Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan Nhà nước và kiên quyết đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, KBNN cần phải tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý quỹ NSNN nói chung và công tác quản lý thu NSNN nói riêng cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã xác định: “Hiện đại hoá quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho các đối tượng nộp thuế. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước với các phương thức thu nộp thuế hiện đại, bảo đảm xử lý dữ liệu thu ngân sách nhà nước theo thời gian thực thu; ...”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015 đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015, trong đó những nhiệm vụ về công tác quản lý tài chính được nêu rõ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng. Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách đi đôi với tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội... Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với tăng cường cải cách thủ tục hành chính. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm như: quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, thực hiện dự án, chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công... Thực hiện nghiêm việc công khai, minh
thu NSNN vẫn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Như vậy, có thể thấy việc hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý thu NSNN là yêu cầu cần thiết, khách quan để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Kho bạc và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong thời gian tới, việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN cần quán triệt các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Đảm bảo công khai minh bạch quy trình, thủ tục thu NSNN. Quy
trình, thủ tục thu NSNN phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; mặt khác phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý. Muốn vậy, các nguyên tắc, quy trình, phương thức thu, chứng từ… đề ra phải khoa học, chặt chẽ, rõ ràng, đơn giản và phải được công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho cả NNT và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý thu NSNN.
- Thứ hai: Đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp thu NSNN với một số NHTM cổ phần nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi cho người nộp thuế. Tăng cường trao đổi, kết nối thông tin giữa các đơn vị tham gia phối hợp thu. Tiến tới ủy nhiệm thu bằng tiền mặt, thu phạt vi phạm hành chính với tất cả các ngân hàng nơi Kho bạc huyện mở tài khoản.
Việc triển khai Dự án Hiện đại hoá thu NSNN, đặc biệt là việc xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu tập trung về người nộp thuế tại Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương đã tạo ra cơ sở vật chất cũng như điều kiện kỹ thuật cần thiết; đồng thời, thúc đẩy xu hướng tổ chức phối hợp thu NSNN giữa các cơ quan trong ngành tài chính (KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) với hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm phục vụ tốt hơn và tạo thêm nhiều lựa chọn cho người nộp thuế. Vì vậy, các đơn vị KBNN huyện khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp thu, đẩy mạnh ủy nhiệm thu bằng tiền mặt, thu phạt bằng biên lai thu với các NHTM trên địa bàn.
- Thứ ba: NHTM cần triển khai mở rộng các hình thức thu NSNN qua intenetbanking, đối với hình thức thu qua ATM tập trung mở rộng đối tượng áp dụng đối với các cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân để giảm tải việc nộp thuế bằng tiền mặt tại các điểm thu của KBNN và NHTM.