Các yếu tố nguồn lực của công ty

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giày Thượng Đình (Trang 40)

2.1.2.1 Tình hình về lao động

Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã có hơn 50 năm hoạt động, việc đào tạo, tuyển dụng lao động góp phần tăng việc làm cho xã hội được công ty hết sức coi trọng. Hiện nay độ tuổi bình quân của lao động trong công ty là 33. Trình độ lao động cũng được nâng lên rõ rệt thể hiện qua bảng.

Bảng 2.1. tình hình lao động của công ty giày thượng đình năm 2010

Chỉ tiêu Số lượng

( người) Tỷ lệ %

Trên đại học 8 0,42

Đại học, cao đẳng 56 2,89

Trung học chuyên nghiệp 24 1,24

Công nhân 1560 80,62

Các loại khác 287 14,83

Tổng số lao động 1935 100

Bảng 2.2 Trình độ bậc thợ của công ty giầy Thượng Đình năm 2010 Chỉ tiêu Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Tổng Số công nhân (người) 37 212 567 620 91 25 8 1560 Tỷ lệ (%) 2,37 13,58 36,35 39,74 5,8 1,6 0,5 100

(Nguồn: Thống kê lao động công ty- Phòng hành chính tổ chức)

Lực lượng lao động của công ty giầy Thượng Đình chủ yếu là lao động phổ thông. Sở dĩ như vậy là vì nhiều công đoạn của sản xuất không thể tự động hoá và yêu cầu trình độ cao. Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 4, bậc 5 là 711 người chiếm 45,58%, bậc 6, bậc 7 là 33 người chiếm 2,1%, số còn lại là lao động đã qua các đào tạo tay nghề từ 3-6 tháng do công ty tổ chức.

Một đặc điểm riêng của công ty là tỷ lệ nữ chiếm tới 60% trong tổng số cán bộ công nhân viên. Họ có ưu điểm là chịu khó, khéo léo và nhược điểm là không có khả năng lao động lâu, không khí ồn ào và những nơi độc hại nóng bức.

2.1.2.2 Tình hình về vốn

Công ty giày Thượng Đình là một công ty Nhà Nước thuộc Tổng công ty Da giày Việt Nam, được Nhà Nước cấp hoàn toàn nguồn vốn kinh doanh khi thành lập. Với thời gian hoạt động lâu dài, có hiệu quả, công ty đã tạo ra nguồn vốn lớn, ổn định. Chứng tỏ, công ty càng chủ động trong việc sử dụng vốn, đặc biệt thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới… để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nguồn vốn của công ty bao gồm: Vốn Nhà Nước cho vay ưu đãi, vốn tự bổ sung, vốn vay của các tổ chức tín dụng cụ thể:

Bảng 2.3. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Vốn kinh chủ sở hữu 27 120 26 465 34 704 45 200

Vốn vay 23 578 22 204 25 825 26 783

Tổng Vốn KD 50 698 48 669 60 529 71 983

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2006-2009)

Qua bảng phân tích trên ta thấy vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, đặc bịêt là vốn chủ sở hữu mỗi năm tăng lên hơn 10 000 triệu đồng. Điều đó cũng phù hợp đối với một công ty Nhà Nước lâu đời như Thượng Đình. Trong khi đó, vốn vay của công ty hàng năm chỉ chiếm khoảng gần 30% vốn kinh doanh và có xu hướng giảm tỷ trọng trong một vài năm gần đây. Như vậy, công ty Thượng Đình đã ngày càng chủ động hơn trong quá trình sử dụng vốn của mình. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.2.3 Tình hình về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ

Công ty giày Thượng Đình là doanh nghiệp đầu tiên của thành phố Hà Nội ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm như giày vải, giày thể thao, giày da, dép sandal…nhằm mở rộng thị trường. Đặc biệt từ năm 2006, công ty đã đưa thêm 4 dây truyền sản xuất mới với công nghệ hiện đại của Hàn Quốc và Đài Loan trên cơ sở cải tiến cho phù hợp với khả năng trình độ, điều kiện của người lao động, nâng công suất lên 5 triệu đôi/năm. Từ một doanh nghiệp chủ yếu là gia công cho các công ty nước ngoài, đến nay hơn 90% giá trị sản xuất được thực hiện bằng việc mua bán đứt đoạn. Cụ thể hiện nay công ty đang có:

- 03 Dây chuyền sản xuất giầy vải với số lượng 4 triệu đôi/năm ( nhập khẩu từ Đài Loan).

