Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những đặc điểm của sinh viên bị bạo hành.
Bảng tự đánh giá gồm 3 phần: phần thông tin cá nhân, nhân khẩu; phần các hình thức bạo hành; phần sức khỏe tinh thần
Các thang đo dùng đánh giá về bạo hành:
Trong nghiên cứu này, hành vi bạo hành được xác định dựa theo định nghĩa về bạo hành của WHO (Krug et al., 2002), gồm 4 lĩnh vực: 1. Bạo hành thể chất; 2. Bạo hành tinh thần; 3. Bạo hành tình dục và 4. Hành vi kiểm soát. Thang đo chiến lược giải quyết mâu thuẫn của Lilly đã được chỉnh sửa (2008) (CTS-2; Straus, Hamby, Boney - McCoy & Sugarman, 1996) được dùng để đánh giá hành vi bạo hành trong 4 lĩnh vực nói trên. Thang đo này đã được Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss dịch sang tiếng Việt, hiệu đính và dùng cho phụ nữ Việt Nam và cho thấy phù hợp với người Việt Nam.
Viết về cách tính điểm: Điểm được tính từ 0 đến 3 trong đó 0 điểm là chưa bao giờ trải nghiệm, có nghĩa là người khác chưa bao giờ có hành vi bạo hành, 1 điểm là ít khi bị (chỉ bị 1, 2 lần), 2 điểm là bị vài lần và 3 điểm là nhiều lần bị bạo hành. Điểm trung bình được tính là tổng cộng tất cả điểm của từng tiểu thang đo sau đó chia trung bình, ví dụ tiểu thang đo có 5 câu, tổng điểm của 5 câu sẽ chia cho 5. Sau đó cộng tất cả điểm trung bình của số sinh viên của từng nhóm đối tượng và chia trung bình cho số sinh viên, ra điểm trung bình của từng dạng bạo hành với từng nhóm sinh viên.
Nghiên cứu cũng dùng thang đo các cách ứng xử của cha mẹ với nhau được phát triển bởi Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss.
Cách tính điểm: Cũng tương tự như thang đo chiến lược giải quyết mâu thuẫn. Sinh viên sẽ đánh giá mức độ họ chứng kiến cha mẹ họ có các hành vi bạo hành từ 0 điểm (chưa bao giờ chứng kiến) đến 3 điểm là chứng kiến nhiều lần, trong đó 1 điểm là 1, 2 lần và 2 là vài lần. Điểm trung bình cũng được
tính theo từng dạng chứng kiến bạo hành và tỷ lệ của từng dạng bạo hành theo từng mức độ xảy ra.
Các thang đo đánh giá về sức khỏe tinh thần :Thang đo lo âu (GAD 7), Thang đo trầm cảm PHQ9
Mô tả về thang đo
Thang đo GAD -7 là thang đánh giá lo âu của Spitzer và cộng sự được Nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Trung ương Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa. GAD -7 dựa trên các tiêu chí chẩn đoán được mô tả trong DSM-IV. Nó bao gồm bảy câu hỏi và được tính toán bằng cách gán điểm số từ 0, 1, 2, và 3: yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần vừa qua.Và chọn một trong bốn mức độ khác nhau:
Trong đó : Không ngày nào là 0 điểm Vài ngày là 1 điểm
Hơn một nửa số ngày là 2 điểm Gần như mọi ngày là 3 điểm
Tính điểm tổng của thang đo rồi phân nhóm các biểu hiện như sau: 0 -4 điểm: Không có lo âu
5-9 điểm: Lo âu nhẹ
10-14 điểm: Lo lắng vừa phải
15-21 điểm: Lo âu nặng
Ưu điểm : GAD -7 có tính năng hoạt động tương đối tốt cho ba rối loạn lo âu khác thường - rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Thang đo PHQ -9 là thang đo mức độ trầm cảm được phát triển bởi Robert L.Spitzer, Janet B.W.Williams, Kurt Kroenke và các đồng nghiệp được Nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Trung ương Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa. PHQ -9 gồm chín câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân, là một công cụ mạnh mẽ để chẩn đoán trầm cảm với và theo dõi đáp ứng điều
trị. Chín câu hỏi của PHQ-9 được trực tiếp trên các tiêu chuẩn chẩn đoán chính cho rối loạn trầm cảm chủ yếu trong DSM-IV (Chẩn đoán và thống kê phiên bản thứ tư). Điều này có thể giúp theo dõi một bệnh nhân tổng thể mức độ nghiêm trọng trầm cảm cũng như các triệu chứng cụ thể được cải thiện hay không điều trị. Thang đo PHQ-9 gồm 9 câu: Yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần vừa qua. Và chọn một trong bốn mức độ khác nhau
Cách tính điểm : Không ngày nào là 0 điểm Vài ngày là 1 điểm
Hơn một nửa số ngày là 2 điểm Gần như mọi ngày là 3 điểm
Tính điểm tổng của thang đo rồi phân nhóm các biểu hiện như sau: 1-4 điểm: Không có biểu hiện trầm cảm
5-9 điểm: Trầm cảm nhẹ 10-14 điểm: Trầm cảm vừa phải
15-19 điểm: Trầm cảm vừa phải nghiêm trọng 20-27 điểm: Trầm cảm nặng
Ưu điểm của PHQ -9: Là ngắn hơn so với quy mô đánh giá trầm cảm khác, Có thể được quản lý, qua điện thoại, hoặc tự quản lý, Tạo điều kiện chẩn đoán trầm cảm nặng, Cung cấp đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, Đã được chứng minh có hiệu quả trong một dân số lão khoa, (Loewe B, et al, 2004 Chăm sóc Y tế )
PHQ -9 được thiết kế như một công cụ để hỗ trợ bác sĩ lâm sàng với việc xác định và chẩn đoán trầm cảm nhưng không phải là một thay thế cho chẩn đoán bởi một bác sĩ được đào tạo.
Độ tin cậy nội bộ của PHQ-9 đã được đánh giá là xuất sắc, với α là 0.89 trong nghiên cứu Chăm Sóc Chính PHQ và 0.86 trong PHQ Ob - Gyn học của Cronbach. Độ tin cậy kiểm tra - thi lại của PHQ -9 cũng đã được xuất sắc.
Mối tương quan giữa PHQ -9 hoàn thành vào bệnh nhân trong bệnh viện và quản lý thống điện thoại của MHP trong vòng 48 giờ là 0,84 và điểm số trung bình gần như giống hệt (5.08 vs 5.03).
Đánh giá về đặc điểm nhân khẩu:
Các biến số độc lập như hoàn cảnh gia đình, nơi ở, người sống cùng v.v... cũng được xem xét.