- Quyền bảo mật: bảo mật thông tin mà sinh viên cung cấp - Những sinh viên tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện - Báo cáo nghiên cứu: trình bày số liệu trung thực.
- Không trình bày nghiên cứu, số liệu của người khác như của mình, dù có trích dẫn.
- Xây dựng kế hoạch cho sinh viên khi các em có nhu cầu trị liệu tâm lý, có thể liên hệ với Cán bộ Phòng Khám và Thăm dò chức năng - Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội hoặc Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương, Số 4, Phố Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tiểu kết chƣơng 2
Nghiên cứu được thực hiện theo một quy trình trong thời gian từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014 và được thực hiện trên sinh viên nữ ở trình độ đại học và cao đẳng học trên địa bàn Hà Nội thuộc các khóa học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, trong độ tuổi từ 17 đến 33, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đến từ các vùng dân tộc khác nhau và mỗi bạn có hoàn
cảnh sống riêng. Các sinh viên tham gia nghiên cứu đều tự nguyện và đa số các em có thái độ nghiêm túc trả lời những thông tin trong bảng hỏi.
Trong luận văn chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có sử dụng thang đo; Phương pháp toán thống kêtrong đó phương pháp chính là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có sử dụng thang đo để thu được những thông tin đáng tin cậy cho đề tài.
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phần 1: Thực trạng bạo hành 3.1. Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành
Chứng kiến người thân bị bạo hành là một hình thức bị bạo hành về tinh thần. Trong nghiên cứu này, ngoài trình bày một số hình thức sinh viên bị người thân bạo hành ở phần sau, chúng tôi cũng xem xét có bao nhiêu sinh viên chứng kiến bố mẹ của mình bạo hành lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ sinh viên chứng kiến cha mẹ mình bạo hành lẫn nhau. Cụ thể có đến 15,9% sinh viên báo cáo rằng cha mẹ họ không bao giờ ngồi lại và thảo luận với nhau một cách bình tĩnh khi họ có mâu thuẫn. Điều đó có nghĩa rằng có đến 15,9% cha mẹ của các em sinh viên trong mẫu chọn có dùng các hình thức giải quyết mâu thuẫn không tích cực.
Bảng 3.1: Cách ứng xử của cha mẹ khi có mâu thuẫn
Nội dung Tỉ lệ ( %) Điểm trung bình Không bao giờ Một lần Vài lần Nhiều lần
Họ có bao giờ ngồi lại và thảo
Luận vấn đề một cách bình tĩnh 15,9 9,5 39,8 34,8 1,94
Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi và nếu mâu thuẫn được giải quyết một cách hiệu quả qua việc thảo luận, nhìn nhận vấn đề một cách bình tĩnh thì sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn, tôn trọng và tin tưởng nhau. Khi được hỏi về cách ứng xử của cha mẹ khi gặp
mâu thuẫn có 84,1% sinh viên nữ trả lời là cha mẹ họ ngồi thảo luận với nhau. Điều này cho thấy đa số các bậc làm cha mẹ ứng xử tích cực gặp vấn đề mâu thuẫn. Ngược lại, khi có mâu thuẫn mà hai bên không thể ngồi lại và thảo luận vấn đề một cách bình tĩnh thì dễ làm cho mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, có thể dẫn đến căng thẳng và bạo lực sẽ xảy ra.
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể tỷ lệ cha mẹ bạo hành lẫn nhau về tinh thần và thể chất trước mặt con cái.