- 02 dây chuyền sản xuất giầy thể thao và dép với số lượng 1triệu đôi/năm( nhập khẩu từ Hàn Quốc ).

- 35 Máy cắt dập thủy lực ( nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc )

- 700 Máy may thế hệ mới ( nhập từ nhiều nguồn trong đó có 100 máy của Nhật)

- 02 Dàn máy thêu vi tính (18&20 đầu) nhập khẩu từ Nhật Bản.

- 03 Dàn ép để thủy lực.. .

- 35 Hệ thống máy vi tính...

Về quy trình công nghệ: Các giai đoạn cơ bản của quá trình công nghệ sản xuất giầy vải bao gồm : Bồi ->Cắt ->Thêu ->May ->Cán ->Gò ->Hấp ->Bao gói Tất cả các công đoạn trên đều rất quan trọng không thể xem nhẹ khâu nào. Trong quá trình sản xuất , tại mỗi công đoạn đều có mẫu mã đối xứng để nhân viên QC (Quanlity Control) tại bộ phận đó đối chiếu kiểm tra nghiệm thu. Một yêu cầu luôn được đặt ra trong quá trình sản xuất là sai hỏng phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Trong quá trình sản xuất thì giai đoạn tì gò đến lưu hoà giầy có vai trò cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến tỷ lệ sản phẩm hỏng vì nếu hỏng ở giai đoạn này không được phát hiện sớm thì đến cuối giai đoạn chúng không có khả năng sửa chữa được. Các quá trình sản xuất sản phẩm được liên kết chặt chẽ với nhau.

Với việc khéo léo kết hợp những lợi thế về nguồn lực như nguồn vốn, nguồn nhân lực và yếu tố công nghệ, kết quả kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây khá khả quan. Cụ thể:

Bảng 2.4: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty 2006-2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị SXCN Tỷ VNĐ 200,45 205,41 229,90 279,30 Doanh thu Tỷ VNĐ 199,22 189,26 199,50 228,00 Sản lượng Triệu 5,90 5,60 6,10 7,10 Lợi nhuận tỷ VNĐ 2,29 2,05 2,29 2,61 Nộp NSNN tỷ VNĐ 1,19 1,09 1,02 1,21 Số CNVBQ Người 2388 2463 2603 2863 Thu nhập BQ Nghìn VNĐ 2669,04 2691,07 2795,76 3215,04

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2006-2009)

Qua bảng trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ của công ty không ngừng tăng lên qua các năm và đạt cao đặc biệt trong năm 2008 và 2009, sản lượng tăng lên thêm 1 triệu đôi. Nó đã làm cho doanh thu tăng từ 2,29 tỷ đồng lên tới 2,61 tỷ đồng tức là tăng lên 14,26%, lợi nhuận tăng 14,19%. Điều đó phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây khá khả quan, đời sống công nhân viên ngày một cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 so với 2008 cũng tăng được gần 15%.

2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty

2.1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm giày dép

Ngành giày dép là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Đối với công nghệ sản xuất giày đơn giản và ít thay đổi, đầu tư thiết bị không đắt tiền, nơi làm việc không đỏi hỏi yêu cầu khắt khe, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động, rất thích hợp với các quốc gia nghèo hoặc đang phát triển có nguồn lực dồi dào. Công ty giày Thượng Đình đã khai thác đựơc lợi thế đó để sản xuất ra những sản phẩm giày dép, đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài

Sản phẩm chính của công ty là giày vải, giày thể thao, giày trẻ em, dép Sandal phục vụ cho các nhu cầu như thể thao, leo núi, picnic, bảo hộ lao động, giày thời trang. Đây là các sản phẩm truyền thống của công ty. Ngoài ra công ty còn có các sản phẩm khác như giày GTS, Supega, AVIA, Alstar, Nike, giày 98-01 tới 03, giày Footech 9709-9716...

