Trong những năm qua, hệ thống KBNN Phú Thọ đã tích cực phối hợp với cơ quan thu, đẩy mạnh công tác hiện đại hóa thu, đa dạng phương thức thu tạo thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở kết quả triển khai dự án hiện đại hóa thu NSNN để mở rộng diện cung ứng dịch vụ hành chính công, các đơn vị Kho bạc tiếp tục triển khai công tác phối hợp thu với các NHTM. Hiện đại hóa thu NSNN và phối hợp thu NSNN đã mang lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt.
Về phía NNT: Tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, công sức cho NNT. NNT có thể lựa chọn địa điểm nộp tiền tại nhiều nơi khác nhau như tại trụ sở của các đơn vị kho bạc hoặc các phòng giao dịch của ngân hàng nên giảm được thời gian đi lại hoặc chờ đợi nhất là vào dịp cuối tháng, cuối quý, cuối năm; thủ tục quy trình được đơn giản hóa; mặt khác các điểm giao dịch của NHTM đều làm việc ngày thứ 7 nên mang lại nhiều thuận lợi cho NNT
Về phía cơ quan thu: Thống nhất sử dụng dữ liệu thu và thường xuyên đối chiếu một cách đầy đủ, kịp thời về số thuế phải thu, đã thu của từng đối tượng nộp. Qua đó cơ quan thu không chỉ tổng hợp đầy đủ kịp thời, chính xác kết quả thu mà còn biết chính xác số thuế còn tồn đọng của NNT để có biện pháp đôn đốc thu nộp một cách có hiệu quả.
Về phía NHTM: Thông qua việc thực hiện phối hợp thu NSNN, các NHTM góp phần từng bước giảm thiểu tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, mở rộng mạng lưới hoạt động và quan hệ khách hàng, góp phần giúp cho các dịch vụ của NHTM thêm phong phú, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Về phía KBNN: Tập trung nguồn lực thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc đến năm 2020, giảm áp lực về biên chế; Hiện đại hóa quy trình, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý thu NSNN tại KBNN Phú Thọ còn gặp khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện. Một vài đơn vị KBNN huyện chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc và nội dung quy trình nghiệp vụ của công tác tổ chức phối hợp thu NSNN, nên việc tổ chức triển khai thực hiện còn một số tồn tại. Cụ thể:
- Mặc dù trên địa bàn đã triển khai dự án Hiện đại hóa thu NSNN, song còn nhiều đơn vị KBNN huyện (8/13 đơn vị) chưa thực sự chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn để mở rộng và đẩy nhanh tiến độ triển khai phối hợp thu NSNN với các NHTM nơi mở tài khoản về ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, thu phạt hành chính bằng biên lai thu với các NHTM. Nguyên nhân, các đơn vị này đóng trên địa bàn huyện miền núi, doanh số thu ít, chỉ có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng trên địa bàn; nguồn nhân lực, hạ tầng thông tin còn hạn chế; việc phối hợp giữa Kho bạc với cơ quan Thuế, NHTM chưa được quan tâm đúng mức.
- Có đơn vị KBNN thời gian đầu sau khi đã ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, ủy nhiệm thu phạt hành chính bằng biên lai thu cho NHTM thì không tiếp tục
tổ chức thu tiền khi NNT đến làm thủ tục nộp tiền mặt tại KBNN, nên đã gây một số dư luận không tốt trong nhân dân.
- Về cơ bản, Thông tư số 128/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức phối hợp thu NSNN giữa KBNN - Tổng cục Thuế/Hải quan - NHTM. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn một vài vướng mắc, cụ thể như:
+ Các quy định về quy trình nghiệp vụ tổ chức phối hợp thu NSNN chưa được pháp lý hóa cao tại các văn bản của Bộ Tài chính (mới chỉ được thể hiện trong các thỏa thuận hợp tác giữa KBNN – Cơ quan thu - NHTM).
