Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Gắn bó hay từ bỏ giáo dục đặc biệt Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của cử nhân sư phạm giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 60)

54

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình triển khai nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiê ̣n theo 4 bước cơ bản sau: 1- Nghiên cứu lý thuyết

2- Xây dựng, đánh giá thang đo và phiếu phỏng vấn sâu 3- Thu thâ ̣p và xử lý thông tin

4- Phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu

Khảo cứu các nghiên cứu liên quan và hệ thống hoá lý thuyết

Thao tác hoá các khái niê ̣m và xây dựng khung lý thuyết

Thiết kế, đánh giá và hiê ̣u chỉnh phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn sâu

Nhâ ̣p và xử lý số liê ̣u

Đánh giá thực tra ̣ng viê ̣c làm và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp

Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bô ̣i

Kết luâ ̣n và khuyến nghi ̣

Thu thâ ̣p thông tin bằng phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn sâu

Lấy ý kiến chuyên gia

- Thiết kê ́ - Thử nghiê ̣m - Đánh giá đô ̣ tin câ ̣y và đô ̣ giá tri ̣ Hoàn chỉnh thang đo

và phiếu phỏng vấn

- Thống kê mô ta ̉ - Phân tích ANOVA - Xác đi ̣nh các nhân tố và mức độ tác động - Kiểm đi ̣nh các giả thuyết nghiên cứu

55

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.1.1Mục đích

Tìm kiếm và khảo cứu các tài li ệu, các bài báo , công trình nghiên cứu và số liê ̣u thống kê có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành: tổng hợp,đánh giá, kế thừa các nô ̣i dung đã được nghiên cứu và loại bỏ hoặc giới hạn các nội dung không thâ ̣t sự cần thiết với điều kiê ̣n nghiên cứu thực tế của đề tài,nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luâ ̣n văn.

2.2.1.2Cách thức triển khai

- Tác giả đã tiến hành tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văntừ các nguồn tin câ ̣y như: từ điển chuyên ngành tâm lý giáo du ̣c , sách chuyên khảo , các công trình nghiên cứu đã được công bố (luâ ̣n án/ luâ ̣n văn, bài báo khoa học chuyên ngành) có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.

- Chọn lọc và giữ lại những tài liệu có độ tin cậy cao cũng như các lý thuyết phù hợp có liên quan đến luận văn.

- Tóm tắt và rút ra các nhân tố, các biến cần tìm và thang đo của nó. - Chắt lọc, tổng hợp và xây dựng khung lý thuyết.

2.2.2 Phương pháp chuyên gia

2.2.2.1 Mục đích

Lấy ý kiến đóng góp , tiếp thu kinh nghiê ̣m củ a các chuyên gia có kinh nghiệm trong viê ̣c thiết kế câu hỏi và bảng hỏi về cả cấu trúc và nô ̣i dung , tính logic...

2.2.2.2Cách thức triển khai

Phiếu hỏi sơ thảo được gửi tới giảng viên hướng dẫn để thảo luâ ̣n, góp ý. Sau đó, phiếu hỏi được gửi tới các chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế phiếu khảo sát. Phân tích các ý kiến đóng góp của các chuyên gia để điều chỉnh và hoàn thiện.

56

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

2.2.3.1 Mục đích

Khám phá, xây dựng, hoàn thiện các biến quan sát của phiếu khảo sát và lý giải hoặc kiểm chứng mô ̣t số thông tin và nhâ ̣n đi ̣nh được rút ra từ nghiên cứu . Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc sẽ chủ yếu tập trung vào các câu hỏi về: đánh giá và cảm nhận về nô ̣i dung và trình bày của phiếu khảo sát , nhận thức và quan điểm của cựu SV đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gắn bó hay từ bỏ công việc trong ngành GDĐB…

2.2.3.2Cách thức triển khai

Tiến hành09cuộc phỏng vấn bán cấu trúc chia đều cho 09 khóa. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (căn cứ vào danh sách khóa học, mỗi khóa chọn ngẫu nhiên 01SV để phỏng vấn theo nội dung đã chuẩn bị).

2.2.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát

2.2.4.1 Mục đích

Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của các cử nhân.

