Thực trạng việc làm của cử nhân ngành GDĐB sau khi ra trường

Một phần của tài liệu Gắn bó hay từ bỏ giáo dục đặc biệt Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của cử nhân sư phạm giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 80)

3.2.2.1 Tình trạng việc làm của cử nhân GDĐB sau khi ra trường 1 năm

Nhìn vào bảng 3.2 và hình 3.1 dưới đây, ta thấy phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành GDĐB sau một năm đều có việc làm sau khi ra trường (khoảng 96%) và khoảng 4% sinh viên ra trường chưa đi làm.Đây là một điều đáng mừng vì trong thực tế, nhu cầu về GV và cán bộ GDĐB hiện nay ở các tỉnh thành là rất lớn do số lượng trẻ khuyết tật và các trung tâm, cơ sở giáo dục-bảo trợ xã hội-phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ngày càng gia tăng.

Bảng3.2. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường 1 năm

Việclàmsau 01 năm Sốlƣợng Phầntrăm

Có 101 96

Chưacó 4 4

Tổng 105 100

Hình 3.1. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trƣờng 1 năm

96% 4%

74

Tìm hiểu thêm về lý do chưa đi làm trong vòng 01 năm sau khi tốt nghiệp của 4% cựu sinh viên, chúng tôi thấy rằng không có ai không xin được việc làm mà do họ chưa có nhu cầu và phần lớn là do họ đi học tiếp(xem bảng 3.3)

Bảng 3.3. Lí do chưa đi làm sau khi ra trường 1 năm

Lí do chƣađilàm Sốlƣợng Phầntrăm

Chưacónhucầu 1 25

Đihọctiếp 3 75

Tổng 4 100

3.2.2.2 Tình trạng việc làm của cử nhânGDĐB cóchuyên ngành đào tạo khác nhau

Bảng 3.4 cho thấy mối quan hệ giữa chuyên ngành đào tạo và tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 01 năm của cử nhân ngành GDĐB:

Bảng3.4. Tình hình việc làm sau khi ra trường 1 năm theo chuyên ngành đào tạo

Chuyên ngành đào tạo Tỉ lệ (%) có việc làm sau khi ra trƣờng 01 năm

Có Không

Khiếm thị 11 0

Khiếm thính 20 0

Khuyết tật trí tuệ 66 4

Tổng 96 4

Nhìn vào bảng ta thấy, sinh viên các chuyên ngành đều có việc làm ngay sau khi ra trường 01 năm, trong đó sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Khuyết tật trí tuệ có việc làm trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (66%), đó là vì định hướng của Khoa cũng chú trọng đào tạo chuyên ngành này với số lượng lớn sinh viên (trong các khóa từ K50 đến K61, có 5/12 khóa không có sinh viên được đào tạo chuyên ngành Khuyết tật trí tuệ) vì hiện nay số lượng và tỉ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ là cao nhất trong các dạng khuyết tật nên nhu cầu GV dạy trẻ khuyết tật trí tuệ cũng cao hơn các chuyên ngành khác.Tuy nhiên cũng chỉ có sinh viên ngành Khuyết tật trí tuệ sau khi ra trường 01 năm là chưa có việc làm (4%), kết hợp với thông tin về lí do chưa đi làm của 4% số cựu sinh viên ở trên, ta thấy đó là vì các em chưa có nhu cầu hoặc là do đi học tiếp, chứ không phải do không xin được việc.Như vâ ̣y, đi ̣nh hướng đào ta ̣o chuyên ngành của khoa là khá phù hợp nhu cầu của thị trường lao động.

