và phối hợp thu NSNN
Căn cứ Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 về việc ban hành quy trình thu NSNN theo dự án Hiện đại hoá thu NSNN qua KBNN tại KBNN Vĩnh Phúc đã phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính trên địa bàn triển khai thực hiện dự án Hiện đại hóa thu NSNN.
Việc triển khai Dự án hiện đại hoá thu NSNN đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính, KBNN và người nộp thuế, đó là:
- Thúc đẩy xu hướng kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử thay thế cho phương thức luân chuyển, trao đổi thông tin qua chứng từ và giấy. Do đó, thời gian giao dịch được rút ngắn; khối lượng công việc được giảm bớt.
- Thống nhất được dữ liệu về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của từng đối tượng nộp giữa cơ quan thu, KBNN, cơ quan Tài chính (do đã có sự thống nhất
và sử dụng chung các dữ liệu giữa các đơn vị về số phải thu, số đã thu, mục lục NSNN, danh mục tài khoản, …).
- Thực hiện kế toán số thu NSNN nhanh chóng, chính xác; hỗ trợ việc theo dõi tình trạng nộp tiền thuế, phí; đảm bảo tính thuế, đôn đốc thuế nhanh chóng, kịp thời; đặc biệt là cơ quan tài chính và cơ quan thu không phải nhập lại dữ liệu thu NSNN, mà có thể nhận được đầy đủ, kịp thời các thông tin, dữ liệu về số đã thu NSNN từ KBNN truyền sang.
- Đây là bước đột phá trong việc đơn giản hoá và cải cách thủ tục hành chính trong quy trình thu nộp NSNN của KBNN và cơ quan thu; tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp khi làm nghĩa vụ với NSNN, cụ thể:
+ Đối tượng nộp chỉ cần lập 1 liên Bảng kê nộp thuế theo mẫu tương đối đơn giản, thay vì phải lập 4 liên Giấy nộp tiền vào NSNN với nhiều chỉ tiêu khá phức tạp như trước đây; thời gian chờ đợi để mỗi đối tượng làm thủ tục nộp bằng tiền mặt tại KBNN đã được rút ngắn xuống còn 5-7 phút, thay vì mất khoảng 30 phút như trước đây.
+ Việc nhập dữ liệu của KBNN đã được giảm bớt đáng kể, do các thông tin, dữ liệu về đối tượng nộp đã được cơ quan thu kết xuất và truyền sang.
- Việc triển khai Dự án hiện đại hoá thu NSNN đã tạo cơ sở và điều kiện kỹ thuật cần thiết cho việc tổ chức phối hợp thu giữa KBNN Vĩnh Phúc với Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc và với hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Từ tháng 9/2010, KBNN Vĩnh Phúc uỷ nhiệm cho các Ngân hàng Công thương thực hiện thu toàn bộ các khoản thu NSNN (bao gồm cả thu bằng tiền mặt, chuyển khoản, thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu) trên địa bàn tỉnh. Việc uỷ nhiệm thu các khoản thu NSNN của KBNN Vĩnh Phúc cho ngân hàng sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn khác như: tăng thêm nhiều lựa chọn, mở rộng không gian và thời gian cho người nộp thuế (người nộp thuế có thể nộp tiền tại nhiều địa điểm khác nhau, nơi có điểm giao dịch của ngân hàng, có thể nộp tiền
minh, hiện đại (nộp qua thẻ ATM, dịch vụ thu không chờ chấp thuận…); đồng thời, việc thu nộp trực tiếp vào tài khoản của KBNN Vĩnh Phúc mở tại ngân hàng sẽ góp phần tập trung nhanh, đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào NSNN; tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt…
Thực hiện Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu NSNN giữa KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục hải quan và các NHTM, KBNN Vĩnh Phúc đã tổ chức quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản của Bộ Tài chính và KBNN về việc tổ chức phối hợp thu NSNN đến tất cả các đơn vị trực thuộc và cán bộ nghiệp vụ có liên quan. Đồng thời, phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính ở địa phương hoàn thành triển khai dự án hiện đại hóa thu tại văn phòng KBNN tỉnh và các KBNN huyện, thị trong toàn tỉnh xong trước 30/9/2010 để làm tiền đề triển khai phối hợp thu.
Căn cứ thoả thuận hợp tác và hướng dẫn quy trình nghiệp vụ của KBNN; nhu cầu tổ chức phối hợp thu NSNN tại đại bàn, KBNN Vĩnh Phúc đã báo cáo xin ý kiến và được KBNN đồng ý chủ trương cho phép tổ chức triển khai phối hợp thu các khoản thu NSNN trên địa bàn với chi nhánh Ngân hàng Công thương. KBNN Vĩnh Phúc đã phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan thống nhất kế hoạch triển khai và tổ chức ký kết Thoả thuận liên tịch quy trình phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc - Thuế - Hải quan và ngân hàng công thương, thời gian thực hiện từ 30/9/2011. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, nhất là cán bộ Ngân hàng hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình thu NSNN. Bên cạnh đó, còn tăng cường công tác tuyên tryuền trên đài truyền hình, báo địa phương về những thay đổi và lợi ích của việc phối hợp thu NSNN.
