Trong một xã hội, các cá nhân có thể thay đổi thường xuyên, người này mất đi, người kia xuất hiện song cấu trúc xã hội là luôn luôn ổn định. Xã hội vẫn có các thành phần cố định nông dân, công nhân, giáo viên, sinh viên, cha mẹ, con cái…Đây chính là các vai trò hay role. Vậy nên có thể nói chính role đã tạo nên cấu trúc xã hội và là cái bất di bất dịch chứ không phải con người. W.Shakespeare đã từng nói:
―Cả thế giới là một sân khấu. Và con người là các diễn viên. Họ đến rồi đi.
Mỗi người trong đời mình đóng rất nhiều vai khác nhau.‖
(As You like It, Act II, Scene 7). Một vai diễn có thể được nhiều người đảm nhận và người này không diễn thì có người khác thay thế chứ vai diễn không bao giờ mất đi. Mặt khác, người diễn viên trong cuộc đời cũng không chỉ đóng một vai duy nhất mà là rất nhiều vai khác nhau. Con người cũng vậy, trong cuộc đời mình có thể đảm nhận nhiều role khác nhau, hết role này đến role khác. Trong suốt cuộc đời, một người sẽ chuyển vào và ra nhiều role: có role được giữ lại suốt đời (ví dụ: role “con gái”), cũng có những
role sau một thời gian thì bị bỏ đi để bắt đầu các role mới (ví dụ: role “học sinh” sẽ kết thúc khi một người học hết cấp 3 và họ tiến vào role mới “sinh viên”). Việc chuyển đổi role này tương ứng với sự chuyển đổi qua các quãng đời khác nhau và có thể dễ dàng hoặc khó khăn phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội và thời gian [55]. Ngoài ra, việc tiếp nhận một role sẽ có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các role khác. Ví dụ, phụ nữ ở châu Âu thường trì hoãn quá trình chuyển tiếp đến role “vợ” và “mẹ” của mình bởi họ muốn kéo dài thêm quãng thời gian đảm nhận role “thanh niên”. Trong mỗi quãng đời, một người cùng lúc có thể giữ nhiều role khác nhau. Khi một người phụ nữ trở thành một “người mẹ”, cô ấy cũng vẫn tiếp tục có vai trò là “con gái”, là “vợ”…
Dù đảm nhận nhiều role khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là hoàn thành đúng và đủ role của mình. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử cũng đã nói:―Vua ra
vua, tôi ra tôi, cha ra cha và con ra con‖. Ở đây, điểm cần nhấn mạnh chính là
phạm vi, giới hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của con người gắn với role và vị trí mà họ nắm giữ. Mỗi người đều có một role nhất định và khi đã đảm nhiệm role đó thì phải thực hiện cho đúng, cho đủ, không làm lấn sang role khác để tránh sự xung đột, mâu thuẫn.
Từ những cơ sở thực tiễn này, role đã được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như khoa học hành vi, xã hội học, tâm lý học…và mới nhất là kỹ nghệ phần mềm. Các hệ thống phần mềm thực chất là sự mô phỏng thế giới thực bằng các công cụ số hóa, vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng role vào kỹ nghệ phần mềm là điều rất tự nhiên và đầy hứa hẹn.