Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội (Trang 41)

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Giang - phía Đông Bắc; Bắc Ninh, Hƣng Yên - phía Đông; Hà Nam ở phía Nam, Hòa Bình - Tây Nam, Phú Thọ - phía Tây; Vĩnh Phúc - phía Tây Bắc. Thủ đô Hà Nội đƣợc xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nƣớc. Hà Nội có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và các dòng sông cũng tụ thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía biển Đông (sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu, sông Hồng, sông Thái Bình). Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội là đầu mối giao thông bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không và đƣờng sông tỏa đi các vùng khác trong cả nƣớc và đi quốc tế.

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ƣu thế đặc biệt so với các địa phƣơng khác trong cả

42

nƣớc. Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 15 tháng 12 năm 2000) đã xác định: Hà Nội “là trái tim của cả nƣớc, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.

Trải qua các thời kì biến đổi của lịch sử và 4 lần điều chỉnh địa giới kể từ năm 1961, năm 2008 Hà Nội có diện tích 3.348,5 km2.

Địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Điều này ảnh hƣởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Một trong những nét đặc trƣng của Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa cũng nhƣ do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hòa khí hậu cho khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dƣỡng.

2.2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội

Trong giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 12-13%/năm. Trong đó, dịch vụ: 12,2-13,5%; công nghiệp -xây dựng: 13-13,7%; nông nghiệp: 1,5-2,0%. Phấn đấu GDP bình quân/ngƣời năm 2015: 82-86 triệu đồng.

Năm 2008, do mở rộng địa giới hành chính Hà Nội nên dân số là 6,45 triệu ngƣời, mật độ trung bình là 1.926 ngƣời/km2, Hà Nội đƣợc tổ chức thành 29 quận, huyện với 577 phƣờng, xã và thị trấn (tính đến 31/12/2008).

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc tăng cƣờng, thay đổi diện mạo của thủ đô. Quy hoạch các khu công nghiệp và chú trọng đầu tƣ hạ tầng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy nhanh tốc độ đầu tƣ các dự án trọng điểm, tạo môi trƣờng thuận lợi, thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Ngành dịch vụ đƣợc chú trọng phát triển cả về quy mô, ngành nghề, xây dựng và hoàn thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở xã hội…

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai quyết liệt nên bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể.

2.2.2.Thực trạng chung về quản lý chi phí của các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội (Một số trường hợp điển hình)

Quản lý chi phí các dự án xây dựng sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc ở Hà Nội trong những năm gần đây đã có bƣớc cải tiến rõ rệt. Nhiều tuyến đƣờng, dự án xây dựng lớn góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. Bên cạnh những kết quả đạt

43

đƣợc thì công tác quản lý chi phí các dự án đầu tƣ xây dựng của Hà Nộicòn tồn tại những hạn chế cần đƣợc khắc phục. Một số trƣờng hợp điển hình:

* Dự án đầu tƣ xây dựng Trụ sở làm việc cơ quan Bộ Tài Chính:

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình, hạng mục công trình chƣa sát với thực tế: Gói thầu phòng cháy chữa cháy đã phải thay đổi thiết kế và điều chỉnh dự toán của 51/119 công việc làm cho giá trị thay đổi 42,3% giá trị trúng thầu; phần thép cừ và cọc gia cƣờng do không áp giá trúng thầu mà xây dựng đơn giá mới làm tăng giá trị quyết toán lên 3.787.050.000 đồng; việc bù giá thép tuân thủ các quy định hiện hành nhƣng không phù hợp với thông báo giá thời điểm đƣợc bù giá dẫn đến tăng chi phí lên 601.678.000 đồng.

Giải phóng mặt bằng, khởi công thực hiện dự án chậm: Do khởi công chậm hơn 2 năm so với quyết định phê duyệt của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, làm tăng vốn đầu tƣ với số tiền 22 tỷ đồng do phải điều chỉnh chi phí nhân công, máy và bù giá thép.

Thất thoát lãng phí trong giai đoạn quyết toán đƣa vào sử dụng và bảo trì: Nghiệm thu quyết toán A-B khối lƣợng nhiều hạng mục chƣa chính xác, khối lƣợng quyết toán A-B vƣợt so với hồ sơ hoàn công và thực tế thi công là 2.503.531.000 đồng - Kiểm toán phát hiện và đề nghị giảm trừ khối lƣợng này.

Do áp sai đơn giá, định mức làm tăng chi phí: Dự án đầu tƣ xây dựng trụ sở Bộ Tài chính, chi phí xây dựng giảm do sai đơn giá là 4.388.728.000 đồng [34].

