Kết quả nghiên cứu về bạo hành gia đình, bạo hành giới trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, bạo hành gây ra những hậu quả to lớn cả về sức khỏe thể chất, tinh thần và kinh tế cho nạn nhân. Theo nguồn dẫn từ sách chuyên khảo của Trần Thị Minh Đức, bạo hành gây tổn thương về tâm lý, tinh thần là 89,4%; gây tổn thương về thể chất là 87%. [3]
- Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cũng như hạnh phúc của nạn nhân. Bạo hành làm cho phụ nữ bị tổn thương về sức khỏe như bị thương, đau dạ dày, khuyết tật, đau mãn tính. [19]
Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) đã đưa ra kết luận những người là nạn nhân của tình trạng bị gây hấn thường phải trải nghiệm các cảm giác giận dữ. Những cuộc nghiên cứu trên hàng trăm người thường bị tức giận đã cho thấy sự giận dữ đã ảnh hưởng đến sức khỏe của họ rất nhiều, đẩy con người vào nguy cơ cao mắc chứng tim mạch và làm giảm tính hiệu quả của hệ miễn dịch trong cơ thể. Nếu thường xuyên ở trạng thái bực bội rất dễ gây mệt mỏi, quá tải dẫn đến kiệt quệ, kéo theo tăng huyết áp,căng cứng cơ...[3].
- Bạo lực nếu không bị phát hiện càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng nếu nó còn tiếp tục.
- Nạn nhân chết. Bạo lực là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trong tất cả các nơi trên thế giới cho những người lứa tuổi 15 - 44 [8]. Do tính chất phức tạp của bạo lực gia đình nên nạn nhân khó tìm ra bằng chứng để chứng minh hay tố cáo hành vi bạo lực.