Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội (Trang 60)

Cùng với sự phát triển không ngừng về cơ sở hạ tầng và nền kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng cũng đƣợc đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lƣợng dịch vụ và chất lƣợng công trình không ngừng đƣợc nâng cao. Công tác quản lý chất lƣợng đã ngày càng đƣợc mọi ngƣời coi trọng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận ra rằng, tạo ra đƣợc sản phẩm, dịch vụ chất lƣợng cao là biện pháp có hiệu quả để cạnh tranh trên thị trƣờng, là sự đảm bảo cơ bản để có đƣợc khách hàng, chiếm lĩnh thị trƣờng và phát triển doanh nghiệp.

Trách nhiệm toàn diện đối với công tác quản lý chất lƣợng thuộc về Chủ đầu tƣ và cơ chế này phải đƣợc đảm bảo bằng chế tài thực hiện, trong đó chú ý giám sát nhà thầu

61

thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên để đảm bảo chất lƣợng công trình, không chỉ Chủ đầu tƣ và nhà thầu mà cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể tham gia mà đặc biệt là nhà thầu và Chủ đầu tƣ - chủ thể trực tiếp thực hiện dự án. Chủ đầu tƣ bắt buộc phải thực hiện việc thông qua kế hoạch, tiến độ, điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng của nhà thầu trƣớc khi triển khai thi công xây lắp, trong đó chú ý biện pháp thi công và tiến độ cung ứng thiết bị máy móc.

Chủ đầu tƣ có trách nhiệm giám sát Nhà thầu thực hiện đầy đủ kế hoạch thi công đã đƣợc thông qua: đƣa đúng, đủ, kịp thời vật tƣ, thiết bị, nhân công để thi công theo đúng hợp đồng đã ký kết. Trƣờng hợp phát hiện có gian lận so với cam kết sẽ phải bồi thƣờng, chịu phạt theo hợp đồng.

Nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện việc tự giám sát, tự nghiệm thu chất lƣợng trƣớc khi báo Chủ đầu tƣ thực hiện nghiệm thu phần việc nghiệm thu hoàn thành. Chủ đầu tƣ chỉ tiến hành nghiệm thu khi đã có thủ tục tự nghiệm thu của nhà thầu.

Đổi mới cơ chế quản lý chất lƣợng công trình theo hƣớng gắn chặt trách nhiệm của ngƣời tƣ vấn giám sát thi công. Xác lập rõ mối quan hệ Chủ đầu tƣ và tƣ vấn giám sát (ngƣời giám sát) theo cơ chế hợp đồng đảm bảo tính chất độc lập hoạt động trong công tác giám sát. Ngƣời giám sát phải đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm cao. Tiêu chuẩn hoá cán bộ giám sát về trình độ, phẩm chất đạo đức, và ngƣời giám sát phải có khoản tiền ký cƣợc đảm bảo trách nhiệm.

Quán triệt và thực hiện nghiêm quy trình quản lý chất lƣợng trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP. Trong trƣờng hợp các thủ tục không đảm bảo theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP quy định thì kiên quyết không cho ứng vốn cũng nhƣ quyết toán vốn theo hạng mục công việc.

Đối với những công trình mà Chủ đầu tƣ thuê tƣ vấn, ngoài việc ký kết hợp đồng với những điều khoản cụ thể, rõ ràng, Chủ đầu tƣ cần phải có sự kiểm tra hiện trƣờng một cách thƣờng xuyên, liên tục để sớm phát hiện những sai sót, cũng nhƣ những yếu tố mới nảy sinh trong quá trình thi công để đề ra biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, với sự bám sát hiện trƣờng một cách thƣờng xuyên sẽ làm cho công tác xây dựng đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, đúng quy trình, quy phạm hạn chế việc thoả thuận về giá, khống khối lƣợng giữa ngƣời giám sát và nhà thầu cũng nhƣ cắt bớt những công đoạn thi công ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng.

62

Với nhu cầu đầu tƣ xây dựng công trình ngày một gia tăng, để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý chất lƣợng công trình, cần thiết phải thực hiện một số công việc sau: - Cơ quan quản lý ngành cử cán bộ có chuyên môn tham gia giám sát hiện trƣờng cùng với Chủ đầu tƣ, Nhà thầu và Tƣ vấn giám sát. Cán bộ tham gia giám sát phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức và tâm huyết nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm quản lý hiện trƣờng và có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Cần thiết phải trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho con ngƣời trong việc kiểm tra giám sát chất lƣợng công trình.

- Có chế độ đãi ngộ thích đáng với trách nhiệm đƣợc giao để họ yên tâm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình.

- Có kế hoạch kiểm tra hàng tuần, hàng quý của cơ quan quản lý cấp trên và tổ chức những cuộc họp công trƣờng để nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ công nhân và những ngƣời ngƣời lao động trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Hàng ngày, cán bộ giám sát có trách nhiệm báo cáo với trƣởng Ban quản lý dự án về tiến độ và tình hình triển khai công việc, trong đó có những nhận xét sơ bộ về việc áp dụng các quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch của những công việc sắp triển khai.

- Trích kinh phí quản lý dự án hoặc kinh phí tiết kiệm đƣợc công tác đấu thầu để trả lƣơng phụ thêm lƣơng chính cho cán bộ giám sát kỹ thuật hiện trƣờng.

- Cần thiết thiết lập hệ thống quy trình quản lý chất lƣợng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các công trình xây dựng, trên cơ sở đó các Nhà thầu chỉ tập trung làm theo.

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)