Hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng ASEBA của Achenbach đƣợc ông và cộng sự lần đầu tiên đặt nền móng xây dựng từ năm 1965 và đƣợc ngày càng đƣợc nghiên cứu thực nghiệm và phát triển để trở thành một bộ công cụ đánh giá dựa trên thực chứng có hiệu quả nhất. Bộ công cụ ASEBA đánh giá toàn diện về sự đáp ứng các chức năng, và các vấn đề về hành vi, cảm xúc và xã hội từ độ tuổi 1,5 đến 90. Hệ thống công cụ ASEBA đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sức khỏe tâm thần, trong trƣờng học, trong đánh giá dịch vụ cho trẻ em và gia đình đa văn hóa, trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đào tạo và trong các nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến bộ công cụ đánh giá cảm xúc và hành vi cho trẻ trong độ tuổi đến trƣờng từ 6-18 tuổi [59].
Mẫu đánh giá dành cho lứa tuổi học đƣờng đƣợc phát triển nhằm ghi lại những vấn đề cụ thể cũng nhƣ các hội chứng kết hợp với những vấn đề này. Achenbach đã sử dụng nhiều quy trình phân tích thống kê để xác định những hội chứng kết hợp này ở trẻ. Từ gốc la tinh của từ “hội chứng” có nghĩa là
hoạt động cùng nhau. Mặc dù “hội chứng” cũng thƣờng đƣợc xem nhƣ một bệnh nhƣng ý nghĩa chung nhất là “một tập hợp các biểu hiện xảy ra cùng nhau” [17]. Một vài hội chứng của CBCL đƣợc định hình phần lớn bởi các yếu tố sinh học và thực thể khác trong khi những hội chứng khác đƣợc định hình nhiều hơn bởi các yếu tố căng thẳng từ môi trƣờng, học tập và trải nghiệm. Tuy vậy, phần lớn các hội chứng đƣợc định hình bởi nhiều yếu tố. Để xác định các hội chứng, Achenbach tập hợp thông tin từ những ngƣời sử dụng thang đo để đánh giá những khuôn mẫu vấn đề xảy ra với con cái họ, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và những yếu tố bảo vệ, thông tin về các loại can thiệp có hiệu quả và kết quả của mỗi một khuôn mẫu vấn đề hành vi hoặc cảm xúc.
Phân tích nhân tố điểm số từng câu là một phƣơng pháp nhằm xác định những khuôn mẫu các câu cùng xuất hiện với nhau. Trong quá trình phân tích nhân tố các câu trong bảng hỏi lứa tuổi học đƣờng, Achenbach tính sự tƣơng quan giữa điểm số của từng câu với các câu còn lại trƣớc tiên và tiếp tục nhƣ vậy cho đến từng câu của bảng hỏi. Quá trình này sẽ tạo ra một bảng ma trận các mối tƣơng quan trong đó mỗi một tƣơng quan sẽ phản ánh mức độ liên hệ giữa mức độ điểm số đạt đƣợc ở trẻ trong nhóm mẫu ở từng cặp câu hỏi.
Mối tƣơng quan mạnh nhất về mặt lý thuyết giữa hai câu sẽ là “+1”
(dƣơng một). Nếu mối tƣơng quan giữa hai câu bằng “0” có nghĩa là không có bất kỳ sự liên hệ nào giữa điểm số của hai câu này. Một mối tƣơng quan bằng 0.5 giữa hai câu có nghĩa là có một mối liên hệ ở mức trung bình giữa hai câu và có nghĩa là những trẻ báo cáo điểm cao ở câu 1 có xu hƣớng báo cáo điểm cao ở câu 2 nhƣng không phải là luôn nhƣ vậy.
Tuy nhiên, số lƣợng các mối liên hệ giữa toàn bộ các câu về vấn đề hành vi và cảm xúc trong thang CBCL là khá lớn nên không thể xác định một cách trực tiếp các khuôn mẫu cùng xuất hiện giữa các câu. Để xác định các khuôn
mẫu câu xuất hiện cùng nhau, phƣơng pháp phân tích nhân tố sẽ áp dụng các biểu thức toán học cho ma trận tƣơng quan này. Kết quả của phép tính sẽ bao gồm “các nhân tố” là một tập hợp các câu mà điểm số thƣờng có xu hƣớng liên quan lớn với nhau. Ví dụ nhƣ phân tích nhân tố cho thang CBCL cũng nhƣ phần lớn các thang khác của ASEBA thƣờng xác định các tập hợp câu trong nhóm than phiền về cơ thể gồm các biểu hiện đau, buồn nôn, nôn…
“Chúng tôi thiết kế những tập hợp hành vi xuất hiện cùng nhau như vậy trở thành một “hội chứng”. Và mỗi hội chứng bao gồm một tập hợp các biểu
hiện có xu hướng xuất hiện cùng nhau”(Achenbach, 2001) [18].
Để xác định xem liệu một câu đƣợc chọn với tần suất quá ít để loại ra khỏi phép phân tích nhân tố hay không Achenbach xác định những câu hỏi về hành vi hoặc cảm xúc đƣợc chọn ít hơn 5% tính theo các nhóm tuổi và giới. Mặc dù có một số câu khác trong CBCL cũng xuất hiện ít hơn 5% những vẫn đƣợc giữ lại trong phân tích nhân tố bởi vì chúng đƣợc lựa chọn ở mức độ gần 5% hoặc lớn hơn 5% ở các nhóm tuổi và giới ở hầu hết các mẫu bảng hỏi tƣơng ứng.
Dựa trên các nhân tố đƣợc tìm ra trong phân tích các mẫu trong bảng hỏi, CBCL đƣợc phân chia thành 8 tiểu thang gồm: Lo âu/Trầm cảm; Thu mình/Trầm cảm, Than phiền cơ thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề tƣ duy, Vấn đề chú ý, Hành vi phá luật và Hành vi xâm khích và 2 thang Hội chứng là thang Các vấn đề Hƣớng nội (gồm 3 tiểu thang: Trầm cảm/Lo âu, Trầm cảm/Thu mình và Than phiền cơ thể) và thang Các vấn đề Hƣớng ngoại (gồm 2 tiểu thang: Hành vi xâm khích và Hành vi phá luật) [17,18].
CBCL và YSR là hai thang đánh giá cơ bản của hệ thống đánh giá ASEBA. Dựa trên kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực hành kể từ những năm 60 (Achenbach, 1965,1966), hệ thống đánh giá ASEBA đã thu thập đƣợc những thông tin về sự tƣơng đồng và khác biệt trong chức năng sống của trẻ
trong những môi trƣờng khác biệt và trong sự tƣơng tác với những đối tƣợng khác. Những dữ liệu này đƣợc đem ra so sánh để xác định sự giống và khác nhau trong cách mỗi ngƣời đánh giá về trẻ ở từng mệnh đề và từng tiểu thang đo. Điều này cho phép nhận ra những vấn đề có tính nhất quán trong việc đánh giá chức năng của trẻ khi thay đổi hoàn cảnh và đối tƣợng tƣơng tác. Những so sánh này cũng có thể giúp nhận thấy điều gì tạo nên sự khác biệt trong những tình huống và ngƣời tƣơng tác với trẻ. Kết quả của việc so sánh có thể giúp xác định điểm mạnh và nhu cầu trợ giúp của trẻ [18].