* Dự án đầu tƣ tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn thành phố Hà Nội:

Hồ sơ thiết kế, dự toán công trình, hạng mục công trình chƣa sát với thực tế phải điều chỉnh bổ sung làm tăng giá thành. Cụ thể: Hồ sơ thiết kế phải chỉnh sửa 212 lần để phù hợp với thực tế thi công nên đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình xây dựng, làm chậm tiến độ thi công của dự án.

Do đặc thù riêng về kỹ thuật của các công trình: Dự án đã xây dựng 1.115 loại đơn giá chi tiết trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt làm cơ sở cho việc thanh toán và quyết toán khối lƣợng hoàn thành.

Thất thoát lãng phí trong giai đoạn quyết toán đƣa vào sử dụng và bảo trì: Nghiệm thu khối lƣợng nhiều hạng mục chƣa chính xác, khối lƣợng quyết toán vƣợt so với hồ sơ hoàn công và thực tế thi công là 4.157.565.376 đồng. Nhà thầu thi công phần xây lắp là Tổng công ty xây dựng Hà Nội lập quyết toán trùng khối lƣợng thi công 02 hạng mục (Hạng mục lắp đặt hệ thống âm thanh với giá trị 539.933.649 đồng; hạng mục tu bổ kết cấu

44

sàn S4, S5 trục 6-9 với giá trị 564.469.000 đồng); Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy tình trạng lập hồ sơ nghiệm thu, lập phiếu giá thanh toán khối lƣợng xây lắp hoàn thành khi hạng mục đang thi công dở dang, có hạng mục chƣa thi công.

Do áp sai đơn giá, định mức làm tăng chi phí: Dự án tƣ bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội, giảm giá trị quyết toán do áp sai định mức là 153.557.678 đồng; do sai đơn giá là 941.865.870 đồng [35].

* Dự án đầu tƣ xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia: Bộ Xây dựng làm Chủ đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ lên đến 4.281 tỉ đồng lấy từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Dự án có tổng diện tích khoảng 64 ha tại xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm) và phƣờng Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Trung tâm Hội nghị quốc gia sẽ là nơi tổ chức đại hội, các hội nghị lớn của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội cũng nhƣ các hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, thƣơng mại có ý nghĩa quan trọng quốc gia và quốc tế... Trung tâm Hội nghị quốc gia và các hạng mục công trình phụ trợ, quảng trƣờng, bãi đỗ xe ngầm, sân vƣờn, cây xanh, đƣờng nội bộ đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng từ năm 2006.

Hồ sơ thiết kế, dự toán công trình, hạng mục công trình chƣa sát với thực tế: Trong quá trình thi công Nhà thầu sử dụng nhiều loại thép khác nhau nhƣ Việt Ý, Việt Nhật, Việt Hàn, TISCO Thái Nguyên. Do khối lƣợng quá lớn và nhiều nhà cung cấp, đòi hỏi tiến độ thi công nhanh nên Ban quản lý dự án không tổng hợp đƣợc khối lƣợng theo từng chủng loại và thời gian nghiệm thu làm cho công việc bù giá thép không chính xác. Mặt khác, do quyết toán không đúng chủng loại vật tƣ sử dụng thi công của gói thầu cung cấp gạch ốp và lát trong nhà (gói thầu số 8) nên phải giảm trừ quyết toán của gói thầu này là 1.459.000.000 đồng.

Do đặc thù riêng về kỹ thuật của các công trình: Ban đơn giá đã xây dựng 5 tập đơn giá xây dựng công trình để trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt làm cơ sở cho việc thanh quyết toán khối lƣợng công trình hoàn thành. Do một số đơn giá riêng áp dụng định mức chƣa hợp lý, giá vật tƣ trong đơn giá cao hơn thông báo giá hoặc giá theo hóa đơn nên làm tăng chi phí cho dự án (gói thầu thoát nƣớc mƣa khu 34 hecta tăng 507.100.000 đồng).

45

Thất thoát lãng phí trong giai đoạn quyết toán đƣa vào sử dụng và bảo trì: Qua kiểm toán cho thấy khối lƣợng quyết toán A-B vƣợt so với hồ sơ hoàn công và thực tế thi công là 1.353.467.716 đồng đề nghị giảm trừ khối lƣợng này.

Do áp sai đơn giá, định mức làm tăng chi phí: Một số đơn giá riêng của dự án đầu tƣ xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia áp dụng định mức chƣa hợp lý, giá vật tƣ trong đơn giá cao hơn giá theo hóa đơn, thông báo giá (Điển hình là Hạng mục thoát nƣớc mƣa 30 hecta, Hệ thống chiếu sáng đài phun nƣớc, Bãi đỗ xe buýt Zone 2…) làm tăng giá trị quyết toán phải giảm trừ 507.100.000 đồng [36].

