Mô hình tương tác dựa trên mục tiêu (goal)

Một phần của tài liệu Mô hình tương tác dựa trên role trong hệ đa agent (Trang 25)

Tương tác được đặc tả dưới dạng các giao thức tương tác, như trong Petri nets [54], máy trạng thái hữu hạn [49] hay AGENT UML, đều không phù hợp với đặc tính tự chủ và chủ động của agent đồng thời không cho phép phục hồi tương tác sau khi bị lỗi. Một số nhà nghiên cứu của trường đại học RMIT, Úc đã đề xuất khái niệm tương tác hướng mục tiêu (goal) phù hợp hơn với bản chất của kỹ thuật agent, gọi là phương pháp Hermes [18]. Tương tác hướng mục tiêu được định nghĩa dưới dạng các mục tiêu tương tác (Interaction Goal - IG) và các ràng buộc thời gian. Các agent tham gia tương tác sẽ quyết định cách thức để đạt được IG và bị giới hạn bởi các ràng buộc thời gian thiết lập trên các IG đó. Tương tác giữa các agent xảy ra vì

các agent đều có mục tiêu phải đạt được và tương tác là một cách để đạt được mục tiêu của chúng.

Trong các thiết kế giao thức truyền thống, thiết kế tương tác chỉ là xác định một số chuỗi thông điệp hợp lệ dưới dạng các thông điệp và các dạng kết hợp như vòng lặp, phân nhánh, chuỗi…Phương pháp thiết kế Hermes sẽ thực hiện khác hẳn. Người thiết kế tương tác sẽ không phải định nghĩa các chuỗi thông điệp mà thay vào đó thông điệp sẽ được mô tả dưới dạng các mục tiêu tương tác, các hành động sẵn có và các ràng buộc. Sau đó, agent sẽ quyết định chuỗi thông điệp (dựa trên ràng buộc tương tác) được sử dụng cho tương tác đó. Điều đó có nghĩa là các chuỗi thông điệp sẽ được sinh ra từ tương tác chứ không phải tương tác được sinh ra từ chuỗi thông điệp. Chính điểm này sẽ tạo ra tính linh động và bền vững của tương tác.

Quá trình thiết kế Hermes (Hình 1.3) có thể được coi là mô hình thác nước mini gia tăng trong đó mỗi bước được thừa hưởng kết quả từ bước trước. Quá trình này được áp dụng lặp đi lặp lại, mỗi lần phát triển thiết kế lại nảy sinh những thay đổi cho các phần đã phát triển trước. Hai bước quan trọng nhất trong thiết kế hướng mục tiêu là xác định role, IG và tổ chức cây phân cấp IG.

Xác định các role và mục tiêu tương tác: Các role được định nghĩa dưới

dạng các đối tượng tham gia tương tác. Các mục tiêu tương tác có thể là các mục tiêu ở mức cao cần đạt được để thực hiện tương tác được coi là thành công. Khi xác định mục tiêu tương tác, tốt nhất là phải nghĩ rộng và nắm bắt được các mục tiêu mức cao. Cần chú ý rằng mục tiêu tương tác ở đây là mục tiêu của tương tác chứ không phải mục tiêu của một Agent cụ thể tham gia tương tác.

Hình 1.3. Lược đồ tổng quan của phương pháp Hermes.

Xây dựng cây phân cấp mục tiêu tương tác IG: Nếu có thể, các mục

tiêu sẽ được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn (Sub-IGs) và được tổ chức theo cấu trúc phân cấp như trong Hình 1.4…Cấu trúc cây này có một IG duy nhất là đỉnh, thể hiện mục tiêu tương tác tổng quát của hệ thống. Ví dụ, trong giao thức thương mại điện tử, mục tiêu tổng quát của tương tác giao dịch thương mại, Trade. Trade IG có thể được chia nhỏ hơn thành hai IG cụ thể hơn là Agree và Exchange. Hai IG này có thể được chia nhỏ nữa… Trong hình 1.4, hình tròn biểu diễn mục tiêu tương tác và đường thẳng liền kí hiệu sự phân rã (tức là mối quan hệ mục tiêu con. Một khi các mục tiêu tương tác được phân rã thành các mục tiêu nhỏ hơn và các ràng buộc thời gian (đường mũi tên) sẽ được thêm vào. Khi các mục tiêu tương tác được

1. Xác định mục tiêu tương tác và role 2. Cấu trúc phân cấp mục tiêu tương tác 4. Chuỗi hành động 3. Xác định hành động 6. Định nghĩa thông điệp Kết quả thiết kế cuối

Kết quả trung gian Phản hồi Kiểm tra lẫn nhau

5. Xác định thông điệp

xác định thành cấu trúc cây mục tiêu thì các role liên quan trong tương tác sẽ được gán cho các mục tiêu. Trong ví dụ này, ta có thể thấy ngay là có hai role: Customer (C) và Merchant (M). Chúng ta cũng cần phải xác định agent khởi xướng (initiator) cho mỗi mục tiêu tương tác. Agent khởi xướng là role khởi tạo và có trách nhiệm về một mục tiêu tương tác nào đó. Cây phân cấp mục tiêu tương tác cho ta thấy một cái nhìn tổng quan những mục tiêu cần đạt được để hoàn thành tương tác.

Hình 1.4. Lược đồ phân cấp IG.

Sau khi xây dựng được cây phân cấp IG, bước tiếp theo là xác định hành động nào cần sử dụng để đạt được một mục tiêu tương tác cụ thể (ở mức lá) và có những ràng buộc nào giữa những hành động này. Việc xem xét này chính là thiết kế mức nội tại của các Agent. Không cần thiết phải xem xét các hành động của các mục tiêu tương tác IG không phải mức lá bởi các mục tiêu này sẽ đạt được nếu các mục tiêu con của nó được hoàn thiện. Cứ như vậy, IG tổng thể sẽ được thực hiện.

Trade I: ↑ R: C,M Agree I: ↑ R: C,M Exchange I: ↑ R: C,M Determine Availabilit y I: ↑ R: C,M Negotiate Detail I: ↑ R: C,M Negotiate Price I: ↑ R: C,M Transfer Goods I: M R: C,M Payment I: C R: C,M Send Recieve I: M R: C,M

Một phần của tài liệu Mô hình tương tác dựa trên role trong hệ đa agent (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)