Căn cứ vào phạm vi mặt hàng, cơ cấu sản phẩm của công ty được chia thành 2 loại chính là sản phẩm giày nội địa sản xuất ngoài đơn đặt hàng, phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và sản phẩm giày xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất phục vụ tiêu thụ trên thị trường nội địa của công ty trong năm 2007 chiếm 60% đến năm 2009 chiếm 50%. Trong đó sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất là giày vải như giày bata, giày thể thao, giày basket...Mặt hàng giày thể thao chiếm 70% cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty , với nhiều kiểu dáng khác nhau, 30% còn lại là các loại giày vải cao cấp, giày thể dục nhịp điệu.

Ngày nay khi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao thì việc đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại và chất lượng sản phẩm cần phải được quan tâm như một vấn đề sống còn, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Khi đó công ty giày Thượng Đình không thể xem xét đến các yếu tố đầu vào của mình. Một trong những yếu tố đó là nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm giày.

Nguyên vật liệu của công ty giày Thượng Đình được nhập về theo từng mã sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng gồm có các loại : vải mút, keo, cao su, hoá chất phụ gia, bao bì...chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% mua ở trong nước, 20% còn lại nhập khẩu để phục vụ hàng xuất khẩu ra nước ngoài, đó là các chi tiết trang trí giày cao cấp , đinh khoá chất lượng cao, các loại vải đặc chủng. Những nguyên vật liệu này chưa sản xuất được trong nước hoặc đã sản xuất nhưng chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm.

Nguyên vật liệu trong nước chủ yếu là từ các bạn hàng sau:

- Vải các loại: Công ty dệt vải công nghiệp, công ty dệt 8/3, công ty dệt nhuộm 19/5, dệt Vĩnh Phú.

- Chỉ may, chỉ thêu: công ty liên doanh Coast-total Phong Phú.

- Cao su hoá chất: Công ty vật tư công nghiệp, các công ty cao su Đắc Lắc, Gia Lai-Kom Tum, công ty hoá chất Đức Giang..

Do đặc điểm của công ty là sản xuất theo từng đơn đặt hàng nên việc cung cấp nguyên vật liệu phải phù hợp với từng đơn đặt hàng, điều đó làm cho nguyên vật liệu phải phong phú và đa dạng hơn. Song công ty đã thực hiện khai thác triệt để nguồn vật liệu trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường của công ty.

2.1.3.2 Đặc điểm của khách hàng

Bằng việc đa dạng hoá nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng của công ty giày Thượng Đình rất đa dạng gồm thanh niên nam và nữ, trẻ em và sản phẩm của công ty còn đáp ứng nhu cầu của người lao động thông qua những mặt hàng giày bảo hộ. Riêng đối với những khách hàng là thanh niêm nam nữ, công đã cung cấp nhiều sản phẩm giày thể thao và giày vải hợp thời trang như GTS, Supega, AVIA, Alsta, giày Footech. Như vậy đối với nhóm khách hàng này đòi hỏi công ty phải không ngừng đổi mới kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm để phù hợp với xu hướng thời trang của họ. Nhìn chung đoạn thị trường mà công ty đang chiếm lĩnh chủ yếu vẫn là đáp ứng cho khách hàng có thu nhập trung bình khá và nhóm người có thu nhập cao phục vụ cho nhu cầu giải trí. Trong thời gian tới, công ty cần có chính sách thu hút đối với nhóm khách hàng có thu nhập thấp nhằm mở rộng thị phần, nâng cao thị phần của công ty và đảm bảo độ an toàn trong hoạt động của mình.