3.1.1. Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành về tinh thần Bảng 3.2: Tỷ lệ sinh viên chứng kiến cha mẹ họ bạo hành tinh thần
Nội dung Tỉ lệ ( %) Điểm trung bình Không bao giờ Một lần Vài lần Nhiều lần
Mẹ bạn đã bao giờ quát nạt bố
bạn 54,3 8,1 33,6 4,0 0,87
Mẹ bạn đã bao giờ lăng mạ hay
chửi bố bạn 84,2 6,1 7,7 2,0 0,28
Mẹ bạn đã bao giờ đe dọa sẽ
đánh bố bạn 96,0 0,4 2,8 0,8 0,09
Bố bạn đã bao giờ quát nạt mẹ
bạn 31,6 13,0 44,9 10,5 1,34
Bố bạn đã bao giờ đe dọa sẽ
đánh mẹ bạn 62,8 11,7 19,0 6,5 0,69
Bố bạn đã bao giờ lăng mạ
hay chửi mẹ bạn 66,0 10,9 15,8 7,3 0,64
Bố bạo hành tinh thần mẹ 30,4 69,6 2,68
Tổng 24,3 75,7 3,91
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ sinh viên chứng kiến bố mẹ mình bạo hành tinh thần lẫn nhau là đáng kể. Có đến 75,7% số sinh viên đã từng ít nhất 1 lần chứng kiến bố, mẹ mình bạo hành tinh thần lẫn nhau. Tỷ lệ bạo hành tinh thần là khác nhau giữa bố và mẹ của các em sinh viên. Các em sinh viên chứng kiến bố bạo hành tinh thần mẹ nhiều hơn là mẹ bạo hành tinh thần bố, trong khi có 69,6% số sinh viên ít nhất 1 lần chứng kiến bố bạo hành tinh thần mẹ thì chỉ có 47% số em chứng kiến mẹ bạo hành tinh thần bố. Điểm trung bình mẹ bạo hành tinh thần bố là 1,23 và bố bạo hành tinh thần mẹ là 2,68. Kết quả nghiên cứu của BaBa (2003) ở Các tỉnh miền Núi phía Bắc Việt Nam cũng cho thấy mức độ thường xuyên người cha bạo hành tinh thần mẹ cao hơn người mẹ bạo hành cha (cha bạo hành mẹ về tinh thần có điểm trung bình là 1,65 trong khi người mẹ bạo hành tinh thần cha là 0,97).
Hình thức bạo hành tinh thần bố mẹ các em sinh viên sử dụng nhiều nhất là quát nạt (chiếm 75,3% số bố mẹ của sinh viên, trong đó bố là 68,4%
và mẹ là 45,7% ), 15,8% số sinh viên cho rằng mẹ mình thậm chí còn chửi bới hay lăng mạ bố của mình trong khi 34% sinh viên báo cáo rằng cha mình đã chửi bới hay lăng mạ mẹ.
Hình thức dọa đánh tuy được phụ nữ ít sử dụng với chồng của mình nhưng cũng vẫn còn chiếm 4,0%. Trong khi có đến 37,2% người chồng đã dọa nạt vợ của mình.
Như vậy, tỷ lệ sinh viên chứng kiến cha, mẹ mình quát nạt, chửi bới, lăng mạ và đe dọa lẫn nhau là khá cao. Việc chứng kiến bố mẹ bạo hành tinh thần lẫn nhau có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của sinh viên. Trẻ em chứng kiến bạo hành trong gia đình có nguy cơ cao về các vấn đề hành vi và tình cảm và các than phiền về sức khỏe thể chất (McCloskeyet. al., 1995; Jounrileset. al., 1989).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự chứng kiến bạo lực gia đình khi còn nhỏ với sự trở thành nạn nhân sau này. Nghiên cứu của (PN. Bensley và cộng sự) cho thấy những phụ nữ chứng kiến bạo lực gia đình khi còn nhỏ tăng nguy cơ bị bạo lực thể chất gấp 4 lần. Kết quả nghiên cứu của (Nguyen Dang Vung, G Krantz (2009), cho thấy nguy cơ bị bạo lực thể chất/tình dục của phụ nữ đã từng chứng kiến bạo lực gia đình tăng gấp 3 lần so với người không từng chứng kiến. Những người đã từng chứng kiến dễ dàng chấp nhận bạo lực ở mức cao hơn những người không chứng kiến.
Ở nhiều gia đình, thế hệ con cái đã lặp lại hành vi bạo lực của cha mẹ mà khi còn nhỏ chúng được chứng kiến. Bạo lực gây nguy cơ tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình, ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội của cộng đồng. Và nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thông qua các chi phí chữa bệnh và việc mất khả năng lao động từ phía nạn nhân.
Bạo hành sẽ làm trẻ bị ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng
kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình.
3.1.2. Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành thể chất
Hình thức chứng kiến bố mẹ bạo hành thứ hai đó là bạo hành thể chất. Có 36,8% số sinh viên đã chứng kiến ít nhất 1 lần cha mẹ mình bạo hành thể chất lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nhóm Baba tìm được là người chồng dùng vũ lực đối với vợ nhiều hơn rất nhiều lần người vợ dùng vũ lực đối với chồng.
