẻ tự thuật (11-16 tuổi), cha mẹ hoặc ngƣời chăm sóc báo cáo và do giáo viên báo cáo (4-16 tuổi). Bảng hỏi SDQ gồm 25 item bao gồm 10 item về điểm mạnh, 14 item về điểm yếu và 1 item trung lập. Mỗi item có 3 mức độ trả lời tƣơng ứng với 0 = hoàn toàn không đúng; 1 = đúng một phần và 2 = hoàn toàn đúng. Bảng hỏi đƣợc chia thành 5 thang hội chứng, mỗi thang 5 câu gồm có các vấn đề sau: Tăng động giảm chú ý (gọi tắt là tăng động), Vấn đề tình cảm, Vấn đề hành vi, Vấn đề bạn bè và Vấn đề Xã hội tích cực. Trừ thang Vấn đề Xã hội tích cực là thang theo chiều dƣơng tính, các thang còn lại (theo chiều âm tính – khó khăn) đều đƣợc cộng chung thành điểm tổng những Khó khăn [34]. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ sử dụng phiên bản do cha mẹ và ngƣời chăm sóc báo cáo.

Cả hai bộ công cụ nêu trên đều có những bằng chứng thực chứng về việc có đủ độ tin cậy và độ hiệu lực trong việc đánh giá các vấn đề cảm xúc và hành vi ở trẻ em và vị thành niên và thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng đồng thời để kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực. Ví dụ nhƣ nghiên cứu của Goodman và cộng sự năm 1999 [35], nghiên cứu của Klasen (2000) [40], nghiên cứu của Andreas và cộng sự (2004) [21,23], (2007) [22], nghiên cứu của Erin (2007) [33], nghiên cứu của Achenbach và cộng sự (2008) [20], hay nghiên cứu của Ehsan (2009) tại Pakistan [32]. Nhƣ vậy việc sử dụng bộ công cụ SDQ để kiểm định độ hiệu lực của CBCL phiên bản tiếng Việt trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này là phù hợp với xu hƣớng nghiên cứu chung của thế giới.

Ngoài hai công cụ chính sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi còn sử dụng “Phiếu thông tin bệnh nhân” bao gồm phần đầu là giới thiệu về mục đích tham gia nghiên cứu và thỏa thuận của cha hoặc mẹ hoặc

ngƣời chăm sóc của trẻ tự nguyện tham gia nghiên cứu, và phần sau là một số thông tin liên quan đến tình trạng của trẻ nhƣ tuổi, giới tính, lớp học…cũng nhƣ liên quan đến tình trạng của ngƣời cung cấp thông tin nhƣ: ngƣời điền phiếu, nơi sinh sống, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, trình độ học vấn cũng nhƣ nghề nghiệp của cha mẹ cũng nhƣ số điện thoại có thể liên lạc đƣợc với ngƣời cung cấp thông tin v.v… nhằm mục đích có thêm thông tin bổ sung.

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)