1.5.2. Kinh nghiệm về công tác triển khai Dự án hiện đại hóa thu và Phối hợp thu tại KBNN Nam Định
Về tổ chức triển khai hệ thống TCS được thực hiện theo từng giai đoạn. Trước tiên triển khai các khoản nộp thuế, phí lệ phí bằng tiền mặt để hệ thống vận hành ổn định và các nhân viên làm quen với quy trình, giao diện trên hệ thống. Sau
đó tiếp tục triển khai đối với các khoản thu bằng chuyển khoản và các nghiệp vụ khác. Đầu tiên triển khai thí điểm ở thành phố để rút kinh nghiệm sau đó tiếp tục triển khai đến các KBNN huyện. Đến năm 2010, các đơn vị đã triển khai xong dự án hiện đại hóa thu và triển khai cơ chế phối hợp với cơ quan thu và các NHTM tại tất cả các đơn vị Kho bạc. Trong quá trình triển khai, tất cả các cơ quan ngành tài chính đã phối hợp với các NHTM thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền phong phú như đưa thông tin lên các phương tiện thong tin đại chúng, trang web của các NHTM, treo băng rôn tại trụ sở các cơ quan thu, Kho bạc và các điểm giao dịch của ngân hàng, phát hành tờ rơi thông báo cho NNT, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có kê khai thuế về các địa điểm thu thuế để NNT lựa chọn nơi nộp thuận tiện nhất.
Kết quả thực hiện đến ngày 30/6/2012, đã triển khai xong công tác phối hợp thu, thu qua ngân hàng đạt 60,9% tổng thu ngân sách. Công tác triển khai đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý thu và cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu NSNN, nâng cao vai trò quản lý và phân định trách nhiệm của từng cơ quan vào công tác thu và quản lý ngân sách; giảm thiểu thời gian, khối lượng nhập dữ liệu tại từng cơ quan vì dữ liệu được dùng chung. Tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian công sức cho NNT, NNT có thể lựa chọn nhiều địa điểm nộp khác nhau như tại kho bạc, NHTM nên giảm thời gian đi lại hoặc chờ đợi nhất là vào thời điểm cuối tháng, quý, năm. Thủ tục nộp đơn giản hóa: người nộp chỉ viết bảng kê nộp tiền thay vì phải viết đầy đủ 4 liên giấy nộp tiền như trước đây; mặt khác các NHTM làm việc ngày thứ 7 nên tạo thuận lợi cho NNT. Đối với cơ quan thu: Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN, thống nhất sử dụng dữ liệu thu và thường xuyên đối chiếu một cách đầy đủ kịp thời về số thuế phải thu, số đã thu qua đó cơ quan thu tổng hợp kịp thời số liệu thu, số nợ đọng. Đối với cơ quan Kho bạc: tiết kiệm một phần đáng kể chi phí kiểm đếm tiền, đóng gói, vận chuyển, làm thêm giờ vào thứ 7 và giao nhận tiền với ngân hàng; bố trí sắp xếp lại 30% kiểm ngân sang làm các bộ phận khác như kế toán, hành chính để tập trung vào thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc. Đối với NHTM:
kinh tế, mở rộng mạng lưới khách hàng và quan hệ khách hàng, góp phần giúp các dịch vụ của ngân hàng thêm phong phú,... nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Phú Thọ trong công tác quản lý thu NSNN
Công tác quản lý thu NSNN ta ̣ i KBNN tỉnh đều tâ ̣p trung vào hai nô ̣i dung : Hiê ̣n đa ̣i hóa thu NSNN và phối hợp thu NSNN.
Về công tác hiê ̣n đa ̣i hóa thu NSNN : Triển khai đúng thời gian , lô ̣ trình Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 về việc ban hành quy trình thu NSNN theo dự án Hiện đại hoá thu NSNN qua KBNN làm tiền đề cho công tác phối hợp thu; Tâ ̣p trung đào ta ̣o cán bô ̣ tinh thông nghiê ̣p vu ̣ trong lĩnh vực thu , vâ ̣n hành đúng quy trình.
Về công tác phối hợp thu NSNN : Phối hợp với các đơn vi ̣ liên quan tổ chức tuyên truyền trên phương tiê ̣n thông tin đa ̣i chúng về công tác phối hợp thu đến NNT; nâng cao vai trò quản lý và phân định trách nhiệm của từng cơ quan vào công tác quản lý thu ngân sách; các đơn vị Kho bạc chủ động triển khai phối hợp thu với chi nhánh NHTM trên cơ sở hướng dẫn của KBNN.
1.5.4. Mô hình hệ thống thu thuế nƣớc ngoài
Theo sự đánh giá của Ngân hàng thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ là điển hình về một quốc gia triển khai thành công cải cách Quản lý tài chính công với kết quả đầu ra là một Hệ thống thông tin Tài chính Chính phủ. Hệ thống thu thuế được xây dựng từ năm 2001 và được cải tiến, nâng cấp hoàn thiện liên tục trong 10 năm.
