Nhu cầu sử dụng các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 31)

đề SKTT

Một trong những vấn đề trong các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần là làm sao xác định đƣợc một hay một nhóm đối tƣợng là có vấn đề hay không có vấn đề, bởi vì các khái niệm hay định nghĩa đều mang tính chất định tính [11].

Khi Bảng Phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10 và Cẩm nang chẩn đoán quốc tế tổng hợp Hoa Kỳ DSM-IV ra đời vài thập kỷ trƣớc, những mẫu bảng hỏi điều tra dựa trên cấu trúc của các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh bắt đầu đƣợc phát triển và đƣa vào sử dụng. Tuy nhiên vấn đề gặp phải tại thời kỳ đó là bị hạn chế bởi những nghiên cứu mang tính định lƣợng, kiểm nghiệm những kết quả thu đƣợc mặc dù nó hoàn toàn dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán đƣợc quốc tế thừa nhận [15].

Phƣơng pháp tiếp cận dựa trên thực chứng đƣợc Achenbach xây dựng và phát triển đã khắc phục đƣợc những hạn chế trên. Ƣu điểm của những thang đo này là (a) xây dựng phù hợp với từng đặc điểm tâm lý của từng lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ em; (b) thông tin thu đƣợc từ nhiều nguồn cung cấp có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về đối tƣợng cần đánh giá; (c) những thang đo này đƣợc hiệu chỉnh dựa trên những số liệu từ những nghiên cứu thực tế, mà đặc biệt là phản ánh đƣợc sự đa dạng về văn hóa trong chẩn đoán [16].

Hai hệ thống đánh giá đã đƣợc chứng minh là đáng tin cậy và có độ hiệu lực, đều đƣợc xây dựng dựa trên bằng chứng thực nghiệm là bộ công cụ

ASEBA của Thomas Achenbach (1966) và Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn SDQ của Goodman và cộng sự (2000) [34].

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)