2.2.4.2 Cách thức triển khai

* Thiết kế phiếu khảo sát

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp-việc làm, nghề dạy học-lao động sư phạm, quyết định nghề nghiệp (sự gắn bó-từ bỏ-chuyển đổi nghề nghiệp và sự hài lòng với nghề nghiệp và tổ chức) và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của giáo viên GDĐB, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo quy trình 5 bước chính sau:

57

- Bước 1. Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát

+ Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập thông tin và ý kiến về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của các cử nhân.

+ Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là thu thâ ̣p thông tin về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN, tâ ̣p trung vào hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định gắn bó hay từ bỏ nghề nghiệp trong ngành GDĐB của các cử nhân là: các nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố về nghề nghiê ̣p và tổ chức.

- Bước 2. Sơ thảo phiếu khảo sát

+ Xây dựng cấu trúc phiếu khảo sát theo mục đích được xác định tại bước 1 + Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi đã thiết kế nô ̣i dung phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân , thông tin về tình hình việc làm , các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định gắn bó hay từ bỏ công vi ệc trong ngành GDĐB của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN. Các y ếu tố đươ ̣c xác đi ̣nh dựa trên khung lý thuyết và các mô hình khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gắn bó và từ bỏ nghề nghiệp của giáo viên nói chung và GV GDĐB nói riêng, đó là:Trình độ và năng lực chuyên môn; Sự hài lòng và gắn bó với nghề nghiệp và với tổ chức; Sự căng thẳng trong công việc; Điều kiện làm việc; Lương, chế độ đãi ngộ và khen thưởng.

Trong đó các item được thiết kế để nhận biết các đặc tính , sự có mă ̣t của các cấu trúc cần đo thông qua các hành vi , biểu hiê ̣n cu ̣ thể. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật thiết kế item khách quan cho phiế u khảo sát với kiểu điển hình là : tự đánh giá . Cụ thể: người làm trắc nghiê ̣m phải đưa ra nhận định của mình về những hành vi , tình cảm, sở thích... thông qua các mức đô ̣ như: Hoàn toàn không đồng ý-Không đồng ý- Đồng ý - Hoàn toàn đồng ý.

58

+ Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với giảng viên hướng dẫn để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố

+ Chỉnh lý lại từng câu hỏi và tổng thể phiếu khảo sát trên cơ sở các phân tích trên để có phiếu dự thảo lần 1

- Bước 4. Phương pháp chuyên gia

+ Phiếu dự thảo lần 1 được gửi tới các chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế các loại phiếu khảo sát để lấy ý kiến

+ Phân tích các ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện phiếu dự thảo lần 2

- Bước 5. Lấy ý kiến người trả lời (các cựu SV đã tốt nghiệp)

+ Phiếu dự thảo lần 2 được gửi đến 02 cựuSVcủaKhoa GDĐB – Trường ĐHSPHN để đánh giá về mức độ rõ ràng về hình thức và nô ̣i dun gcủa các câu h ỏi và sự rõ ràng trong hướng dẫn cách trả lời của phiếu

+ Hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để chính thức đưa vào thử nghiệm

Phiếu dự thảo bao gồm 3 phần chính, như sau: (Chi tiết xem phu ̣ lu ̣c 1)

+ Phần đặt vấn đề: Là phần hướng dẫn chung cho phiếu hỏi

+ Phần thông tin cá nhân và tình hình việc làm: gồm 28 mục hỏi thống kê chính, nhằm nắm các thông tin về cá nhân SV và tình hình việc làm.

+ Phần thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp: Phần này bao gồm 5 nội dung:

 Nội dung 1: Trình độ và năng lực chuyên môn. Gồm 20 biến quan sát  Nội dung 2: Sự hài lòng và gắn bó với nghề nghiệp và với tổ chức.

Gồm 20 biến quan sát

 Nội dung 3: Sự căng thẳng trong công việc. Gồm 20 biến quan sát

 Nội dung 4: Điều kiện làm việc. Gồm 20 biến quan sát

 Nô ̣i dung 5: Lương, chế độ đãi ngộ và khen thưởng. Gồm 16 biến quan sát

59

* Thử nghiệm phiếu khảo sát

- Mẫu thử nghiệm

Thử nghiê ̣m phiếu khảo sát chỉ tiến hành trên c ựu SV hiện đang làm việc ở Hà Nội, thử nghiệm trên mẫu cho ̣n ngẫu nhiên theo danh sách đào ta ̣o với 33 cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN đã tốt nghiệp.

