Quy trình thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 53)

Để thu thập đƣợc số liệu phục vụ đề tài, ngƣời nghiên cứu đã tổ chức thực hiện quy trình thu thập số liệu theo các bƣớc cụ thể sau:

- Bƣớc 1: Ngƣời nghiên cứu xin giấy giới thiệu của trƣờng, đến từng đơn vị trong địa bàn nghiên cứu trình bày về đề tài.

- Bƣớc 2: sau khi đƣợc sự đồng ý của đơn vị trên địa bàn nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu tiếp cận với các bác sỹ chuyên khoa tâm thần cũng nhƣ các cán bộ tâm lý làm việc tại phòng khám và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần nhằm mục đích giới thiệu về đề tài, về đối tƣợng phù hợp tham gia nghiên cứu.

- Bƣớc 3: Khi trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi phù hợp nghiên cứu đƣợc cha, mẹ hoặc ngƣời chăm sóc đƣa đến khám tại các địa bàn nghiên cứu, các bác sỹ và các cán bộ tâm lý giới thiệu với họ về đề tài nghiên cứu. Nếu các đối tƣợng đó đồng ý tham gia nghiên cứu, các bác sỹ sẽ chuyển đối tƣợng đến tiếp cận ngƣời nghiên cứu.

- Bƣớc 4: Ngƣời nghiên cứu giới thiệu lại với đối tƣợng phù hợp tham gia nghiên cứu về đề tài nghiên cứu, hƣớng dẫn cách điền thông tin vào phiếu thông tin bệnh nhân, đọc kỹ thỏa thuận tham gia nghiên cứu và hƣớng dẫn đối tƣợng điền phiếu bảng hỏi CBCL-V và SDQ.

2.2.2. Mẫu nghiên cứu thu thập được trên thực tế

Sau thời gian 06 tháng thu thập dữ liệu, ngƣời nghiên cứu thu đƣợc tổng 208 khách thể nghiên cứu thỏa mãn yêu cầu nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là trẻ em và vị thành niên tuổi từ 6 đến 16 tuổi, thông tin đƣợc cung cấp từ cha, mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ. Số lƣợng khách thể nghiên cứu theo từng bệnh viện nhƣ sau: Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai: 70 phiếu; Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng: 66 phiếu và Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung ƣơng: 72 phiếu. Nhƣ vậy, sự phân bố số lƣợng khách thể tại các địa điểm nghiên cứu khác nhau là khá đồng đều.

Các đặc điểm cụ thể của khách thể nghiên cứu nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1: Phân bố mẫu theo địa điểm nghiên cứu

Dựa trên biểu đồ có thể thấy rằng sự chênh lệch giữa số lƣợng khách thể nghiên cứu theo các địa điểm nghiên cứu là không nhiều, với tỷ lệ khá là đồng đều (từ 31, 7% đến 34,6%).

Về giới tính, mẫu nghiên cứu thu thập số liệu ngẫu nhiên trên tổng số khách thể đồng ý tham gia nghiên cứu và đã thu đƣợc tỷ lệ về giới tính nhƣ sau:

Biểu đồ 2.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính.

Số lƣợng trẻ em và vị thành niên có giới tính nam đến khám và điều trị tại các cơ sở điều trị uy tín tại Hà Nội trong thời gian nghiên cứu là 66,8%, cao gấp 2 lần số khách thể có giới tính nữ. Điều này tƣơng đồng với nhiều nghiên cứu khác về CBCL và SDQ trên nhóm bệnh nhân trẻ em và vị thành niên [13, 38].

Độ tuổi của trẻ em và vị thành niên là khách thể tham gia nghiên cứu đƣợc lấy từ 6 tuổi 0 tháng đến 16 tuổi 11 tháng. Lứa tuổi này là thống nhất trong việc so sánh với các nghiên cứu về CBCL, SDQ trƣớc đó cũng nhƣ so sánh trên nhóm chuẩn của Việt Nam [6]. Độ tuổi của khách thể nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:

