Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hàn (Trang 44)

Khách thể tham gia nghiên cứu gồm 250 sinh viên nữ thuộc ba trường : 100 sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và 150 sinh viên Trường Cao đẳng (gồm Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam và Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung Ương)

- Số phiếu phát ra: 250 phiếu

- Số phiếu thu về: 97 phiếu Trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn 150 Phiếu Trường Cao đẳng Khách thể tham gia nghiên cứu là các bạn sinh viên nữ học năm thứ nhất đến năm cuối, trong đó năm thứ hai chiếm tỷ lệ cao nhất là 32%. Liên quan đến trình độ học vấn thì có 39,3% em có trình độ đại học, cao đẳng là 60,7%. Đa số các em đều ở độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi, tỷ lệ sinh viên 20 tuổi chiếm đa số (41.7%), trong đó thấp nhất có một sinh viên là 17 tuổi (0.4%) và sinh viên lớn tuổi nhất là 33 tuổi (0.4%). Điều này là phù hợp với độ tuổi mà các sinh viên đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng. Các em đều đang trong tình trạng độc thân hoặc là đang có người yêu, chỉ có một số ít là đã kết hôn.

Những sinh viên ở gần thường sống cùng bố mẹ (32.8%) hoặc những bạn ở xa thì chọn ở cùng bạn bè (45.3%), số sinh viên sống cùng với anh chị em ruột hoặc bà con họ hàng chiếm 5.7%, số ít sống cùng người yêu hoặc chồng (4.0%). Do điều kiện kinh tế đều ở mức trung bình (68,4%), chỉ có một số ít là giàu có và khá giả, tỷ lệ gia đình nghèo chiếm một số nhỏ là 5.3% nên đa số các bạn sinh viên đều chọn cho mình ở kí túc xá và ở nhà trọ. Việc lựa chọn ở tập thể sẽ giúp các em đỡ chi phí sinh hoạt và bớt gánh nặng cho gia đình. Các sinh viên đa số là dân tộc kinh (89.9%), số ít là thuộc các dân tộc

thiểu số (7.3%). Các bạn đều có sức khỏe tốt (50.2%), chỉ có một số ít có vấn đề về sức khỏe (6.5%). Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể Các tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ % Các tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ % Khóa học 1 72 29,1 Trƣờng Đại học 96 39,3 2 79 32,0 Cao đẳng 150 60,7 3 53 21,5 Tổng 247 100 4 43 17,4 Tổng 247 100 Tuổi 17 1 0,4 Sống cùng Bố mẹ 81 32,8 18 21 8,5 Anh chị em ruột 14 5,7 19 42 17,0 Bà con họ hàng 14 5,7 20 103 41,7 Bạn bè 112 45,3 21 26 10.5 Người yêu/chồng 10 4,0 22 20 8.1 Tổng 231 93,5 25 1 0,4 26 1 0,4 28 2 0,8 Nơi ở Nhà riêng 20 8,1 31 1 0,4 Nhà của bố mẹ 92 37,2 32 1 0,4 Ký túc xá 65 26,3 33 1 0,4 Nhà trọ 58 23,5

Tổng 220 89,1 Tổng 235 95,1 Dân tộc Kinh 222 89,9 Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 8 3,2 Dân tộc ít người 18 7,3 Độc thân 112 45,3 Tổng 240 97,2 Đang yêu 127 51,4 Tổng 247 100 Kinh tế Giàu có 2 0.8 Sức khỏe Tuyệt vời 9 3.6 Khá giả 40 16.2 Rất tốt 20 8.1 Trung bình 169 68.4 Tốt 124 50.2 Nghèo 13 5.3 Tạm 78 31.6 Tổng 224 90.7 Kém 16 6.5 Tổng 247 100

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng nền tảng lý luận về bạo hành, sinh viên

- Xác định các khái niệm cơ bản: bạo lực, bạo hành, sinh viên Nội dung nghiên cứu

- Những đề tài nghiên cứu Bạo hành ở Việt Nam và trên thế giới - Những khái niệm bạo hành và các hình thức bạo hành

- Khái niệm sinh viên và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi sinh viên

Phương pháp nghiên cứu: tiến hành sưu tập, thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài bằng Tiếng Việt và tiếng Anh từ các thư viện và thư viện điện tử. Sau đó phân tích, tổng hợp, khái quát những lý luận có liên quan để xây dựng nền tảng lý luận của vấn đề nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có sử dụng thang đo

Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những đặc điểm của sinh viên bị bạo hành.