- Quy trình khảo sát

Tác giả đã hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát và giải thích ý nghĩa của từng câu hỏi, từng nhân tố trong phiếu hỏi cho SV, động viên SV trả lời các câu hỏi một cách khách quan. Chi tiết cụ thể số phiếu phát ra và thu về như sau:

+ Số phiếu phát ra: 33phiếu + Số phiếu thu về: 33phiếu - Phân tích số liệu khảo sát

+ Xử lý thô các phiếu khảo sát thu thập được, số phiếu sau khi xử lý còn lại: 30 phiếu

+ Mã hóa các thông tin và nhập số liệu vào phần mềm SPSS

+ Xử lý tinh: Sau khi nhập số liệu vào phần mềm SPSS , dùng các thủ thuật thống kê để loại bỏ những phiếu mà người trả lời cung cấp thông tin không tin cậy. Số phiếu được dùng để phân tích sau khi xử lý tinh là30 phiếu.

+ Phân tích số liệu: Sử dụngcác thủ tục thống kê của phần mềm SPSS để phân tích xử lý số liệu khảo sát.

*Phân tích số liệu thử nghiệm

Sử du ̣ng hai phần mềm SPSS và QUEST để xử lý, phân tích v à đánh giá phiếu khảo sát về hai tham số chính : đô ̣ tin câ ̣y và đô ̣ giá trị của thang đo , phiếu khảo sát. Trong đó, phần mềm SPSS để đánh giá đô ̣ tin câ ̣y của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi ; sử du ̣ng phần mềm QUEST để khẳng đi ̣nh la ̣i đô ̣ tin câ ̣y của phiếu khảo sát và sự phù hợp giữa các câu hỏi trong cấu trúc của phiếu và sự phù hợp của các câu hỏi trong cấu trúc của từng thang đo:

Đánh giá đô ̣ giá trị của thang đo (về nô ̣i dung và cấu trúc ) thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.

60

Đánh giá độ tin cậy thông qua xem xét:

+ Tính toán và đánh giá hệ số Cronbach Alpha

+ Tính toán và đánh giá hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm + Thống kê và đánh giá hê ̣ số tương quan đ iểm của từng item đối với điểm của các câu hỏi còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo

Cụ thể, xem mu ̣c 2.3.2 và phụ lục số 3.

* Sản phẩm sau thử nghiệm

Trên cơ sở viê ̣c đánh giá độ tin cậy của phiếu, độ giá trị của cấu trúc phiếu tác giả đã hoàn chỉnh phiếu khảo sát để tiến hành điều tra chính thức.

Phiếu chính thức bao gồm 3 phần chính, như sau: (Chi tiết xem phu ̣ lu ̣c 1)

+ Phần đặt vấn đề: Là phần hướng dẫn chung cho phiếu hỏi

+Phần thông tin cá nhân và tình hình việc làm: gồm 27 mục hỏi thống kê chính, nhằm nắm các thông tin về cá nhân SV vàtình hình việc làm.

+Phần thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp: Phần này bao gồm 4 nhân tố:

Nhân tố 1 (F1), gồm các biến: D8, D1, C14_C, D10, C13_C, C19_C, C1_C, D4, C16_C, D9, C12_C, D7, C3_C, C6_C, C8_C, D15, C7_C, C10_C, D19, D14, D13, D12 → đươ ̣c đă ̣t tên là “Điều kiê ̣n và môi trường làm viê ̣c”

Nhân tố 2 (F2), gồm các biến: B15, B17, B8, B19, B16, B11, B12, B10, B5, B7, B14, B4 → đươ ̣c đă ̣t tên là: “Sự hài lòng và gắn bó với nghề nghiê ̣p và tổ chức”

Nhân tố 3 (F3), gồm các biến : A15, A14, A13, A12, A19→ được đă ̣t tên là “Cơ hô ̣i phát triển năng lực-trình độ chuyên môn”

Nhân tố 4 (F4), gồm các biến: E13, E9, E11, E3, E14, E8, E15, E2 → đươ ̣c đă ̣t tên là “Lương, chế đô ̣ đãi ngô ̣ và khen thưởng”

2.2.5 Phương pháp thống kê toán học

2.2.5.1 Mục đích

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0để đánh giá thử nghiê ̣m và hoàn thiê ̣n thang đo;phân tích các số liệu định lượng đã khảo sát nhằm rút ra các thông

61

tin có ích.Cụ thể sẽ thực hiện một số nội dung sau: Đánh giá thang đo, Thống kê mô tả, Kiểm định các giả thuyết.