Đây là Dự án lớn, có nhiều bên tham gia, có phạm vi triển khai rộng và có tác động lớn đến toàn thể xã hội nên việc triển khai thực hiện có nhiều khó khăn, vướng mắc, phức tạp. Thời gian tới cần thiết thành lập Ban Chỉ đạo về thu NSNN qua hệ thống NHTM gồm các thành phần là đại diện của Bộ Tài chính, KBNN, cơ quan thuế, hải quan, Ngân hàng Nhà nước và một số NHTM, cần có sự đồng bộ của các bên liên quan, do đó cần có Ban Chỉ đạo do Bộ Tài chính chủ trì.
+ Theo quy định hiện hành thì KBNN tỉnh, thành phố phải mở tài khoản tại chi nhánh NHNN tỉnh trên cùng địa bàn, nên việc tổ chức phối hợp thu NSNN và ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính tại địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn (chi nhánh NHNN tỉnh không thể đảm nhận việc thực hiện phối hợp thu NSNN cũng như ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính).
+ Thông tư 128/2008/TT-BTC quy định cuối ngày KBNN phải in phục hồi 01 liên giấy nộp tiền vào NSNN từ dữ liệu điện tử nhận được từ NHTM để làm căn cứ hạch toán thu NSNN và lưu; đồng thời, cũng nhận 01 liên bảng kê chứng từ nộp ngân sách do NHTM chuyển đến để lưu tại KBNN (bảng kê chứng từ này có đầy đủ thông tin chi tiết của từng giấy nộp tiền). Vì vậy, dẫn đến tình trạng số lượng giấy nộp tiền in phục hồi cuối ngày tại KBNN là quá lớn, gây lãng phí không cần thiết trong khi KBNN có thể hạch toán theo bảng kê chứng từ và lưu trữ chứng từ dưới
+ Mẫu Bảng kê nộp thuế được ban hành kèm theo Thông tư 128/2008/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định NNT phải kê chi tiết các loại tiền nộp (đối với việc nộp NSNN bằng tiền mặt) đã tạo thêm thủ tục hành chính và gây khó khăn cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.
- Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có rất nhiều NHTM cổ phần hoạt động; hạ tầng thông tin, nhân lực rất mạnh đều có thể triển khai phối hợp thu NSNN với Kho bạc. Tuy nhiên, để triển khai phối hợp thu với các ngân hàng này phải có sự đồng ý của KBNN và KBNN đã ký thỏa thuận hợp tác thu NSNN với hội sở chính của các NHTM cổ phần này. Do vậy, việc phối hợp thu NSNN của KBNN Phú Thọ với các ngân hàng thương mại cổ phần này để mở rộng công tác phối hợp thu NSNN còn hạn chế, bị động.
- Chương trình ứng dụng thu NSNN tại các NHTM hiện mới chủ yếu phục vụ cho các hình thức nộp NSNN bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tại trụ sở chi nhánh hoặc phòng giao dịch của NHTM, chưa chú trọng phát triển các hình thức thu nộp NSNN khác như internet banking, uỷ nhiệm thu không chờ chấp thuận, thu qua ATM,… Điều này chủ yếu là do các NHTM chưa đầu tư công nghệ và phát triển được các dịch vụ gia tăng đi kèm các hình thức thu nộp trên, nên chưa thu hút được đông đảo các đối tượng nộp thuế tham gia sử dụng.
- Việc truyền nhận bảng kê giữa NHTM và KBNN thường bị gián đoạn, trục trặc vào những ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Do vậy, một phần cũng gây chậm trong quá trình đối chiếu, tổng hợp số liệu. Nguyên nhân, vào những thời điểm đó số lượng cán bộ tham gia vào hệ thống nhiều, khối lượng giao dịch lớn, băng thông đường truyền chưa đáp ứng được dẫn đến việc truyền, nhận dữ liệu giữa các bên gián đoạn.