Biểu đồ 2.3: Hàm phân phối tuổi của khách thể nghiên cứu

Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta có thể thấy hàm phân phối tuổi của khách thể nghiên cứu bao gồm trẻ từ 6 đến 16 tuổi, phân phối không đồng đều với độ tuổi trung bình là 11,28, độ lệch chuẩn là 3,52. Chúng ta có thể nhận thấy qua biểu đồ số lƣợng trẻ 6 tuổi và 14, 15 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao so với các lứa tuổi khác. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, tuổi bắt đầu đi học, chuyển từ giai đoạn mẫu giáo sang tiểu học, trẻ bộc lộ nhiều vấn đề hơn nên nhiều cha mẹ đƣa con đến khám tại các cơ sở chuyên khoa. Điều này là phù hợp vì thời điểm nghiên cứu trùng với thời điểm trẻ bắt đầu năm học mới nên có thể sẽ bộc lộ nhiều vấn đề khi phải tuân thủ theo những quy chuẩn mới. Tƣơng tự nhƣ vậy, độ tuổi 15, 16 cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong hàm phân bố tuổi, trong đó độ tuổi 16 có tỷ lệ nhiều nhất, phù hợp với các vấn đề nhƣ tuổi dậy thì, tính độc lập và xu hƣớng hƣớng ngoại, quan hệ bạn bè của trẻ… có thể là các vấn đề gây ra sự không an tâm ở cha mẹ.

Biểu đồ 2.4: Mức độ phân bố tuổi của khách thể

Từ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy độ tuổi 16 chiếm tỷ lệ cao nhất (14,9%). Tiếp theo là độ tuổi 6 và 15, cùng chiếm 12 %, tiếp đó là các độ tuổi 7 và 11 (9,6%) và các độ tuổi 8 (8,2%), 13 tuổi (7,2%), 10 tuổi (6,7%), 9 tuổi (5,8 %) và 12 tuổi (4,8%).

Ngƣời nghiên cứu đã phân chia tuổi của khách thể nghiên cứu thành 2 nhóm tuổi theo 2 cấp học, đó là nhóm trẻ em (hay nhóm cấp tiểu học) từ 6 đến 11 tuổi và nhóm vị thành niên (hay nhóm cấp trung học cơ sở) từ 12 đến 16 tuổi. Đây là hai nhóm tuổi có sự khác biệt tƣơng đối rõ ràng về tâm sinh lý, tình cảm cũng nhƣ nhận thức [4] nên việc chia tuổi của khách thể nghiên cứu thành hai nhóm tuổi nhƣ trên giúp nhóm nghiên cứu phân tích so sánh các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên đƣợc rõ ràng hơn. Cụ thể nhƣ biểu đồ dƣới đây:

Biểu đồ 2.5: Mô tả nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu.

Từ biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng không có sự chênh lệch quá lớn giữa 2 nhóm tuổi tham gia nghiên cứu. Nhóm tuổi cấp tiểu học từ 6 đến 11 tuổi chiếm 51,9% tổng số lƣợng khách thể tham gia nghiên cứu, nhiều hơn không đáng kể số lƣợng khách thể là trẻ vị thành niên tham gia nghiên cứu (48,1%).

Để cụ thể hơn nữa về sự phân bố lứa tuổi và giới tính theo các địa điểm nghiên cứu, để có một cái nhìn tổng quát hơn về khách thể nghiên cứu, chúng ta sẽ xem xét trên một bảng tổng hợp gồm có địa điểm nghiên cứu, giới tính và độ tuổi nhƣ sau:

Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo Địa điểm *Giới tính* Nhóm tuổi

STT Địa điểm nghiên cứu Giới tính Nhóm tuổi Tổng (n (%)) Nam (n (%)) Nữ (n (%)) 6-11 tuổi (n (%)) 12-16 tuổi (n (%)) 1 BV Bạch Mai 47 (67,1) 23 (32,9) 43 (61,4) 27 (38,6) 70 (100,0) 2 BV Mai Hƣơng 42 (63,6) 24 (36,4) 33 (50,0) 33 (50,0) 66 (100,0) 3 BV Nhi Trung Ƣơng 50 (69,4) 22 (30,6) 32 (44,4) 40 (55,6) 72 (100,0)

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tỷ lệ phân bố giới tính theo các bệnh viện là khá tƣơng đồng. Tỷ lệ khách thể nghiên cứu là nam đến khám và điều trị tại các bệnh viện nghiên cứu lớn hơn rất nhiều, thậm chí là cao gấp 2 lần tỷ lệ khách thể nghiên cứu là nữ. Tuy nhiên số lƣợng trẻ nam và nữ đến khám và điều trị là hoàn toàn ngẫu nhiên qua quá trình thu thập đƣợc trên thực tế.

Về nhóm tuổi, có một sự khác biệt giữa các nhóm tuổi đến khám và điều trị tại các bệnh viện nghiên cứu. Ở Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ trẻ em trong nhóm tuổi từ 6 đến 11 tuổi đến khám và điều trị trong thời điểm nghiên cứu(61,4%) cao hơn số trẻ vị thành niên đến khám và điều trị tại cùng thời điểm (38,6%); ở Bệnh viện Mai Hƣơng tỷ lệ này là bằng nhau và ở Bệnh viện Nhi Trung ƣơng tỷ lệ này là 44,4% trẻ em nhóm tuổi và 55,6% ở nhóm trẻ vị thành niên. Điều này không đại diện cho tỷ lệ chung trên thực tế vì tỷ lệ này chỉ là ngẫu nhiên mang tính thời điểm cũng nhƣ tùy thuộc vào sự tự nguyện tham gia nghiên cứu của khách thể.

