Mô hình tương tác dựa trên role

Một phần của tài liệu Mô hình tương tác dựa trên role trong hệ đa agent (Trang 29 - 30)

Qua tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thấy phương pháp AUML [5] có ưu điểm là biểu diễn tương tác theo thời gian rất rõ ràng và trực quan nhưng lại có hạn chế là dùng quá nhiều timeline để mô tả giao thức tương tác. Vì vậy, khi số lượng agent lớn sẽ làm cho lược đồ phức tạp, dễ nhầm lẫn dẫn đến khó xử lý dư thừa… Phương pháp dựa trên mục tiêu Hermes khắc phục được hạn chế của phương pháp AUML, tương thích tốt hơn với kỹ thuật agent và có thêm khả năng hồi phục từ trạng thái lỗi. Tuy nhiên, phương pháp dựa trên mục tiêu tương tác cũng gặp phải một số khó khăn như pha thiết kế theo phương pháp này tốn rất nhiều thời gian công sức và kết quả là cho ra rất nhiều các thành phần thiết kế khác nhau. Điều này làm cho quá trình cài đặt hệ thống trở nên phức tạp.

Hiện nay, phương pháp dựa trên role đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý. Role là một khái niệm đã được dùng từ lâu trong một số lĩnh vực kỹ nghệ phần mềm như UML và điều khiển truy cập RBAC. Khi áp dụng vào ngữ cảnh đa agent, role đã được điều chỉnh cho phù hợp. Role được coi là một nguyên mẫu hành vi dùng chung cho nhiều lớp agent khác nhau và được coi là một tập hành vi, khả năng và tri thức mà Agent có thể sử dụng để thực thi nhiệm vụ. Nhờ những đặc tính trên của role, phương pháp tương tác dựa trên role thể hiện một số ưu điểm nổi bật so với các phương pháp khác:

Role cho phép tách quan tâm giữa những vấn đề về tính toán và vấn đề về tương tác trong quá trình phát triển ứng dụng hướng agent. Các vấn đề

tính toán được gói gọn trong chính bản thân agent khi định nghĩa hành vi cơ bản của nó. Mặt khác, giao tiếp của agent với các agent khác sẽ được tích hợp trong role và các hành vi phụ khác. Người ta có thể phát triển agent và role độc lập nhau về mặt thời gian cũng như phương pháp. Điều này giúp tăng khả năng phân rã và do đó làm đơn giản hóa quá trình phát triển hệ thống.

Role là một khái niệm trừu tượng ở mức cao nên cho phép sự độc lập nhất định giữa các tình huống cụ thể, nhờ đó nâng cao được tính tổng quát của

các phương pháp dựa trên role.

Role có thể được phát triển theo nhu cầu và quy tắc cục bộ. Nhờ vậy mà

tính cục bộ được nâng cao trong khi phát triển các hệ thống phân tán có quy mô lớn.

Role cho phép sử dụng lại giải pháp cũng như sản phẩm phần mềm: Role

cho phép sử dụng lại giải pháp cũng như sản phẩm phần mềm Trên thực tế, role thường gắn liền với một ngữ cảnh hệ thống và độc lập với agent. Vì thế, người thiết kế có thể sử dụng lại những role đã được thực hiện tốt trước đó cho những ứng dụng tương tự. Chúng ta hoàn toàn có thể coi role là một dạng của mẫu thiết kế (design pattern) và khi đó tập các role có liên quan cùng với định nghĩa cách thức chúng tương tác với nhau được coi là một giải pháp cho một vấn đề cụ thể và nó có thể được sử dụng lại trong nhiều tình huống tương tự.

Như vậy, với cách tiếp cận theo role, số lượng thành phần thiết kế không còn quá lớn, không làm cho quá trình cài đặt phức tạp. Ví dụ, trong một hệ thống đấu giá trực tuyến, thành phần thiết kế chính của hệ thống chỉ đơn giản gồm các role người bán, người điều khiển đấu giá và người mua tiềm năng…Các mối tương tác của hệ thống cũng diễn ra chủ yếu giữa các role này. Vì vậy, phương pháp này tạo cho người phát triển một cách nhìn tự nhiên, khoa học và đơn giản về hệ thống, từ đó quá trình phát triển cũng dễ dàng hơn. Chi tiết về phương pháp này sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong chương 2 và 3 của luận văn.

Một phần của tài liệu Mô hình tương tác dựa trên role trong hệ đa agent (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)