Các kết cục chính cho các thử nghiệm lâm sàng hóa trị hỗ trợ

Một phần của tài liệu Hóa trị hỗ trợ carcinôm đại tràng giai đoạn III bằng phác đồ oxaliplatin, 5Fluorouracil và Leucovorin (Trang 25)

Tiêu chuẩn “vàng” hiện nay để xác định một phác đồ hóa trị hỗ trợ có ý nghĩa là phải tính được thời gian sống còn toàn bộ cao hơn nhóm chứng. Tuy nhiên, vì không thể nào theo dõi bệnh nhân quá lâu để so sánh, nên trong thực tế người ta đề nghị dùng thời gian sống còn không bệnh thay thế cho thời gian sống còn toàn bộ.

Phân tích ACCENT trên 20.898 bệnh nhân carcinôm đại tràng từ 18 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy: sống còn không bệnh sau 2 và 3 năm là kết cuộc thích hợp trong hoá trị hỗ trợ carcinôm đại tràng có 5-FU [41],[122]. Trong phân tích này, tái phát thường xảy ra nhiều nhất trong 2 năm đầu sau phẫu trị. Tỉ lệ tái phát thấp hơn 1,5% mỗi năm sau 5 năm và thấp hơn 0,5% mỗi năm sau 8 năm [133],[135]. Gần đây, cập nhật của phân tích này cho thấy khi bệnh nhân tái phát có sống còn kéo dài, mối tương quan giữa sống còn không bệnh 2 hoặc 3 năm và sống còn toàn bộ 5 năm giảm. Do đó, để đánh giá hiệu quả sống còn của các liệu pháp hỗ trợ có thể cần phải theo dõi hơn 5 năm [41],[133],[135]. Nhóm ACCENT cũng đã phân tích 12.676 bệnh nhân từ 6 nghiên cứu [122]. Tương quan giữa sống còn không bệnh 2 và 3 năm với sống còn toàn bộ 5 và 6 năm có ở giai đoạn III nhưng không xảy ra ở giai đoạn II. Trong các nghiên cứu về carcinôm đại tràng hiện nay, ở thời điểm 6 năm có sự tương quan giữa sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ mạnh nhất [135].

Một phần của tài liệu Hóa trị hỗ trợ carcinôm đại tràng giai đoạn III bằng phác đồ oxaliplatin, 5Fluorouracil và Leucovorin (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)