Tuy địa bàn nghiên cứu là tại các bệnh viện chuyên ngành tại Hà Nội, nhƣng khách thể có địa bàn sinh sống phân bổ tƣơng đối đồng đều giữa nông thôn và thành thị. Cụ thể nhƣ sau:

Do nhóm nghiên cứu phân chia nơi sống của khách thể nghiên cứu là từ đô thị loại 3 trở lên đã đƣợc tính là sống tại thành thị, còn lại đƣợc tính là sống tại nông thôn, nên chúng ta có thể thấy qua biểu đồ, tỷ lệ nơi sống của mẫu nghiên cứu khá là đông đều giữa nông thôn và thành thị.

Vấn đề trẻ sống cùng ai đƣợc mô tả cụ thể trong biểu đồ dƣới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.7: Người sống cùng trẻ trong gia đình.

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy là phần lớn trẻ tham gia nghiên cứu đều sống trong môi trƣờng có cả bố và mẹ (bố mẹ sống chung) với tỷ lệ là 88%. 9,6 % số trẻ sống trong gia đình thiếu vắng hoặc bố hoặc mẹ. Có một số lý do các khách thể nghiên cứu đã liệt kê bao gồm cha mẹ ly hôn, ly thân sống nơi khác, cha hoặc mẹ đã mất hoặc đi nƣớc ngoài… Ngoài ra còn một tỷ lệ nhỏ trẻ không đƣợc sống cùng bố mẹ thậm chí là hoặc bố hoặc mẹ, đó là các trƣờng hợp bố mẹ ly hôn lập gia đình khác, hoặc cha mẹ trẻ đi làm xa, dài hạn, khiến trẻ phải sống cùng ông bà hoặc họ hàng. Còn một phần nhỏ trong trƣờng hợp này là trẻ đến từ các cơ sở chăm sóc tình thƣơng, làng trẻ mồ côi và các chùa chiền.

Biểu đồ 2.8: Tình trạng hôn nhân bố mẹ của khách thể nghiên cứu

Qua biểu đồ 2.8 chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ cha mẹ trẻ đang có tình trạng hôn nhân và sống chung chiếm hầu hết tỷ lệ tham gia nghiên cứu (89,4%). Tình trạng ly thân hoặc ly hôn chiếm 5,8% và một tỷ lệ nhỏ khác bao gồm cha mẹ mất hoặc trẻ mồ côi chiếm 4,8% trong tổng số 208 khách thể nghiên cứu. Số liệu khá là tƣơng đồng với tỷ lệ trẻ em sống chung với cha mẹ, phản ánh tính nhất quán của thông tin thu đƣợc.

Về đặc điểm trình độ học vấn của cha mẹ khách thể nghiên cứu, chúng tôi thu đƣợc thông tin nhƣ sau:

Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng, tỷ lệ cha mẹ trẻ em tham gia nghiên cứu đã tốt nghiệp phổ thông chiếm 34,2% đối với bố và 30,9% đối với mẹ, chiếm khoảng 1/3 số lƣợng cha mẹ tham gia điền phiếu trả lời. Trong khi đó, số lƣợng cha mẹ trẻ tham gia điều tra chƣa hoàn thành chƣơng trình học phổ thông chiếm tỷ lệ khoảng ¼ tổng số cha mẹ tham gia nghiên cứu (24,8% đối với bố và 27,5% đối với mẹ). Còn số cha mẹ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đƣơng khoảng 1/3 tổng số cha mẹ tham gia nghiên cứu (32,7% đối với cha và 32,4% đối với mẹ). Còn lại một tỷ lệ nhỏ là trình độ học vấn trung cấp và trình độ học vấn cao trên đại học, cùng chiếm một tỷ lệ tƣơng đối nhỏ.

Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu đã đƣợc thực hiện theo một quy trình đủ độ tin cậy, có tổ chức, đi từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập cơ sở lý thuyết xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài đến vấn đề thu thập số liệu thông qua hai bảng hỏi để xác lập các vấn đề sức khỏe tâm thần trên nhóm bệnh nhân trẻ em và vị thành niên.

Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phƣơng pháp từ phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi đến phƣơng pháp phân tích thống kê toán học. Các phƣơng pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu, cho phép những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học, đủ cơ sở cho những kết quả của nghiên cứu này mang tính khách quan và đạt độ tin cậy cao.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả sơ lƣợc về giá trị các thang đo

Trƣớc khi đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam, ngƣời nghiên cứu tiến hành mô tả một số giá trị của các thang đo đƣợc sử dụng trong đề tài nhƣ sau:

3.1.1. Mô tả các giá trị của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

3.1.1.1. Điểm số trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân

Điểm trung bình của nhóm trẻ từ 6 đến 16 tuổi đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa đƣợc mô tả qua biểu đồ dƣới đây:

Bảng 3.1: Giá trị trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân Số trƣờng hợp (n) Điểm trung bình (mean) Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 208 61,41 25,38 11 126

Tổng điểm thô của thang cha mẹ đánh giá CBCL-V là tổng điểm của 118 item có trong thang, mỗi item đƣợc đánh giá theo các mức điểm từ 0 đến 2, tƣơng đƣơng với mức độ xuất hiện các vấn đề của trẻ. Nhìn vào bảng 3.1, chúng ta có thể thấy tổng số khách thể tính đƣợc điểm trung bình là 208, trong đó điểm trung bình của nhóm trẻ 6 đến 16 tuổi đến khám và điều trị tại các cơ sở điều trị chuyên khoa là 61,41, độ lệch chuẩn là 25,38, giá trị nhỏ nhất là 11, giá trị lớn nhất là 126.

Điểm số trung bình của tổng điểm thô CBCL-V trên nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Bilenberg và cs (1999) khi điểm trung bình CBCL nhóm lâm sàng ở trẻ từ 4 đến 16 tuổi của Đan Mạch là 60,8; và đồng thời cũng cao điểm trung bình CBCL trong nhóm lâm sàng ở trẻ từ 6 đến 17 tuổi là 46,7 (độ lệch chuẩn 24,3) trong nghiên cứu của Baeur và cs tại Na Uy (2010).

3.1.1.2. Tương quan giữa điểm trung bình thang đo CBCL-V với các biến độc lập

Ngƣời nghiên cứu tiến hành kiểm định các yếu tố nhƣ giới tính, nhóm tuổi, địa điểm đến khám hay nơi sống có ảnh hƣởng đến điểm số trung bình của thang đo CBCL-V bằng các phép tính trong thuật toán thống kê. Kết quả đƣợc trình bày thông qua bảng sau:

Bảng 3.2: Bảng so sánh điểm trung bình thang đo CBCL-V theo các biến độc lập

Biến so sánh n Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số p Địa điểm nghiên cứu BV Bạch Mai 70 60,34 22,37 0,239 BV Mai Hƣơng 66 65,65 28,63 BV Nhi Trung Ƣơng 72 58,57 24,81 Nhóm tuổi 6-11 tuổi 108 63,70 25,04 0,177 12-16 tuổi 100 58,94 25,64 Giới tính Nam 139 63,94 25,90 0,041 Nữ 69 56,32 23,66

Nơi sống Nông thôn 108 61,29 26,80 0,941

Thành thị 100 61,55 23,89 Trẻ sống cùng ai Cả bố và mẹ 183 61,08 25,34 0,781 Hoặc bố hoặc mẹ 20 62,60 28,08 Khác 5 68,80 16,90 Tình trạng hôn nhân bố mẹ Hôn thú, sống chung 186 61,36 25,52 0,456 Ly thân hoặc ly hôn 12 55,56 21,32 Khác 10 69,30 27,66

Từ số liệu bảng 3.2, chúng ta có thể thấy rằng không có sự khác biệt về địa điểm nghiên cứu khi p = 0,239 > 0,05. Các địa điểm nghiên cứu đều là các

cơ sở khám và điều trị thuộc lĩnh vực chuyên khoa tâm thần và không có sự khác biệt giữa điểm trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân giữa các địa điểm nghiên cứu trên. Về nhóm tuổi nghiên cứu, chúng tôi chia tuổi của trẻ thành 2 nhóm tuổi đó là từ 6 đến 11 tuổi và từ 12 đến 16 tuổi. Với hệ số p = 0,177 > 0,05 có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về điểm số trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân giữa các nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu. Nơi sống của trẻ cũng là một biến không ảnh hƣởng đến điểm trung bình thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với p = 0,941 > 0,05. Tƣơng tự nhƣ vậy việc trẻ đang chung sống cùng với ai, dù là sống cùng bố mẹ hay thiếu vắng một ngƣời hoặc không có điều kiện nhƣ thế

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 53)