Bảng tự đánh giá gồm 3 phần: phần thông tin cá nhân, nhân khẩu; phần các hình thức bạo hành; phần sức khỏe tinh thần

Các thang đo dùng đánh giá về bạo hành:

Trong nghiên cứu này, hành vi bạo hành được xác định dựa theo định nghĩa về bạo hành của WHO (Krug et al., 2002), gồm 4 lĩnh vực: 1. Bạo hành thể chất; 2. Bạo hành tinh thần; 3. Bạo hành tình dục và 4. Hành vi kiểm soát. Thang đo chiến lược giải quyết mâu thuẫn của Lilly đã được chỉnh sửa (2008) (CTS-2; Straus, Hamby, Boney - McCoy & Sugarman, 1996) được dùng để đánh giá hành vi bạo hành trong 4 lĩnh vực nói trên. Thang đo này đã được Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss dịch sang tiếng Việt, hiệu đính và dùng cho phụ nữ Việt Nam và cho thấy phù hợp với người Việt Nam.

Viết về cách tính điểm: Điểm được tính từ 0 đến 3 trong đó 0 điểm là chưa bao giờ trải nghiệm, có nghĩa là người khác chưa bao giờ có hành vi bạo hành, 1 điểm là ít khi bị (chỉ bị 1, 2 lần), 2 điểm là bị vài lần và 3 điểm là nhiều lần bị bạo hành. Điểm trung bình được tính là tổng cộng tất cả điểm của từng tiểu thang đo sau đó chia trung bình, ví dụ tiểu thang đo có 5 câu, tổng điểm của 5 câu sẽ chia cho 5. Sau đó cộng tất cả điểm trung bình của số sinh viên của từng nhóm đối tượng và chia trung bình cho số sinh viên, ra điểm trung bình của từng dạng bạo hành với từng nhóm sinh viên.

Nghiên cứu cũng dùng thang đo các cách ứng xử của cha mẹ với nhau được phát triển bởi Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss.

Cách tính điểm: Cũng tương tự như thang đo chiến lược giải quyết mâu thuẫn. Sinh viên sẽ đánh giá mức độ họ chứng kiến cha mẹ họ có các hành vi bạo hành từ 0 điểm (chưa bao giờ chứng kiến) đến 3 điểm là chứng kiến nhiều lần, trong đó 1 điểm là 1, 2 lần và 2 là vài lần. Điểm trung bình cũng được

tính theo từng dạng chứng kiến bạo hành và tỷ lệ của từng dạng bạo hành theo từng mức độ xảy ra.

Các thang đo đánh giá về sức khỏe tinh thần :Thang đo lo âu (GAD 7), Thang đo trầm cảm PHQ9

Mô tả về thang đo

Thang đo GAD -7 là thang đánh giá lo âu của Spitzer và cộng sự được Nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Trung ương Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa. GAD -7 dựa trên các tiêu chí chẩn đoán được mô tả trong DSM-IV. Nó bao gồm bảy câu hỏi và được tính toán bằng cách gán điểm số từ 0, 1, 2, và 3: yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần vừa qua.Và chọn một trong bốn mức độ khác nhau:

Trong đó : Không ngày nào là 0 điểm Vài ngày là 1 điểm

Hơn một nửa số ngày là 2 điểm Gần như mọi ngày là 3 điểm

Tính điểm tổng của thang đo rồi phân nhóm các biểu hiện như sau: 0 -4 điểm: Không có lo âu

5-9 điểm: Lo âu nhẹ

10-14 điểm: Lo lắng vừa phải

15-21 điểm: Lo âu nặng

Ưu điểm : GAD -7 có tính năng hoạt động tương đối tốt cho ba rối loạn lo âu khác thường - rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Thang đo PHQ -9 là thang đo mức độ trầm cảm được phát triển bởi Robert L.Spitzer, Janet B.W.Williams, Kurt Kroenke và các đồng nghiệp được Nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Trung ương Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa. PHQ -9 gồm chín câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân, là một công cụ mạnh mẽ để chẩn đoán trầm cảm với và theo dõi đáp ứng điều

trị. Chín câu hỏi của PHQ-9 được trực tiếp trên các tiêu chuẩn chẩn đoán chính cho rối loạn trầm cảm chủ yếu trong DSM-IV (Chẩn đoán và thống kê phiên bản thứ tư). Điều này có thể giúp theo dõi một bệnh nhân tổng thể mức độ nghiêm trọng trầm cảm cũng như các triệu chứng cụ thể được cải thiện hay không điều trị. Thang đo PHQ-9 gồm 9 câu: Yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần vừa qua. Và chọn một trong bốn mức độ khác nhau

