các dự án đầu tư xây dựng
Để nâng cao chất lƣợng thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ, UBND thành phố Hà Nội giao trách nhiệm cụ thể cho các Sở Xây dựng hoặc các Sở liên quan xây dựng các tiêu chuẩn, định mức một cách khoa học sát với thực tế. Nên tận dụng và tham khảo các tiêu chuẩn và định mức của các nƣớc tiên tiến trên thế giới, của Việt Nam áp dụng phù hợp với điều kiện thành phố Hà Nội.
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật hiện nay của chúng ta vẫn còn thiếu và nhiều định mức lạc hậu, bất hợp lý và không phù hợp với thực tế do vậy cần thiết đầu tƣ kinh phí, phân giao nhiệm vụ rõ ràng, cần đặt ra kế hoạch và tiến độ thực hiện… để nghiên cứu, ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn định mức phù hợp với thực tế hiện nay. Trong thời gian qua, việc thống nhất áp dụng định mức và đơn giá xây dựng công trình vẫn chƣa cao, nhiều định mức chƣa phù hợp với việc áp dụng trong thực tế và hiệu quả mang lại chƣa đạt đƣợc mục tiêu mong muốn.
Để nâng cao chất lƣợng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án cần tập trung vào một số giải pháp sau:
57
- Đảm bảo quy trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tƣ xây dựng công trình, đƣợc thể hiện:
+ Nâng cao chất lƣợng công tác tƣ vấn do Chủ đầu tƣ có quyền lựa chọn cho mình tổ chức tƣ vấn phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của dự án xây dựng lớn và của Chủ đầu tƣ.
+ Hạn chế những tiêu cực khi có sự chỉ định đích danh các tổ chức tƣ vấn mà chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng của các tổ chức này.
+ Quán triệt thực hiện chế độ ủy quyền và phân cấp quản lý trên tinh thần giao toàn bộ quyền hạn và trách nhiệm cho Chủ đầu tƣ.
+ Việc triển khai dự án theo đúng trình tự góp phần nâng cao chất lƣợng của từng công đoạn tránh tình trạng vừa triển khai thi công vừa hoàn thiện thủ tục hồ sơ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khó khắc phục trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.
- Nâng cao chất lƣợng tƣ vấn: Chất lƣợng các các sản phẩm tƣ vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho Chủ đầu tƣ thực hiện quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹ sƣ tƣ vấn. Do đó, nâng cao chất lƣợng tƣ vấn là nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sƣ tham gia vào công tác tƣ vấn. Do vậy, cần có cơ chế và quy định quản lý chặt chẽ trình độ của kiến trúc sƣ, kỹ sƣ và việc phân cấp kiến trúc sƣ chủ trì cấp 1, 2; các kỹ sƣ, các chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế phải có phân biệt thứ bậc; chuyên gia quản lý dự án, giám đốc điều hành dự án… đều phải đƣợc tiêu chuẩn hoá để Chủ đầu tƣ có thể lựa chọn đƣợc những tổ chức tƣ vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình, khắc phục hiện tƣợng “rút kinh nghiệm” triền miên đối với các tổ chức tƣ vấn nhƣ hiện nay.
Với thực trạng chất lƣợng công tác tƣ vấn đang còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ hiện nay, để Chủ đầu tƣ có thể lựa chọn tốt nhất tổ chức tƣ vấn cho mình, các cơ quan chủ quản Chủ đầu tƣ cần có cơ chế quy định rõ ràng trong việc mở rộng phạm vi lựa chọn các tổ chức tƣ vấn của Chủ đầu tƣ. Chỉ những dự án, công trình đặc biệt, liên quan đến bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng thì mới ƣu tiên các tổ chức tƣ vấn đặc thù đồng thời có những quy định riêng. Các dự án, công trình còn lại cho phép Chủ đầu tƣ thông báo mời thầu rộng rãi các tổ chức tƣ vấn có năng lực để Chủ đầu tƣ lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm tƣ vấn tốt nhất cho mình trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
- Đổi mới cách xác định chi phí tƣ vấn, thiết kế theo hƣớng không xác định theo tỷ lệ dự toán công trình để tránh việc nhà thiết kế nâng giá công trình quá mức cần thiết để đƣợc
58
thiết kế nhiều và giảm trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, gây lãng phí vốn đầu tƣ và những vấn đề tiêu cực khác.
- Việc lựa chọn tổ chức tƣ vấn của Chủ đầu tƣ: Chủ đầu tƣ phải có quyền chủ động lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực để lập thiết kế dự toán thông qua đấu thầu hoặc bằng các hình thức khác, công bằng, minh bạch.
- Việc sử dụng tổ chức tƣ vấn thẩm định phƣơng án kỹ thuật: để Chủ đầu tƣ tập trung vào công tác quản lý dự án, nên mở rộng quy định Chủ đầu tƣ đƣợc chủ động ký hợp đồng với một tổ chức có chức năng thẩm định thiết kế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nhận xét về hồ sơ thiết kế - dự toán mà mình đã thẩm định, Chủ đầu tƣ chỉ thực hiện chức năng quản lý công tác thẩm định.
Để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thế chủ động cho Chủ đầu tƣ, đề nghị sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế - tổng dự toán có thể ủy quyền cho Chủ đầu tƣ phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với những phần việc có mức độ kỹ thuật đơn giản. Khi thực hiện ủy quyền, Chủ đầu tƣ có trách nhiệm sử dụng bộ phận chuyên môn có đủ năng lực hoặc thuê tổ chức tƣ vấn thẩm định và phải báo cáo kết quả thẩm định đến cấp có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan. Chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm về quyết định phê duyệt của mình.