Bảng 3.3: Tỷ lệ sinh viên chứng kiến bố mẹ mình bạo hành thể chất lẫn nhau Nội dung Tỉ lệ ( %) Điểm trung bình Không bao giờ Một lần Vài lần Nhiều lần
Mẹ bạn đã bao giờ đẩy, đánh
hay tát bố bạn 95,1 1,6 2,4 0,9 0,09
Bố bạn đã bao giờ đẩy, đánh
hay tát mẹ bạn 64,0 14,2 15,4 6,4 0,64
Tổng 63,2 36,8 0,36
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4,8% sinh viên trả lời mẹ của họ có hành vi đẩy hoặc tát người chồng.
Khi được hỏi “Bố bạn đã bao giờ đẩy, đánh hay tát mẹ bạn” có 64,0% trả lời là không bao giờ, và có 36% trả lời là có. Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên chứng kiến bố họ sử dụng những hành vi vũ lực để bạo
hành chính mẹ của mình khá cao. Bạo lực cũng được một số nam giới giải thích như là một cách để một số họ giành lại quyền lực bởi vì họ cảm thấy họ có vị trí thấp hơn trong gia đình, đàn ông tự hào là trụ cột trong gia đình, bởi họ luôn có quan niệm phụ có vị trí thấp kém hơn mình trong xã hội. Những người đàn ông Việt Nam thường sử dụng bạo lực khi họ cảm thấy không thể hoàn thành trách nhiệm truyền thống riêng của họ về chăm sóc gia đình của họ, thấy bất mãn trong vì phụ nữ không sống theo lý tưởng của họ và do đó những người đàn ông không thể mất vị trí xã hội xứng đáng của mình, thường dẫn đến hành vi bạo lực (Yick , 2001; Gammeltoft , 1999).
Tóm lại, tỷ lệ sinh viên chứng kiến cha mẹ mình bạo hành tinh thần và thể chất là dáng kể, trong đó người cha có xu hướng thường xuyên bạo hành cả tinh thần lẫn thể chất hơn người mẹ. Xu hướng này cũng phù hợp với các nghiên cứu đi trước.
3.2. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành
3.2.1. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành về tinh thần
Bạo hành tinh thần không kém phần quan trọng so với bạo lực thể chất và ảnh hưởng của bạo hành tinh thần cũng vô cùng nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe tâm thần của người bị bạo hành như lo âu, trầm cảm và tỷ lệ này thường nhiều hơn những người không bị bạo hành.
Các dạng bạo hành tâm thần mà sinh viên nữ trải nghiệm là bị quát nạt, bới, bị lờ và đối xử một cách lạnh nhạt, nghi ngờ không chung thủy, gọi là đồ béo ị hay xấu xí, lăng mạ, chửi bới, bị cản trở đi gặp bạn bè, bị dọa đánh trong đó bị lờ đi và đối xử một cách lạnh nhạt hoặc quát nạt chiếm tỷ lệ cao nhất, 29,1 % số sinh viên bị lờ đi và đối xử một cách lạnh nhạt và 28,7% số sinh viên bị quát nạt.
Việc nghi ngờ không chung thủy cũng được các nam sinh viên dùng để đối xử với người yêu của mình (22,3%). Chính điều này có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tình cảm của các bạn nữ bởi các em thường hay nhạy cảm, trong
tình yêu, các bạn nữ luôn mong muốn có được sự tin tưởng từ người mình yêu và nhận được sự quan tâm chăm sóc từ bạn tình.
Bạo hành bằng cách làm cho sinh viên nữ cảm thấy tự ti về bản thân mình là một hình thức bạo hành gây ra những tổn thương về mặt tâm lý đối với phái đẹp. Có 15,8% sinh viên nữ bị người khác chê bai là xấu xí và béo ị.
Hình thức bạo hành cản trở đi gặp bạn bè, dọa đánh làm tuy ít nhưng cũng đã xảy ra đối với sinh viên nữ.