Cách tính điểm : Không ngày nào là 0 điểm Vài ngày là 1 điểm

Hơn một nửa số ngày là 2 điểm Gần như mọi ngày là 3 điểm

Tính điểm tổng của thang đo rồi phân nhóm các biểu hiện như sau: 1-4 điểm: Không có biểu hiện trầm cảm

5-9 điểm: Trầm cảm nhẹ 10-14 điểm: Trầm cảm vừa phải

15-19 điểm: Trầm cảm vừa phải nghiêm trọng 20-27 điểm: Trầm cảm nặng

Ưu điểm của PHQ -9: Là ngắn hơn so với quy mô đánh giá trầm cảm khác, Có thể được quản lý, qua điện thoại, hoặc tự quản lý, Tạo điều kiện chẩn đoán trầm cảm nặng, Cung cấp đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, Đã được chứng minh có hiệu quả trong một dân số lão khoa, (Loewe B, et al, 2004 Chăm sóc Y tế )

PHQ -9 được thiết kế như một công cụ để hỗ trợ bác sĩ lâm sàng với việc xác định và chẩn đoán trầm cảm nhưng không phải là một thay thế cho chẩn đoán bởi một bác sĩ được đào tạo.

Độ tin cậy nội bộ của PHQ-9 đã được đánh giá là xuất sắc, với α là 0.89 trong nghiên cứu Chăm Sóc Chính PHQ và 0.86 trong PHQ Ob - Gyn học của Cronbach. Độ tin cậy kiểm tra - thi lại của PHQ -9 cũng đã được xuất sắc.

Mối tương quan giữa PHQ -9 hoàn thành vào bệnh nhân trong bệnh viện và quản lý thống điện thoại của MHP trong vòng 48 giờ là 0,84 và điểm số trung bình gần như giống hệt (5.08 vs 5.03).

Đánh giá về đặc điểm nhân khẩu:

Các biến số độc lập như hoàn cảnh gia đình, nơi ở, người sống cùng v.v... cũng được xem xét.

2.2.3. Phương pháp toán thống kê

Nghiên cứu dùng chương trình thống kê SPSS để thực hiện các phép tính về tần suất, phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, mối tương quan giữa các biến số.

2.3. Đạo đức nghiên cứu

- Quyền bảo mật: bảo mật thông tin mà sinh viên cung cấp - Những sinh viên tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện - Báo cáo nghiên cứu: trình bày số liệu trung thực.

- Không trình bày nghiên cứu, số liệu của người khác như của mình, dù có trích dẫn.

- Xây dựng kế hoạch cho sinh viên khi các em có nhu cầu trị liệu tâm lý, có thể liên hệ với Cán bộ Phòng Khám và Thăm dò chức năng - Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội hoặc Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương, Số 4, Phố Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tiểu kết chƣơng 2

Nghiên cứu được thực hiện theo một quy trình trong thời gian từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014 và được thực hiện trên sinh viên nữ ở trình độ đại học và cao đẳng học trên địa bàn Hà Nội thuộc các khóa học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, trong độ tuổi từ 17 đến 33, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đến từ các vùng dân tộc khác nhau và mỗi bạn có hoàn

cảnh sống riêng. Các sinh viên tham gia nghiên cứu đều tự nguyện và đa số các em có thái độ nghiêm túc trả lời những thông tin trong bảng hỏi.

Trong luận văn chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có sử dụng thang đo; Phương pháp toán thống kêtrong đó phương pháp chính là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có sử dụng thang đo để thu được những thông tin đáng tin cậy cho đề tài.

