Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 46)

2.1.3.1. Địa bàn nghiên cứu

Do hạn chế của đề tài nghiên cứu và nên mẫu nghiên cứu đƣợc xác định tại 3 bệnh viện chuyên khoa tâm thần trên địa bàn Hà Nội. Đó là Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng. Tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm của các địa bàn lấy mẫu nghiên cứu, nên mẫu nghiên cứu cũng có một số những ƣu điểm tích cực. Đó là:

- Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng là cơ sở đầu ngành trong việc tiếp nhận bệnh nhi đến khám và điều trị trên cả nƣớc. Bệnh viện là tuyến Trung ƣơng cao nhất xét về khám và điều trị nội trú, ngoại trú các vấn đề sức khỏe của bệnh Nhi trên tất cả các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chẩn đoán, can thiệp, điều trị. Khoa Tâm bệnh của Bệnh viện là một địa chỉ tin cậy, mỗi ngày tiếp đón, khám, chẩn đoán và điều trị hơn 300 bệnh nhi đến từ khắp nơi của cả nƣớc với rất nhiều mã bệnh khác nhau [62].

- Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai: là một trong những cơ sở đầu ngành về đào tạo và khám, điều trị nội trú, ngoại trú các vấn đề về sức khỏe tâm thần tuyến trung ƣơng của cả nƣớc. Có lợi thế nằm trong Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt là bệnh viện Bạch Mai, Viện Sức khỏe Tâm thần mỗi ngày phục vụ hơn 300 bệnh nhân cả điều trị nội trú và ngoại trú ở mọi lứa tuổi, trong đó có một bộ phận không nhỏ là bệnh nhân trẻ em và vị thành niên [61].

- Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa chuyên điều trị ngoại trú bệnh nhân có các vấn đề

sức khỏe tâm thần. Ngoài việc là cơ sở khám, chứng nhận và điều trị cho các đối tƣợng thuộc diện chính sách, đúng tuyến, những năm gần đây, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng cũng thực hiện khám, tƣ vấn và điều trị ngoại trú cho các bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi, đến từ khắp nơi trong cả nƣớc, trong đó cũng có một phần lớn là trẻ em và vị thành niên, nhất là những em trong độ tuổi đến trƣờng [60].

Tuy mẫu nghiên cứu có hạn chế về địa điểm nghiên cứu chỉ thuộc địa bàn Hà Nội, nhƣng do tính chất và đặc điểm của các cơ sở y tế chuyên khoa trên nên mẫu nghiên cứu vẫn có những điểm tích cực riêng, đó là phân bố mẫu rộng, đa dạng về lứa tuổi, về địa điểm cƣ trú và có độ tin cậy cao khi đƣợc giới thiệu bởi các bác sỹ chuyên khoa tâm thần.

2.1.3.2. Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu đƣợc xác định là trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 6 tuổi 0 tháng đến 16 tuổi 11 tháng. Những đối tƣợng này đƣợc đƣa đến gặp các bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc các cán bộ tâm lý làm việc tại các bệnh viện trong địa bàn nghiên cứu, đƣợc các bác sỹ hoặc các cán bộ tâm lý giới thiệu tham gia nghiên cứu.

Nguồn cung cấp thông tin là cha, mẹ, hoặc ngƣời chăm sóc.

Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành lấy mẫu nghiên cứu tại các địa bàn nghiên cứu trên từ tháng 6 năm 2013 đến hết tháng 12 năm 2013.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích khi chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Chúng tôi xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài bao gồm các khái niệm về sức khỏe tâm thần, các vấn đề

sức khỏe tâm thần, vấn đề công cụ sàng lọc, vấn đề độ hiệu lực và bộ công cụ ASEBA. Chúng tôi thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài, cũng nhƣ các tác giả trong nƣớc đƣợc đăng tải trên sách, báo, các tạp chí và các website uy tín trên thế giới nhằm mục đích làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài.

2.1.4.2. Phương pháp nghiên cứu trắc nghiệm

Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi sử dụng hai công cụ bảng hỏi, đó là:

- Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt dành cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi do cha mẹ, ngƣời đại diện hợp pháp hoặc ngƣời chăm sóc tự thuật.

- Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn dành cho trẻ từ 6 đến 16 tuổi do cha mẹ, ngƣời dại diện hợp pháp hoặc ngƣời chăm sóc trẻ tự thuật.

2.1.4.3. Phương pháp thống kê toán học

Để trình bày và phân tích số liệu, đề tài sử dụng chƣơng trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trƣờng Window, phiên bản 19.0.

Các thông số và phép toán thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này để phân tích thống kê mô tả các chỉ số:

- Điểm trung bình cộng (mean).

- Độ lệch chuẩn (standardizied devation): là chỉ số mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu hỏi.

- Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: t-test , one- way ANOVA. Đây là những phép thống kê sử dụng độ lệch chuẩn nhằm trả lời câu hỏi giữa hai hay nhiều nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số trung bình của một biến số phụ thuộc hay không. T-test còn đƣợc sử dụng để kiểm định điểm số trung bình của các nhóm hội chứng CBCL và

SDQ trên nhóm bệnh nhân có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với điểm số trung bình của nhóm cộng đồng hay không.

- Phép tính tƣơng quan (Correlation): để đánh giá đƣợc độ hiệu lực đồng thời của CBCL-V, chúng tôi sử dụng phép đo tƣơng quan giữa điểm số trung bình của CBCL-V với SDQ, tức là so sánh điểm trung bình của CBCL-V với điểm trung bình của một thang đo đã đƣợc chứng minh là có đủ độ hiệu lực và độ tin cậy để đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam đƣợc khách thể thực hiện tại cùng một thời điểm. Nếu tƣơng quan điểm số trung bình giữa các nhóm hội chứng của CBCL-V với SDQ là tƣơng quan dƣơng tính từ trung bình trở lên có ý nghĩa thống kê, có thể kết luận thang đo CBCL phiên bản Việt có độ hiệu lực đồng thời trong việc đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam.

- Phép tính Cronbach alpha: nhằm tìm hiểu độ tin cậy của các tiểu thang tƣơng quan giữa các câu trả lời trong cùng một nhóm hội chứng. Nếu kết quả thu đƣợc có độ tin cậy từ 0,6 trở lên, các câu hỏi trong thang đo có đủ độ tin cậy để tiếp tục kiểm định độ hiệu lực.

Một phần của tài liệu Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)