2.1.3.3 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ

Với việc tập trung vào 3 sản phẩm chủ yếu là giày vải, giày thể thao và dép sandal, công ty giày Thượng Đình đã xâm nhập không chỉ thị trường trong nước mà hoạt động xuất khẩu của công ty cũng đang được chú trọng. Có thể phân thị trường của công ty thành 2 bộ phận:

- Thị trường trong nước: bao gồm 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 tổng đại lý tại Miền Bắc, Trung, Nam quản lý 150 đại lý nhỏ và 45 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại các tỉnh và thành phố.

Đối với thị trường trong nước thường quan tâm nhiều đến kiểu dáng mới, độ bền khi sử dụng, giá cả hợp lý và sự phục vụ chu đáo.

Sản lượng tiêu thụ trong nước từ năm 2008- 2009 tăng lên từ 3 010 081 đôi đến 3 570 025 đôi. Có được con số như vậy là do công ty đã xây dựng một mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm rộng khắp các tỉnh thành phố trong nước như Hà nội, Hải phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An...và một số tỉnh miền Nam Trung bộ. ở miền Nam, sản phẩm của công ty đang dần phổ biến và chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương mở rộng thị trường nhiều tiềm năng này.

- Thị trường xuất khẩu: Năm 1961, sản phẩm giày vải của công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đông Âu( cũ). Từ năm 1985 đến nay, thị trường xuất khẩu chính của công ty giày Thượng Đình là xuất khẩu sang các nước EU, Châu úc, Châu Mỹ ( như Canada, Braxin, USA...) và một số nước Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc...

Nhìn chung, thị trường nước ngoài đòi hỏi rất cao về chất lượng trên các mặt: sản phẩm phải đảm bảo chính xác về thông số kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp, đóng gói đúng quy cách, mẫu mã đa dạng, giao hàng đúng thời hạn, trọng lượng giày nhẹ hơn...

tổng sản lượng tiêu thụ của công ty nhưng đem lại khoảng 60%-70% doanh thu tiêu thụ. Điều đó cho thấy thị trường xuất khẩu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, thị trường này tương đối ổn định và ngày càng được mở rộng. Các khách hàng chủ yếu của công ty qua các năm là công ty Golden Steps, Foottech( Đài Loan), Yengbong, Renew ( Hàn Quốc), Novi (Đức ), và một số công ty khác như Melcosa, Bian... Đây là các bạn hàng thường xuyên của công ty và là các nhà buôn lớn chuyên chuyển sản phẩm của công ty đến tiêu thụ tại các thị trường Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc...

2.1.3.4 Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thế giới cũng như nước ta có rất nhiều công ty sản xuất sản phẩm giày vải và giày thể thao, do đó việc cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt và được coi là một xu hướng tất yếu. Thị trường ngày càng bị chia nhỏ bởi những đối thủ gia nhập mới và các công ty đã tồn tại.

Tính đến năm 2009, toàn ngành da giày Việt Nam có 187 doanh nghiệp thuộc đủ loại hình sở hữu. Cả nước có 153 công ty giày phân bổ ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó hơn 50% doanh nghiệp sản xuất giày vải và giày thể thao, 30% doanh nghiệp sản xuất dép còn lại là phục vụ cho việc sản xuất giày da. Chỉ tính trên địa bàn Hà Nội, ngoài các chi nhánh của các công ty ở các thành phố khác, đã có nhiều công ty lớn có trụ sở chính như: giày Thuỵ Khuê, giày Thăng long, công ty giày Sài Gòn, công ty da giày Hà Nội...với công suất tương đối lớn và đã chiếm lĩnh thị trường không nhỏ. Các công ty này vừa là bạn hàng của công ty giày Thượng Đình, vừa là đối thủ cạnh tranh chính của công ty. Ngoài ra, chúng ta thấy các chỉ tiêu đánh giá và sự nhận định về chất lượng của các loại giày của người tiêu dùng Việt Nam chưa rõ ràng do đó sự thay thế giữa các nhãn hiệu là dễ dàng, sự trung thành với một loại nhãn hiệu nào là

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giày Thượng Đình (Trang 40)