Một số khảo sát kết quả

Một phần của tài liệu Mô hình tương tác dựa trên role trong hệ đa agent (Trang 102 - 106)

Chương 4 Cài đặt thử nghiệm hệ thống đấu giá

4.5. Kết quả thử nghiệm

4.5.5. Một số khảo sát kết quả

Khảo sát được thực hiện với một số cuộc đấu giá có 5 Bidder khác nhau với số tiền ban đầu khác nhau cùng tìm mua một mặt hàng (Bảng 4.3).

Bidder Số tiền hiện có

Bidder1 100 Bidder2 200 Bidder3 300 Bidder4 400 Bidder5 500

Chúng tôi thực hiện một số thay đổi đối với các tham số chính của cuộc đấu giá nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tham số này đối với kết quả của cuộc đấu giá như thời gian kết thúc, giá bán cuối cùng cũng như Bidder thắng cuộc…

4.5.5.1. Thay đổi tham số

a) Gia số I

Gia số giá I là tỉ lệ phần trăm giá sẽ tăng lên trong mỗi bước giá. Chúng tôi đã thử nghiệm ba cuộc đấu giá khác nhau với các giá trị của I tương ứng là 10%, 20% và 50%. Sau đây là bảng thống kê kết quả thu được của từng phiên đấu giá.

I (%) Lần 10 20 50 Giá Bidder thắng cuộc Giá Bidder thắng cuộc Giá Bidder thắng cuộc

1 100 Bidder1 100,00 Bidder1 100 Bidder2

2 110 Bidder5 120,00 Bidder2 150 Bidder4

3 121 Bidder3 144,00 Bidder5 225 Bidder3

4 133.1 Bidder2 172,80 Bidder3 337,5 Bidder4

5 146.4 Bidder4 207,36 Bidder4 6 161.05 Bidder5 248,83 Bidder5 7 177.15 Bidder3 298,60 Bidder3 8 194.87 Bidder2 358,32 Bidder4 9 214.35 Bidder4 429,98 Bidder5 10 235.79 Bidder5 11 259.37 Bidder3 12 285.31 Bidder4 13 313.84 Bidder5 14 345.22 Bidder4 15 379.75 Bidder5

Bảng 4.4. Kết quả phiên đấu giá khi thay đổi gia số

Chúng tôi tiến hành đánh giá về số lần chào giá, giá cuối cùng và Bidder thắng cuộc cuối cùng. Qua bảng kết quả trên cho thấy, với I=10%, cuộc đấu giá sẽ kết thúc sau 15 vòng, giá cuối cùng là 379.5, Bidder thắng cuộc cuối cùng là Bidder5. I=20%, cuộc đấu giá sẽ kết thúc sau 9 vòng với giá cuối cùng là 429.98 dành cho Bidder5. Với I=50%, cuộc đấu giá kết thúc chỉ sau 3 vòng với giá cuối cùng là 337.5 dành cho Bidder4. Như vậy, gia số càng lớn thì cuộc đấu giá càng

nhanh kết thúc. Mặt khác, khi gia số lớn, phiên đấu giá có khả năng dừng lại ở mức giá thấp nhiều hơn. Cùng với việc lựa chọn ngẫu nhiên Bidder thắng cuộc nên không phải lúc nào Bidder có số tiền lớn nhất cũng là Bidder thắng cuộc cuối cùng.

b) Thời gian chờ giữa các lần trả giá

Cũng với 5 Bidder Agent như trên, với I = 50% cho tất cả các phiên đấu giá, chúng ta thay đổi các tham số TO3 (thời gian chờ giữa các lần bid) và thời gian từng Bidder tham gia vào cuộc đấu giá. Bidder1, Bidder2, Bidder3, Bidder4, Bidder5 không tồn tại trước khi cuộc đấu giá bắt đầu mà sẽ lần lượt tham gia vào phiên đấu giá đang diễn ra cách nhau một khoảng thời gian nhất định. G là khoảng cách tính bằng giây (s) giữa các lần thêm Bidder vào cuộc đấu giá.