2.2.5.2 Cách thức triển khai

* Đánh giá thang đo (cụ thể trong mu ̣c 2.3), gồm: - Đánh giá độ tin cậy của thang đo

- Đánh giá độ giá trị của thang đo (phân tích EFA) * Thống kê mô tả

Thống kê mô tả để đánh giá thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân Khoa GDĐB. Triển khai cu ̣ thể trong chương 3.

* Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đă ̣t ra (cụ thể xem: Chương 3).

2.3 Thang đo và đánh giá thang đo

Để chính thức tiến hành nghiên cứu , trước tiên cần thiết kế được bô ̣ công cu ̣ đo lường thông tin có độ tin cậy và độ giá trị đáp ứng được các tiêu chuẩn đo lường để làm cơ sở thu thâ ̣p, xử lý thông tin và làm rõ các nô ̣i dung nghiên cứu đã đă ̣t ra.

2.3.1 Giới thiê ̣u về thang đo

Sau khi khảo cứu các nghiên cứu trước đây và xác định được các vấn đề lý thuyết có liên quan đến luâ ̣n văn trong chương 1, chúng tôi đã tiến hành xây dựng thang đo theo phương pháp xác đi ̣nh từ trước . Trong đó, thang đo lường biến tác đô ̣ng (các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiê ̣p trong ngành GDĐB) được lựa cho ̣n và xây dựng dựa trên các yếu tố thường được đánh giá có ảnh hưởng ma ̣nh nhất đến quyết đi ̣nh nghề nghiê ̣p của cử nhân GDĐB.Trên cơ sở tham khảo các thang đo khác đã sử du ̣ng phổ biến trên thế giới , có xem xét đến việc vận dụng trong điều kiê ̣n Viê ̣t Nam và tính đến đă ̣c thù nghề nghiệp của ngành GDĐB . Trực tiếp là tham khảo nghiên cứu và mô hình khái niệmcủa Billingsley (1993),sau đó thang đo này được Viê ̣t hoá về thuâ ̣t ngữ và nô ̣i hàm được đề câ ̣p cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài.

62

Cụ thể, thang đo này gồm 05 tiểu thang đo,tương ứng có 05khái niệm ở dạng tiềm ẩn(Trình độ và năng lực chuyên môn; Sự hài lòng và gắn bó với nghề nghiệp và với tổ chức; Sự căng thẳng trong công việc; Điều kiện làm việc; Lương, chế độ đãi ngộ và khen thưởng)đươ ̣c cu ̣ thể hoá với96 quan sát (item) được trình bày cu ̣ thể trong bảng 1 và phiếu hỏi – phụ lục 1; còn biến phụ thuộc (quyết định nghề nghiệp) đươ ̣c đo lường thông qua viê ̣c đánh giá số lần chuyển đổi công viê ̣c . Chi tiết xem câu hỏi số 5 phần B phiếu hỏi chính thức, phụ lục 1.

Ngoài ra, phiếu hỏi còn sử dụng một số biến quan sát phụ thêm về : thông tin cá nhân, tình hình việc làmđể phục vụ cho phần thống kê mô tả của luận văn (chi tiết xem phụ lục 1).

Các câu hỏi hoặc phát biểu sử du ̣ng kết hợp nhiều kiểu đi ̣nh da ̣ngthích hợp với mục tiêu và nội dung đo lường.Cụ thể: Bô ̣ câu hỏi trắc nghiê ̣m sử du ̣ngkiểu đi ̣nh da ̣ng thang đo Likert 04mức độ:Hoàn toàn không đồng ý -Không đồng ý - Đồng ý - Hoàn

Một phần của tài liệu Gắn bó hay từ bỏ giáo dục đặc biệt Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của cử nhân sư phạm giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)