- Quy trình thu NSNN theo dự án Hiện đại hóa thu nộp ngân sách có thể bị lợi dụng nếu cán bộ KBNN cố tình làm sai:
Trên cơ sở quy định của thông tư số 128/2008/TT-BTC, Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 về ban hành quy trình quản lý thu NSNN theo dự án
Hiện đại hóa thu nộp NSNN, KBNN đã xây dựng chương trình ứng dụng thu theo dự án trên (TCS). Theo đó ứng dụng TCS được thiết kế theo hướng đảm bảo cho việc thu NSNN và thu phạt vi phạm hành chính tại KBNN có thể tổ chức thực hiện theo 2 mô hình thu. Cụ thể:
+ Mô hình kế toán lập biên lai thu phạt vi phạm hành chính: Theo đó, người nộp phạt đến kế toán viên giao quyết định xử phạt để kế toán viên nhập các thông tin trên quyết định xử phạt vào chương trình TCS, sau đó kế toán viên in 3 liên biên lai thu từ chương trình TCS (mẫu C1-10/NS), chuyển các liên biên lai thu cho thủ quỹ và thông báo cho người nộp phạt đến thủ quỹ để nộp tiền. Thủ quỹ KBNN thực hiện việc thu tiền, ký và đóng dấu “Đã thu tiền” lên các liên biên lai thu phạt, chuyển cho kế toán ký tên, đóng dấu theo quy định lên các biên lai thu phạt và xử lý: giao người nộp phạt 1 liên, 1 liên gửi cơ quan ra quyết định xử phạt thông qua người nộp phạt, 1 liên lưu tại bộ phận kế toán KBNN. Cuối ngày, kế toán viên “gom” các liên biên lai thu phạt trong ngày để lập giấy nộp tiền vào NSNN từ chương trình TCS, đồng thời hàng ngày bộ phận kế toán cũng phải đối chiếu đảm bảo khớp đúng số liệu hạch toán tại bộ phận kế toán với số liệu trên sổ quỹ tiền mặt tiền mặt tại bộ phận kho quỹ. Như vậy, về cơ bản quy trình này khá chặt chẽ (tách biệt giữa khâu thu tiền mặt và khâu hạch toán kế toán), cán bộ KBNN không thể lợi dụng, trừ trường hợp cán bộ kế toán và thủ quỹ cố tình thông đồng với nhau.
+ Mô hình thủ quỹ lập biên lai thu phạt vi phạm hành chính: Đây là mô hình được thiết kế theo hướng tổ chức thu 1 cửa. Theo đó, toàn bộ việc nhập thông tin thu, in biên lai thu từ chương trình TCS và làm thủ tục thu tiền từ người nộp phạt, trả các liên biên lai cho người nộp phạt đều do cán bộ thủ quỹ thực hiện ( để đảm bảo người nộp phạt chỉ giao dịch với 1 cán bộ KBNN – thủ quỹ). Cuối ngày, kế toán viên gom các liên biên lai thu để lập Giấy nộp tiền vào NSNN từ chương trình TCS.
Đối với quy trình thu NSNN từ chương trình TCS cũng được thiết kế tương tự theo 2 mô hình nêu trên (mô hình kế toán nhận bảng kê nộp thuế để lập Giấy nộp
tiền vào NSNN in từ chương trình; thủ quỹ nhận Bảng kê nộp thuế để lập Giấy nộp tiền vào NSNN in từ chương trình). Tùy theo điều kiện cụ thể, các đơn vị bố trí, tổ chức việc thu NSNN và thu tiền phạt theo hai mô hình cho phù hợp. Trong đó, một số địa phương tổ chức thực hiện mô hình thủ quỹ lập giấy nộp tiền vào NSNN ( hoặc lập biên lai). Quy trình này đã tạo thuận lợi cho NNT cũng như người nộp phạt bằng tiền mặt tại KBNN. Tuy nhiên, quá trình này có thể bị lợi dụng nếu cố tình làm sai quy trình, cụ thể: Trong ngày, sau khi đã thu tiền từ người nộp, song chưa thực hiện gom các liên biên lai thu phạt để lập giấy nộp tiền vào NSNN và chuyển dữ liệu về số thu từ chương trình TCS sang chương trình Tabmis, thì cán bộ thủ quỹ KBNN có thể hủy các biên lai thu hoặc hủy Giấy nộp tiền trên chương trình TCS (cán bộ thủ quỹ thu tiền mặt bằng chứng từ giấy từ người nộp, song sau đó hủy chứng từ đã thu và không thông báo cho bộ phận kế toán để hạch toán thu).
Nguyên nhân: Việc phân quyền hủy chứng từ trên chương trình ứng dụng TCS chưa được quy định, quản lý chặt chẽ, việc đối chiếu số liệu giữa các đơn vị liên quan chưa kịp thời.