75

3.2.2.3 Tình trạng việc làm của cử nhân GDĐB có xếp loại tốt nghiệp khác nhau

Bảng 3.5 cho thấy mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 01 năm của cử nhân ngành GDĐB:

Bảng 3.5. Tình hình việc làm sau khi ra trường 1 năm theo xếp loại tốt nghiệp

Xếp loại tốt nghiệp Việc làm sau khi ra trƣờng 01 năm Tổng số

Có Chƣa có

Trung bình 1 0 1

Trung bình khá 4 0 4

Khá 83 4 87

Giỏi 10 0 10

Nhìn vào bảng ta thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành GDĐB đều có việc làm bất kể xếp loại tốt nghiệp loại nào, điều này chứng tỏ nhu cầu GV GDĐB là rất lớn và các sinh viên ngành GDĐB đều đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chỉ có 4 sinh viên tốt nghiệp loại khá là chưa có việc làm sau khi ra trường 1 năm, theo như lí do chưa đi làm ở trên ta thấy vì các em này chưa có nhu cầu và do đi học tiếp. Để tìm hiểu thêm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một sốcựu sinh viên, các em cho biết: “Hiện nay, do chính sách của Bộ GD&ĐT chú trọng công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có nhu cầu đặc biệt, ngày càng có nhiều trường chuyên biệt và hòa nhập, trung tâm phục hồi chức năng - tâm lý - giáo dục và bảo trợ xã hội tại Hà Nội và các địa phương được thành lập và phát triển nhiều hơn, họ đều mong muốn nhận sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt về hỗ trợ chuyên môn giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ có NCĐB. Vì vậy, chúng em có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn.”

Phân tích thêm mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và việc học văn bằng khác của cử nhân GDĐB quabảng 3.6 và 3.7, ta thấy rằngđa số các sinh viên học thêm văn bằng khác là những cử nhân GDĐB tốt nghiệp loại khá (chiếm 26%, chủ yếu là học thêm bằng Giáo dục tiểu học–xem thêm bảng), có 5% cử nhân tốt nghiệp loại giỏihọc thêm văn bằng khác (chủ yếu là bằng Tiếng Anh, có thể là do họ có dự định học lên bằng tiến sĩ–xem thêm bảng). Như vậy, thống kê cũng củn g cố nhâ ̣n

76

đi ̣nh đa số những sinh viên tốt nghiệp loại khá chưa có việc làm sau khi ra trường 1 năm là do các em học tiếp.

Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và việc học thêm văn bằng khác của cử nhân ngành GDĐB

Xếp loại tốt nghiệp

Có văn bằng khác, ngoài bằng cử nhân GDĐB Tổng số

Có Không Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Trung bình khá 0 0 3 3.3 3 Khá 24 26,1 56 60,9 80 Giỏi 5 5,4 4 4,3 9 Tổng 29 31,5 63 68,5 92

Bảng 3.7. Mối quan hệ giữaxếp loại tốt nghiệp và việc học thêm văn bằng khác của cử nhân ngành GDĐB

Xếp loại tốt nghiệp

Tên văn bằng 2 khác, ngoài bằng cử nhân GDĐB Tổng số Số lƣợng GDMN GDTH Kế toán Tiếng Anh

Trung bình 1 0 0 0 0 1

Trung bình khá 4 0 0 0 0 4

Khá 69 1 14 1 4 89

Giỏi 7 1 0 0 2 10

Tổng 81 2 14 1 6 104

3.2.2.4. Tình trạng việc làm của cử nhân GDĐB có thêm văn bằng khác

Bảng 3.8 cho thấy mối quan hệ giữa việc có thêm văn bằng khác ngoài bằng GDĐB và tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 01 năm của cử nhân ngành GDĐB:

Bảng 3.8. Tình hình việc làm sau khi ra trường 1 năm của cử nhân GDĐB có thêm văn bằng khác

Có văn bằng khác ngoài bằng cử nhân GDĐB

Việc làm sau khi ra trƣờng 01 năm

Tổng số

Có Chƣa có

Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Có 28 30,1 1 1,1 29

Không 61 65,6 3 3,2 64

Tổng 89 95,7 4 4,3 93

Nhìn vào bảng ta thấy, đa số những sinh viên tốt nghiệp ngành GDĐB có việc làm là những cử nhân GDĐB không có thêm văn bằng nào khác (chiếm khoảng 66%)

77

trong khi đó có 30% số người có thêm văn bằng khác đã có việc làm và như đã phân tích ở trên, có 4% sinh viên sau khi ra trường chưa đi làm do đi học tiếp là chủ yếu.