TO3(s)

G (s) 1 10 30

0 Bidder4 Bidder4 Bidder5

10 Bidder1 Bidder3 Bidder5

20 Bidder1 Bidder1 Bidder4

40 Bidder1 Bidder1 Bidder1

Bảng 4.5. Kết quả phiên đấu giá khi thay đổi TO3

Qua bảng tổng kết cho thấy, thời gian giữa các lần thêm Bidder ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của phiên đấu giá. Nếu tất cả các Bidder được thêm đồng thời (tức khoảng cách G=0) hoặc G<TO3 thì Bidder có số tiền lớn sẽ có cơ hội thắng cuộc nhiều hơn. Ngược lại, nếu khoảng cách G giữa các lần thêm Bidder lớn hơn thời gian chờ đợi giữa các lần trả giá bid (tức G>TO3) thì chỉ có duy nhất Bidder

được thêm đầu tiên là Bidder thắng cuộc. Cuộc đấu giá sẽ kết thúc trước khi các Bidder khác kịp tham gia.

Như vậy, Auctioneer có thể thay đổi các tham số, qua đó điều chỉnh thời gian cuộc đấu giá cũng như ảnh hưởng đến kết quả đấu giá. Nếu gia số giá I càng lớn thì càng bất lợi cho người bán và cơ hội chiến thắng cho những Bidder có số tiền nhỏ cũng tăng lên. Trong khi đó, thời gian chờ giữa các lần trả giá càng lớn thì khả năng

bán được hàng với giá cao sẽ tăng lên, nhờ đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho người bán. Dựa vào mục đích phục vụ của hệ thống là người mua hay người bán, Auctioneer có thể thay đổi các tham số cho phù hợp.

4.5.5.2. Đấu giá song song

Trên thực tế, có thể xảy ra việc nhiều cuộc đấu giá diễn ra cùng lúc và rao bán cùng một mặt hàng. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ba cuộc đấu giá diễn ra gần như đồng thời với cùng một mặt hàng là computer và các tham số đấu giá cũng hoàn toàn giống nhau:

Hình 4.21. Giao diện thiết đặt thông số cho ba phiên đấu giá song song.

Với cùng 5 Bidder ở trên tồn tại đồng thời, chúng ta sẽ xem xét kết quả của ba cuộc đấu giá sau 3 lần thực hiện khác nhau:

Lần 1:

Cuộc đấu giá 1 Cuộc đấu giá 2 Cuộc đấu giá 3 Agent thắng cuộc Bidder3 Bidder5 Bidder4

Giá cuối cùng 225 337.5 225

Lần 2:

Cuộc đấu giá 1 Cuộc đấu giá 2 Cuộc đấu giá 3 Agent thắng cuộc Bidder3 Bidder5 Bidder1

Lần 3:

Cuộc đấu giá 1 Cuộc đấu giá 2 Cuộc đấu giá 3 Agent thắng cuộc Bidder5 Bidder3 Bidder4

Giá cuối cùng 225 225 225

Bảng 4.6. Kết quả ba phiên đấu giá đồng thời

Qua kết quả thử nghiệm trong bảng 4.6, chúng tôi nhận thấy rằng khi có nhiều phiên đấu giá diễn ra cùng lúc, kết quả của từng phiên phụ thuộc vào những Bidder tham gia vào cuộc đấu giá. Do Bidder chọn các cuộc đấu giá đích một cách ngẫu nhiên nên kết quả thu được không theo bất kỳ quy luật nào. Có thể các phiên đấu giá cùng sản phẩm, cùng giá sàn, cùng các tham số khác nhưng giá cuối cùng có thể rất cao nhưng cũng có thể chỉ đúng bằng giá sàn. Do vậy, việc tính toán để có lợi cho một Bidder hay Seller nào đó là rất khó khăn. Điều này giúp đảm bảo tính công bằng trong các phiên đấu giá.

Một phần của tài liệu Mô hình tương tác dựa trên role trong hệ đa agent (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)