* Dự án đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh

Tổng chiều dài trên 13 km, tổng mức đầu tƣ 8.779 tỷ đồng, trong đó toa xe chiếm 904 tỷ đồng, chi phí xây dựng 3.548 tỷ đồng, chi phí thiết bị 869 tỷ đồng, chi phí đền bù 595 tỷ đồng, chi phí dự phòng 1.418 tỷ đồng và chi phí khác [43].

Đây là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, theo dự kiến tuyến đƣờng sắt này sẽ đƣợc chạy thử vào quý 1 năm 2015. Gần 2 năm thi công, đến nay tiến độ thi công rất chậm nguyên nhân là do vƣớng mắc trong việc giải phóng mặt bằng và tiến độ thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công chậm.

* Dự án đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Tổng chiều dài 264 km đi qua địa bàn

5 tỉnh: thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai; nối với đƣờng cao tốc Hà Khẩu - Côn Minh - Trung Quốc. Tổng số vốn đầu tƣ cho dự án dự kiến 1,216 tỷ USD Thời gian qua do vƣớng mắc mặt bằng, cộng với năng lực kém của Nhà thầu đã ảnh hƣởng nhiều đến tiến độ của dự án [4, 43].

* Dự án xây dựng tuyến đƣờng vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu: Dài 547m,

đƣợc khởi công từ tháng 4/2010 với tổng đầu tƣ 642 tỷ đồng từ ngân sách Hà Nội. Dự án này phải giải phóng mặt bằng 5 cơ quan và 450 hộ dân nhƣng sau 2 năm vẫn chƣa hoàn thành khiến nút giao thông Ô Chợ Dừa thƣờng xuyên ùn tắc.

Dự án này đƣợc phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tƣ tại thời điểm đó là 642 tỷ đồng, trong đó tiền chi cho giải phóng mặt bằng là 527 tỷ đồng, tiền chi cho xây lắp là 50 tỷ đồng. Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành đoạn đƣờng này vào năm 2011. Tuy nhiên, do việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên đơn vị thi công chỉ làm cầm chừng. Đến tháng 5 năm 2103 đoạn đƣờng vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) đã thi công xong trên 4.500 m2 đất đã thu hồi của 2 cơ quan, đạt khoảng 20% khối lƣợng. Đến thời điểm này phƣơng án đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến đƣờng 547 m, rộng 50 m đã có

46

nhiều thay đổi so với dự án xây dựng đã đƣợc phê duyệt năm 2008. Cụ thể 477 phƣơng án đền bù cho các chủ đất nằm trên tuyến đƣờng này lên tới 743,5 tỷ đồng [4, 43].

* Dự án xây dựng tuyến đƣờng vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi phục: Tổng mức

đầu tƣ của dự án này vào khoảng 5.583 tỷ đồng; tuy nhiên nếu áp dụng giá đất đền bù tƣơng đƣơng hệ số k =1.8 nhƣ đã áp dụng với dự án cùng tuyến Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, tổng mức đầu tƣ sẽ đội lên thành 7.805 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng tăng khoảng 2.219 tỷ đồng).

Tuyến đƣờng vành đai I (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) có chiều dài 2.200 m, rộng 50 m. Dự án có tổng mức đầu tƣ 6.036 tỷ đồng (Chi phí cho giải phóng mặt bằng 3.890 tỷ đồng, chi phí cho xây lắp 942 tỷ đồng), dự kiến trong quý IV năm 2015 hoàn thành giải phóng mặt bằng, khởi công quý II năm 2015 và hoàn thành tuyến đƣờng quý I năm 2018.

Trƣớc đó, Hà Nội đã xây dựng và thông xe tuyến đƣờng vành đai I (đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa) có chiều dài 550 m với tổng mức đầu tƣ là 642 tỷ đồng. Đây là tuyến đƣờng đƣợc coi là “đắt nhất hành tinh”. Tính trung bình mỗi mét chiều dài tuyến đƣờng này tốn hơn 1 tỷ đồng [4, 43].

* Dự án cầu Nhật Tân là dự án trọng điểm và đƣợc kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực giao thông

cho cầu Thăng Long, nhƣng đến nay tất cả các gói đều chậm trễ và phải điều chỉnh tiến độ. Dự án này có tổng chiều dài 8,3 km, riêng cầu vƣợt sông Hồng dài 3,9 km. Cầu đƣợc thiết kế 4 làn xe, vận tốc 80 km/h. Tổng mức đầu tƣ hơn 7.500 tỷ đồng, bắt đầu triển khai từ cuối năm 2007 và dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm 2010. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa hoàn thành, nguyên nhân do vƣớng mắc mặt bằng nên sau đó dự án đƣợc điều chỉnh lại tiến độ cho từng gói thầu.

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)