3.2.2.5 Số lần và lí do chuyển đổi công việc

Bảng 3.9 cho thấy số lần chuyển đổi công việc của cử nhân ngành GDĐB:

Bảng 3.9. Số lần chuyển đổi công việc của cử nhân GDĐB

Nhìn vào bảng ta thấy, đa số những sinh viên đi làm sau khi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân GDĐB đều chưa chuyển đổi công việc lần nào (chiếm gần 55%), số lần chuyển đổi công việc tương đối ít, chỉ từ 1-3 lần (chiếm từ 10% đến hơn 15%). Điều này cho thấy các bạn muốn duy trì công việc mình đã chọn trong một thời gian dài.

Tìm hiểu thêm về những lí do chuyển đổi công việc cụ thể (xem bảng 3.10), chúng tôi thấy rằng tỉ lệ lựa chọn giảm dần theo thứ tự sau: vì lí do gia đình (khoảng 20%), vì môi trường làm việc (hơn 10%), vì thu nhập thấp – vì không thăng tiến – vì áp lực công việc lớn (khoảng 10%).

Bảng 3.10. Lí do chuyển đổi công việc của cử nhân GDĐB

Lí do chuyển đổi công việc Số lƣợng

Chuyển việc vì không đúng chuyên ngành đào tạo 6 Chuyển việc vì thu nhập thấp 11 Chuyển việc vì không đủ năng lực 0 Chuyển việc vì không phát huy năng lực 6 Chuyển việc vì không thăng tiến 10 Chuyển việc vì áp lực công việc lớn 10 Chuyển việc vì môi trường làm việc 13 Chuyển việc vì gia đình 20 Chuyển việc vì có bằng cấp khác 3 Chuyển việc vì có công việc khác 9 Chuyển việc vì lý do khác 2

Số lần chuyển đổi Số lƣợng

0 55

1 18

2 15

3 12

78

3.2.2.6 Tình hình công việc hiện tại của cử nhân GDĐB

Bảng 3.11 cho thấy môi trường làm việc hiện tại của cử nhân GDĐB:

Bảng 3.11. Môi trường làm việc hiện tại của cử nhân GDĐB

Môi trƣờng làm việc Số lƣợng Phần trăm hợp lệ

Không ý kiến 2 2

Giáo dục chuyên biệt 65 62 Giáo dục hòa nhập 29 28 Giáo dục phổ thông 6 6

Khác giáo dục 3 2

Tổng 105 100

Nhìn vào bảng ta thấy, gần 90% cử nhân GDĐB đang làm việc trong ngành GDĐB và công việc của các bạn có liên quan đến học sinh khuyết tật, trong đó có hơn 60% cựu sinh viên của Khoa GDĐB hiện đang làm việc trong môi trường giáo dục chuyên biệt (chỉ dành cho học sinh khuyết tật) và gần 30% các bạn đang làm việc trong môi trường giáo dục hòa nhập (có cả học sinh bình thường và học sinh khuyết tật). Đây là một kết quả đáng mừng vì số lượng và tỉ lệ các bạn từ bỏ công việc trong ngành GDĐB nói riêng để chuyển sang giảng dạy học sinh bình thường của giáo dục phổ thông (khoảng 5%) và từ bỏ ngành giáo dục nói chung để chuyển sang công việc trái ngành khác(khoảng 3%) là khá thấp, điều đó thể hiện rằng sinh viên tốt nghiệp ngành GDĐB ít phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp do thiếu việc làm.

Để biết liệu công việc hiện tại có phù hợp với ngành đào tạo hay không, chúng tôi đã tìm hiểu và rút ra số liệu thống kê trong bảng 3.12 sau:

Bảng3.12. Mức độ phù hợp của công việc hiện tại với chuyên ngành đào tạo của cử nhân GDĐB

Phần lớn các bạn cho rằng công việc các bạn đang đảm nhiệm là phù hợp và rất phù hợp với chuyên ngành đào tạo (hơn 90%).