Hệ thống bắt đầu vận hành giai đoạn 1 từ năm 2001 cho 155 văn phòng thuế, giai đoạn 2 từ năm 2004 thực hiện tự động hóa đến 449 văn phòng thuế, trên dạng web, với cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, có chức năng kiểm soát lưu vết và khai báo điện tử trực tuyến. Giai đoạn 3 triển khai đến hết các văn phòng thuế và các đơn vị tài chính. Đây là dự án lớn nhất trong khu vực công, hiện có 35.000/45.000 cán bộ của tổng cục thuế sử dụng hệ thống này.
Mục tiêu là tự động hóa hoàn toàn trong công tác thu NSNN, chống hoạt động ngầm trong lĩnh vực thu NSNN và hoàn thuế qua internet, cung cấp dữ liệu cho việc dự báo thu. Việc quản lý đối tượng nộp thuế có 2 loại mã: số chứng minh thư (đối với cá nhân) và mã số thuế (đối với doanh nghiệp). Các ứng dụng chính của hệ thống thu NSNN:
+ Kê khai thuế điện tử trên trang web đăng ký thuế e-declaration (là bắt buộc đối với đối tượng nộp thuế, phải ký hợp đồng với cơ quan thuế để sử dụng ứng dụng này). Hiện tại có hơn 30 loại thuế được khai báo trên trang web này. Hàng tháng có khoảng 1.5 triệu bản kê khai, chủ yếu vào 3 ngày cuối tháng.
+ Thu thuế điện tử thông qua các ngân hàng (e-collection): Đây là tiện ích giữa văn phòng thuế và các ngân hàng. Các ngân hàng thu, cuối ngày gửi dữ liệu thu về hệ thống của thuế thông qua việc sử dụng hệ thống e-collection. Lúc đầu ngân hàng không được truy vấn hệ thống thu thuế, sau đó giai đoạn 3 đã mở chức năng này cho ngân hàng để truy vấn và cập nhật thông tin. Tiền thuế từ ngân hàng chuyển từ tài khoản người nộp thuế sang tài khoản của văn phòng thuế, sau đó chuyển về tài khoản của Kho bạc, đảm bảo cuối ngày tài khoản của văn phòng thuế bằng 0. Hiện tại, việc khai báo điện tử là bắt buộc, nhưng nộp qua ngân hàng không bắt buộc. Đối tượng nộp thuế có thể nộp tiền mặt vào văn phòng thuế, sau đó cơ quan này nộp vào ngân hàng tùy thuộc vào số lượng hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày. Cơ sở dữ liệu của hệ thống lưu giữ toàn bộ các thông tin từ người nộp, ngân hàng,… phục vụ công tác quản lý thu và sử dụng cho cả mục đích kiểm toán.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hƣởng đến công tác thu NSNN ảnh hƣởng đến công tác thu NSNN
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, nơi cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; Tổng diện tích tự nhiên 3.519,6 km2, dân số hơn 1,3 triệu người, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 65%; có 21 dân tộc anh em cùng chung sống, với gần 200 ngàn người dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 15% dân số toàn tỉnh).
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố loại I, 01 thị xã và 11 huyện, với Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh; có 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã. Toàn tỉnh có 09 huyện miền núi, 01 huyện nghèo đặc biệt khó khăn với 214 xã miền núi (trong đó có 43 xã đặc biệt khó khăn và 7 xã vùng cao).
Là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, với những giá trị văn hóa quý báu được giữ gìn trải qua mấy ngàn năm lịch sử kể từ thời các Vua Hùng dựng nước, cùng với điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên … thuận lợi, Phú Thọ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của Phú Thọ đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân đạt trên 10% năm; cơ cấu kinh tế đang tích cực chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (năm 2011: tỷ trọng kinh tế công nghiệp, xây dựng chiếm 39,7%; dịch vụ 35,2%; nông lâm nghiệp 25,1%); thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 14,5 triệu đồng (tăng gấp 8 lần so với năm 1997); giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 9,5%/năm; thu hút vốn đầu tư tăng 32%/năm… Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội… cũng có những tiến bộ vượt bậc. An ninh –
quốc phòng được củng cố và tăng cường. Đời sống của nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt về mọi mặt.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng kinh tế và các nguồn lực tài chính của tỉnh được chú trọng khai thác. Quy mô ngân sách địa phương ngày càng lớn, tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm khá cao (bình quân tăng 27,3% năm) đã đáp ứng được phần nào nhu cầu chi ngân sách địa phương và giảm dần số trợ cấp từ ngân sách địa phương cho ngân sách trung ương (năm 2011: thu ngân sách địa phương đạt 2.150 tỷ đồng, chi ngân sách là 7.500 tỷ đồng). Công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn tỉnh có nhiều tiến bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Song cơ bản Phú Thọ vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu; thu nhập bình quân đầu người thấp (năm 2011 thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 53,7 bình quân chung của cả nước); nguồn lực tài chính còn hạn hẹp và mất cân đối; hàng năm thu ngân sách địa phương chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu chi, còn lại ngân sách trung ương phải trợ cấp; chi cho đầu tư phát triển còn hạn chế…
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII nêu rõ: “ Tiếp tục