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phần 1: Thực trạng bạo hành 3.1. Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành

Chứng kiến người thân bị bạo hành là một hình thức bị bạo hành về tinh thần. Trong nghiên cứu này, ngoài trình bày một số hình thức sinh viên bị người thân bạo hành ở phần sau, chúng tôi cũng xem xét có bao nhiêu sinh viên chứng kiến bố mẹ của mình bạo hành lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ sinh viên chứng kiến cha mẹ mình bạo hành lẫn nhau. Cụ thể có đến 15,9% sinh viên báo cáo rằng cha mẹ họ không bao giờ ngồi lại và thảo luận với nhau một cách bình tĩnh khi họ có mâu thuẫn. Điều đó có nghĩa rằng có đến 15,9% cha mẹ của các em sinh viên trong mẫu chọn có dùng các hình thức giải quyết mâu thuẫn không tích cực.

Bảng 3.1: Cách ứng xử của cha mẹ khi có mâu thuẫn

Nội dung Tỉ lệ ( %) Điểm trung bình Không bao giờ Một lần Vài lần Nhiều lần

Họ có bao giờ ngồi lại và thảo

Luận vấn đề một cách bình tĩnh 15,9 9,5 39,8 34,8 1,94

Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi và nếu mâu thuẫn được giải quyết một cách hiệu quả qua việc thảo luận, nhìn nhận vấn đề một cách bình tĩnh thì sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn, tôn trọng và tin tưởng nhau. Khi được hỏi về cách ứng xử của cha mẹ khi gặp

mâu thuẫn có 84,1% sinh viên nữ trả lời là cha mẹ họ ngồi thảo luận với nhau. Điều này cho thấy đa số các bậc làm cha mẹ ứng xử tích cực gặp vấn đề mâu thuẫn. Ngược lại, khi có mâu thuẫn mà hai bên không thể ngồi lại và thảo luận vấn đề một cách bình tĩnh thì dễ làm cho mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, có thể dẫn đến căng thẳng và bạo lực sẽ xảy ra.

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể tỷ lệ cha mẹ bạo hành lẫn nhau về tinh thần và thể chất trước mặt con cái.

3.1.1. Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành về tinh thần Bảng 3.2: Tỷ lệ sinh viên chứng kiến cha mẹ họ bạo hành tinh thần

Nội dung Tỉ lệ ( %) Điểm trung bình Không bao giờ Một lần Vài lần Nhiều lần

Mẹ bạn đã bao giờ quát nạt bố

bạn 54,3 8,1 33,6 4,0 0,87

Mẹ bạn đã bao giờ lăng mạ hay

chửi bố bạn 84,2 6,1 7,7 2,0 0,28

Mẹ bạn đã bao giờ đe dọa sẽ

đánh bố bạn 96,0 0,4 2,8 0,8 0,09

Bố bạn đã bao giờ quát nạt mẹ

bạn 31,6 13,0 44,9 10,5 1,34

Bố bạn đã bao giờ đe dọa sẽ

đánh mẹ bạn 62,8 11,7 19,0 6,5 0,69

Bố bạn đã bao giờ lăng mạ

hay chửi mẹ bạn 66,0 10,9 15,8 7,3 0,64

Bố bạo hành tinh thần mẹ 30,4 69,6 2,68

Tổng 24,3 75,7 3,91

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ sinh viên chứng kiến bố mẹ mình bạo hành tinh thần lẫn nhau là đáng kể. Có đến 75,7% số sinh viên đã từng ít nhất 1 lần chứng kiến bố, mẹ mình bạo hành tinh thần lẫn nhau. Tỷ lệ bạo hành tinh thần là khác nhau giữa bố và mẹ của các em sinh viên. Các em sinh viên chứng kiến bố bạo hành tinh thần mẹ nhiều hơn là mẹ bạo hành tinh thần bố, trong khi có 69,6% số sinh viên ít nhất 1 lần chứng kiến bố bạo hành tinh thần mẹ thì chỉ có 47% số em chứng kiến mẹ bạo hành tinh thần bố. Điểm trung bình mẹ bạo hành tinh thần bố là 1,23 và bố bạo hành tinh thần mẹ là 2,68. Kết quả nghiên cứu của BaBa (2003) ở Các tỉnh miền Núi phía Bắc Việt Nam cũng cho thấy mức độ thường xuyên người cha bạo hành tinh thần mẹ cao hơn người mẹ bạo hành cha (cha bạo hành mẹ về tinh thần có điểm trung bình là 1,65 trong khi người mẹ bạo hành tinh thần cha là 0,97).

Hình thức bạo hành tinh thần bố mẹ các em sinh viên sử dụng nhiều nhất là quát nạt (chiếm 75,3% số bố mẹ của sinh viên, trong đó bố là 68,4%

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hàn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)