Mức độ phù hợp Số lƣợng

Không phù hợp 7

Phù hợp 59

Rất phù hợp 35 Tổng ý kiến 101

79

Như vậy, kết quả khảo sát giúp các em học sinh-sinh viên lựa chọn ngành GDĐB yên tâm hơn khi đăng kí hồ sơ thi đại học và vững tâm trong quá trình đào tạo tại Khoa GDĐB.

Để hiểu rõ hơn về tình hình công tác hiện nay của cử nhân GDĐB, các mục hỏi về loại hình cơ quan/tổ chức nơi công tác, cấp bậc-mô hình GD, chức vụ, nhiệm vụcũng được đề cập đến, chúng tôi tổng hợp trong bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Tình hình công tác hiện nay của cử nhân GDĐB

Vấn đề Phân loại Số lƣợng Phần trăm

Loại hình cơ quan Nhà nước 31 30 Cổ phần 1 1 Tư nhân 64 64 Liên doanh 1 1

Vốn nước ngoài 1 1 Tổ chức phi chính phủ 3 3 Cấp bậc, mô hình giáo dục Trung tâm chuyên biệt, can

thiệp sớm 80 76,2 Mầm non 7 6,7 Tiểu học 10 9,5 Trung học 1 1,0 Cao đẳng-Đại học 5 4,8 Dạy tại nhà 2 1,9 Chức vụ Khác 3 2,9 Quản lý 6 5,7 Nhân viên 22 21,0 Giáo viên 74 70,5 Nhiệm vụ Khác 29 27,6 Giáo viên chủ nhiệm 17 16,2 Giáo viên hỗ trợ 6 5,7 Giáo viên can

thiệp sớm 51 48,6

Giảng viên 2 1,9

80

- Về loại hình cơ quan làm việc: phần lớn cựu SV ngành GDĐB hiện nay đang làm việc trong các tổ chức tư nhân (khoảng hơn 60%), một số ít làm việc tại cơ quan nhà nước (30%)

- Về cấp bậc và mô hình GD: phần lớn cựu SV ngành GDĐB hiện đang công tác tại các trung tâm can thiệp sớm, trung tâm chuyên biệt, trung tâm nguồn – trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập, trung tâm bảo trợ xã hội của các tỉnh thành (khoảng 80%); số còn lại rải rác ở các trường mầm non, tiểu học, CĐ-ĐH, và can thiệp cá nhân tại nhà.

- Về chức vụ và nhiệm vụ: Đa số các sinh viên tốt nghiệp ngành GDĐB – Trường ĐHSPHN theo đuổi công việc của người giáo viên (hơn 70%), trong đó nhiều nhất là những người làm công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại trung tâm và tại nhà (khoảng 50%)

3.2.2.7 Sự gắn bó và ý địnhchuyển đổi-từ bỏ công việc trong ngành GDĐB

Để tìm hiểu sự gắn bó với công việc trong ngành GDĐB, chúng tôi tổng hợp thông tin về những người đang làm việc trong môi trường giáo dục có học sinh khuyết tật (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập) và số năm kinh nghiệm làm việc với trẻ/người khuyết tật tương ứng (bảng 3.14), kết quả như sau:

Bảng 3.14. Số năm kinh nghiệm làm việc trong ngành GDĐB của cử nhân GDĐB

Số năm kinh

nghiệm Số lƣợng Phần trăm

Từ 1 đến 5 năm 56 59,6 Từ 6 đến 9 năm 21 22,3

Trên 10 năm 5 5,3

Tổng ý kiến 82 87,2

Như vậy, nhìn vào bảng ta thấy trong số 94 cử nhân GDĐBđươ ̣c thống kê hiện đang làm việc trong môi trường giáo dục có học sinh khuyết tật, đa số sinh viên sau khi ra trường gắn bó với ngành GDĐB từ 1 đến 5 năm (khoảng 60%), hơn 20% số sinh viên cống hiến cho ngành GDĐB từ 6 đến 9 năm và có hơn 5% số sinh viên gắn bó trên 10 năm với ngành GDĐB. Điều này hoàn toàn thống nhất với tỉ lệ sinh viên các khóa ra trường và tỉ lệ các khóa được khảo sát.