Bảng 3.4 : Tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành tinh thần
Nội dung Tỉ lệ (%) Điểm trung bình Chƣa bao giờ Một lần lần Vài lần Nhiều lần
Tôi bị lờ và đối xử với một cách
lạnh nhạt 70,9 11,7 14,6 2,8 0,49
Tôi đã bị quát hay nạt nộ
71,3 10,9 14,2 3,6 0,50 Tôi thường bị nghi ngờ rằng tôi
không chung thủy 77,7 6,9 13,0 2,4 0,40 Tôi bị lăng mạ hoặc bị chửi bới
83,8 6,5 9,3 0,4 0,26 Tôi bị gọi là đồ béo ị hay xấu xí
84,2 5,7 6,9 3,2 0,29 Tôi bị cản trở đi gặp bạn bè 84,6 7,3 7,7 0,4 0,24 Tôi bị dọa đánh 91,1 4,0 4,5 0,4 0,14 Tổng 2,33
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ bị bạo hành là khá phố biến, có đến 50,6% sinh viên bị bạo hành tinh thần, trong đó có 13,8% bị ít nhất một lần bị bạo hành tinh thần và 36,8% bị bạo hành tinh thần nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó nhiều nhất là bị lờ đi và đối xử một cách lạnh nhat, quát nạt, nghi ngờ không chung thủy. So sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu của Tổng cục thống kê Việt Nam (2010) với 54% phụ nữ bị bạo hành thì con số của chúng tôi nhỏ hơn một chút nhưng không khác biệt lớn. Con số trên cho thấy, tỷ lệ sinh viên bị bạo hành tinh thần ngang bằng tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành nói chung. Như vậy bạo hành tinh thần phụ nữ không kể tuổi tác, bất cứ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ như nhau.
Tỷ lệ sinh viên bị từ 1 đến 2 hình thức bạo hành tinh thần là khá cao (26,8% số sinh viên), tuy nhiên số sinh viên phải chịu 3 hoặc 4 hình thức bạo hành tinh thần cũng không nhỏ, có đến 9,7% sinh viên trải nghiệm 3 hình thức và 7,7% số sinh viên trải nghiệm 4 hình thức bạo hành tinh thần. Một số lượng nhỏ sinh viên chịu từ 5 hình thức bạo hành tinh thần trở lên.
Các hình thức bạo hành tinh thần 49.4 13.8 13 9.7 7.7 3.2 2 1.2 0 10 20 30 40 50 60 Không hình thức nào 1 hình thức 2 hình thức 3 hình thức 4 hình thức 5 hình thức 6 hình thức 7 hình thức Tỉ lệ ( %)
Biểu đồ 3.1 : Số lượng các hình thức bị bạo hành về tinh thần
3.2.2. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành về thể chất
Bạo hành về thể chất là một dạng bạo hành rất nguy hiểm, nó làm cho nạn nhân bị tổn thương, đau đớn hoặc đôi khi mất cả tính mạng
Bạo hành thể chất là hành vi bạo lực như vặn tay, xoắn tóc, đá, tát, bóp cổ, đẩy hay xô đẩy, đánh đập, sử dụng dao, ném vật vào người, đốt hay làm bỏng hoặc làm gì đó khiến nạn nhân có vết thâm tím, bị bong gân hay vết đứt nhỏ, nặng có thể bất tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 72,1% sinh viên nữ chưa từng bị bạo hành thể chất và 27,9% sinh viên nữ đã từng bị ít nhất một trong các hình thức bạo lực thể chất bởi những người thân yêu của mình. So sánh với báo cáo của Hesei năm 1994 nghiên cứu trên 35 nước, có khoảng từ 20-> trên 50% phụ nữ bị đánh đập thì con số của chúng tôi nằm trong khoảng đó.
Comment [NK4]: Nên phân tích tổng quát trước rồi mới đi đến chi tiết.
Hình thức bạo hành thể chất mà sinh viên nữ phải chịu nhiều nhất là bị đẩy hay xô đẩy (14,2% số sinh viên trong nghiên cứu, trong đó 7,3% - một lần bị và 6,9% - vài lần bị đẩy). Đẩy hay xô đẩy là một hành vi bạo lực mà tất cả mọi người đều sợ hãi, hành vi bạo lực này không chỉ gây đau đớn về mặt thể xác mà còn gây đau đớn về mặt tinh thần và hậu quả gây ra có thể rất