- Việc ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu cho NHTM được thực hiện theo phương thức thủ công, sử dụng biên lai thu phạt do cơ quan thuế cung cấp.
Quy trình quản lý thu NSNN theo dự án hiện đại hóa thu, nộp NSNN ban hành kèm theo Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định trong quy trình thu bằng biên lai thu: KBNN được sử dụng các loại biên lai thu phạt, biên lai thu phí lệ phí không in mệnh giá do cơ quan thuế phát hành hoặc sử dụng biên lai lập và in từ chương trình máy tính để thu một số khoản phí, lệ phí, tiền phạt. Về quy trình thu NSNN qua NHTM trong thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu NSNN giữa KBNN-Tổng cục Thuế, Hải quan-NHTM có quy định: Việc ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu cho NHTM được thực hiện theo các phương thức:
+ Sử dụng biên lai thu phạt được lập thủ công: KBNN ký hợp đồng ủy nhiệm thu phạt và giao biên lai thu phạt (loại biên lai thu không in sẵn mệnh giá, khi sử dụng phải viết tay) cho NHTM để tổ chức thu tiền phạt từ người nộp phạt.
+ Sử dụng biên lai thu phạt được in từ chương trình TCS-NHTM: KBNN ký hợp đồng ủy nhiệm thu phạt và cho phép chi nhánh NHTM được in biên lai thu phạt từ chương trình TCS-NHTM để tổ chức thu tiền từ người nộp phạt.
Hướng dẫn một số điểm tại thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính, KBNN có công văn số 807/KBNN-THPC ngày 19/3/2012 hướng dẫn về phương thức thực hiện việc ủy nhiệm thu phạt hành chính bằng biên lai thu cho NHTM được thực hiện theo 2 phương thức trên. So sánh 2 phương thức trên cho thấy:
+ Sử dụng biên lai thu phạt được lập thủ công: các đơn vị KBNN phải sử dụng biên lai thu phạt do cơ quan thuế phát hành, do đó mất thời gian, công sức nhận từ cơ quan thuế, bàn giao cho NHTM. Định kỳ, theo thỏa thuận, NHTM làm thủ tục quyết toán biên lai thu với KBNN và KBNN quyết toán biên lai với cơ quan thuế. Khi thu tiền của khách hàng nộp phạt thì các đơn vị KBNN, NHTM phải mất nhiều thời gian cho việc viết tay trên các biên lai thu in sẵn. Sau khi NHTM thu tiền phạt, lập bảng kê biên lai thu nhập vào chương trình TCS-NHTM và truyền cho KBNN đồng thời gửi 1 liên bảng kê biên lai thu và các quyết định xử phạt vi phạm cho KBNN để theo dõi và đối chiếu. Trên cơ sở dữ liệu về số thu NSNN do NHTM chuyển đến, KBNN kiểm tra, đối chiếu với bảng kê biên lai thu, đồng thời nhập toàn bộ thông tin về số biên lai thu được lập thủ công này vào chương trình TCS để đối chiếu với cơ quan ra quyết định xử phạt. Việc nhập thủ công biên lai thu này vào chương trình TCS thường mất nhiều thời gian vào cuối giờ làm việc hoặc sang ngày làm việc hôm sau, gây áp lực cho cán bộ kế toán thu do cuối giờ NHTM mới chuyển bảng kê biên lai thu sang KBNN.
Khi thu tiền của khách hàng nộp phạt thì các đơn vị KBNN, NHTM lập và in biên lai thu từ chương trình, các thông tin lập biên lai thu khi giao dịch với khách hàng được nhập ngay vào dữ liệu TCS và được hạch toán kịp thời, các đơn vị KBNN không tốn thời gian, công sức nhập lại thông tin về số biên lai thu vào chương trình TCS.
Qua so sánh trên, phương thức sử dụng biên lai thu được lập và in từ chương trình TCS có ưu điểm vượt trội, tuy nhiên hiện tại các đơn vị KBNN trong tỉnh và các NHTM lại sử dụng phương thức thu bằng biên lai thu phạt thủ công. Với phương thức này gây tốn thời gian, công sức cho các đơn vị KBNN, NHTM.