Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu NSNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà Nước tỉnh Phú Thọ (Trang 78)

Với mục tiêu đổi mới về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thu NSNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa hệ thống tài chính, hiện đại hóa thu NSNN đã được xây dựng và triển khai thông qua việc ứng dụng các thành tựu công nghệ quản lý, công nghệ thông tin hiện đại. Qua thực tế triển khai Hiện đại hóa thu NSNN đã đáp ứng mục tiêu đề ra, đóng góp tích

cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN của các cơ quan quản lý, thúc đẩy xu hướng hiện đại hóa công tác quản lý nền tài chính quốc gia, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, tạo thuận lợi và phục vụ tốt hơn cho người dân. Hiện đại hóa thu NSNN góp phần đáng kể hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, cải cách hành chính nhà nước tại KBNN trong quản lý NSNN.

Sau vài năm triển khai Dự án hiện đại hóa thu, nộp ngân NSNN và tổ chức phối hợp thu NSSN giữa các cơ quan: Thuế - Hải quan - Kho bạc Nhà nước và các NHTM, bước đầu dự án đã mang lại nhiều đột phá nhằm cải cách thủ tục thu, nộp NSNN, tạo thuận lợi cho cả các bên: KBNN – NNT- Cơ quan Thu và các NHTM. Thông qua hiện đại hóa thu NSNN đã giảm thiểu số mẫu đơn, tờ khai, chuẩn hóa trên các nội dung, hình thức theo hướng đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho người sử dụng. NNT chỉ cần lập 1 bảng kê nộp thuế thay vì trước đây NNT phải lập 4 liên Giấy nộp tiền vào NSNN. Quy trình, thủ tục thu nộp NSNN được đơn giản hóa, giảm thiểu thời gian thu nộp đối với mỗi khoản thu nộp xuống còn 5-7 phút, thay vì khoảng 30 phút như trước đây, mở rộng thời gian và không gian cho NNT, NNT có thể nộp ở NHTM, nộp vào ngày thứ 7,… như vậy giảm được chi phí về thời gian, vật chất cho NNT cũng như cơ quan đơn vị quản lý thu, tạo điều kiện để tạo thêm của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc sử dụng chung dữ liệu thu được tập trung, nhanh chóng, chính xác, việc thống nhất và đối chiếu số liệu về thu NSNN được đầy đủ, kịp thời giữa các cơ quan trong ngành tài chính; góp phần giảm thiểu thời gian và khối lượng nhập liệu tại các cơ quan, đơn vị có liên quan, giảm áp lực về biên chế, kinh phí cho các đơn vị KBNN để có điều kiện tập trung vào thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc.

Hiện đại hóa tạo tiền đề cho việc hiện đại hóa nền hành chính, từng bước xây dựng chính phủ điện tử. Với việc xây dựng trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương, thực hiện kết nối, trao đổi thông tin giữa các đơn vị có liên quan, hiện đại hóa thu NSNN đã thúc đẩy xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại vào quản lý hành chính nhà nước, mở ra xu hướng kết nối, trao đổi thông tin, dữ

trung đã góp phần đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu, tăng cường khả năng chia sẻ thông tin và tạo tiền đề để áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại; thúc đẩy xu hướng hình thành và phát triển dịch vụ điện tử trong lĩnh vực quản lý thu NSNN.

Bên cạnh đó, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tổ chức, bộ máy hợp lý, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý thu NSNN. Hiện đại hóa thu NSNN đòi hỏi phải xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong triển khai, vận hành, định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị trong hệ thống từ đó góp phần cải tiến phương thức quản lý, tác phong, lề lối làm việc và tăng cường năng lực trách nhiệm của từng cá nhân trong giải quyết công việc, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ. Việc mở rộng đối tượng, phạm vi hiện đại hóa thu NSNN, phối hợp thu với NHTM góp phần giảm thiểu và tiến tới việc không thực hiện thu tiền mặt qua KBNN sẽ dẫn đến việc điều chỉnh cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, tăng cường tính chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước.

Đối với ngành Tài chính thì việc ký kết hợp tác giữa cơ quan thuế, hải quan với ngân hàng trong uỷ nhiệm thu NSNN còn thể hiện sự phối hợp rất hiệu quả giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Không chỉ nguồn NSNN được thu và quản lý chặt chẽ mà quy trình hạn chế giao dịch tiền mặt cũng nhờ đó có những bước tiến đáng kể.

Còn với các chi nhánh và NHTM, việc giúp Nhà nước thu được một lượng tiền lớn, hạch toán riêng trong hệ thống ngân sách cũng giúp nâng cao vị thế, đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ, tăng sự an toàn hệ thống.v.v…

Chắc chắn sự thành công của hoạt động thu thuế qua ngân hàng sẽ tiếp tục được nhân rộng, tiến tới thu NSNN đạt 100% qua hệ thống điện tử trong tương lai không xa, việc thu NSNN chủ yếu được thực hiện ở các NHTM. Đây cũng là thành công lớn của chương trình cải cách hành chính thu NSNN của ngành Tài chính mà

hệ thống ngành Kho bạc, Thuế, ngành Hải quan đang đi tiên phong trong triển khai, thực hiện.

Việc tập trung nhanh, đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu vào NSNN nhằm góp phần đảm bảo cho Ngân sách thực hiện đúng vai trò đảm bảo chi tiêu của Nhà nước, tham gia điều tiết nền kinh tế xã hội và thực hiện một số vai trò khác là hết sức quan trọng. Vì vậy công tác quản lý thu NSNN là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của ngành tài chính. Trong những năm qua, công tác quản lý thu NSNN tại KBNN Phú Thọ có nhiều đổi mới về quy trình nghiệp vụ, công nghệ,... Mọi khoản thu NSNN đều được hạch toán kịp thời, đầy đủ và phân chia đúng tỷ lệ cho các cấp ngân sách. Công tác quản lý thu NSNN dần đi vào nề nếp dựa trên nền tảng là Dự án hiện đại hóa thu NSNN và công tác phối hợp thu NSNN. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý thu NSNN còn một số tồn tại, hạn chế cần giải quyết để công tác quản lý thu NSNN tại KBNN Phú Thọ đạt hiệu quả cao hơn hơn đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN cho những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà Nước tỉnh Phú Thọ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)