81

Để tìm hiểu ý định từ bỏ/chuyển đổi công việc trong ngành GDĐB, chúng tôi tổng hợp thông tin về những người đang làm việc trong môi trường giáo dục có học sinh khuyết tật (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập) và có ý định chuyển sang công việc khác, kết quả như sau:

Bảng3.15. Dự định chuyển công việc trong ngành GDĐB của cử nhân GDĐB

Dự định chuyển việc Số lƣợng Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Có dự đi ̣nh chuyển 27 28,7 28,7 28,7

Không dự đi ̣nh chuyển 67 71,3 71,3 100,0

Tổng ý kiến 94 100,0 100,0

Nhìn vào bảng 3.15 ở trên ta thấy, đa số những người hiện đang làm việc trong môi trường giáo dục có học sinh khuyết tật không có ý định chuyển sang công việc khác (chiếm hơn 70%), gần 30% có ý định chuyển sang công việc khác. Tiếp tục tìm hiểu lí do chuyển việc của họ, chúng tôi thấy rằng đa số những người có dự định chuyển việc khỏi ngành GDĐB vì họ có bằng cấp khác (hơn 15%), các lí do khác là vì công việc trong ngành GDĐB có thu nhập thấp, vì họ có công việc khác, vì công việc không được phát huy năng lực và không có cơ hội thăng tiến (xem chi tiết trong bảng 3.16)

Bảng 3.16. Lí do chuyển đổi công việc trong ngành GDĐB của cử nhân GDĐB

Lí do chuyển đổi công việc Số lƣợng

Chuyển việc vì thu nhập thấp 9 Chuyển việc vì không đủ năng lực 0 Chuyển việc vì không phát huy năng lực 6 Chuyển việc vì không thăng tiến 6 Chuyển việc vì áp lực công việc lớn 3 Chuyển việc vì môi trường làm việc 4 Chuyển việc vì gia đình 4 Chuyển việc vì có bằng cấp khác 15 Chuyển việc vì có công việc khác 9 Chuyển việc vì lý do khác 7

82

Tóm lại, các số liệu và kết quả phân tích ở trên cho thấy một bức tranh khá đầy đủ và khách quan vềthực trạng việc làm và nguyên nhân của cử nhân GDĐB, trường ĐHSPHN:

- Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành GDĐB sau một năm ra trường đều có việc làm (khoảng 96%) và khoảng 4% sinh viên ra trường chưa đi làm (lí do chủ yếu là vì họ đi học tiếp văn bằng cử nhân khác hoặc học cao học);

- 95% các bạn cho rằng công việc các bạn đang đảm nhiệm là phù hợp và rất phù hợp với chuyên ngành đào tạo;

- Gần 90% cử nhân GDĐB đang làm việc trong ngành GDĐB và công việc của các bạn có liên quan đến học sinh khuyết tật, trong đó có hơn 60% cựu sinh viên của Khoa GDĐB hiện đang làm việc trong môi trường giáo dục chuyên biệt (chỉ dành cho học sinh khuyết tật) và gần 30% các bạn đang làm việc trong môi trường giáo dục hòa nhập (có cả học sinh bình thường và học sinh khuyết tật);

- Đa số những cử nhân GDĐB đi làm sau khi tốt nghiệp đều chưa chuyển đổi công việc lần nào (chiếm gần 55%), số lần chuyển đổi công việc tương đối ít, chỉ từ 1-3 lần (chiếm từ 10% đến hơn 15%), lí do chuyển đổi là vì vì lí do gia đình, vì môi trường làm việc, vì thu nhập thấp, vì không thăng tiến, vì áp lực công việc lớn;

- Đa số những người hiện đang làm việc trong môi trường giáo dục có học

Một phần của tài liệu Gắn bó hay từ bỏ giáo dục đặc biệt Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của cử nhân sư phạm giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)