Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát

Một phần của tài liệu Gắn bó hay từ bỏ giáo dục đặc biệt Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của cử nhân sư phạm giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 63)

2.2.4.1 Mục đích

Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của các cử nhân.

2.2.4.2 Cách thức triển khai

* Thiết kế phiếu khảo sát

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp-việc làm, nghề dạy học-lao động sư phạm, quyết định nghề nghiệp (sự gắn bó-từ bỏ-chuyển đổi nghề nghiệp và sự hài lòng với nghề nghiệp và tổ chức) và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của giáo viên GDĐB, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo quy trình 5 bước chính sau:

57

- Bước 1. Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát

+ Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập thông tin và ý kiến về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của các cử nhân.

+ Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là thu thâ ̣p thông tin về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN, tâ ̣p trung vào hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định gắn bó hay từ bỏ nghề nghiệp trong ngành GDĐB của các cử nhân là: các nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố về nghề nghiê ̣p và tổ chức.

- Bước 2. Sơ thảo phiếu khảo sát

+ Xây dựng cấu trúc phiếu khảo sát theo mục đích được xác định tại bước 1 + Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi đã thiết kế nô ̣i dung phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân , thông tin về tình hình việc làm , các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định gắn bó hay từ bỏ công vi ệc trong ngành GDĐB của cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN. Các y ếu tố đươ ̣c xác đi ̣nh dựa trên khung lý thuyết và các mô hình khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gắn bó và từ bỏ nghề nghiệp của giáo viên nói chung và GV GDĐB nói riêng, đó là:Trình độ và năng lực chuyên môn; Sự hài lòng và gắn bó với nghề nghiệp và với tổ chức; Sự căng thẳng trong công việc; Điều kiện làm việc; Lương, chế độ đãi ngộ và khen thưởng.

Trong đó các item được thiết kế để nhận biết các đặc tính , sự có mă ̣t của các cấu trúc cần đo thông qua các hành vi , biểu hiê ̣n cu ̣ thể. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật thiết kế item khách quan cho phiế u khảo sát với kiểu điển hình là : tự đánh giá . Cụ thể: người làm trắc nghiê ̣m phải đưa ra nhận định của mình về những hành vi , tình cảm, sở thích... thông qua các mức đô ̣ như: Hoàn toàn không đồng ý-Không đồng ý- Đồng ý - Hoàn toàn đồng ý.

58

+ Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với giảng viên hướng dẫn để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố

+ Chỉnh lý lại từng câu hỏi và tổng thể phiếu khảo sát trên cơ sở các phân tích trên để có phiếu dự thảo lần 1

- Bước 4. Phương pháp chuyên gia

+ Phiếu dự thảo lần 1 được gửi tới các chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế các loại phiếu khảo sát để lấy ý kiến

+ Phân tích các ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện phiếu dự thảo lần 2

- Bước 5. Lấy ý kiến người trả lời (các cựu SV đã tốt nghiệp)

+ Phiếu dự thảo lần 2 được gửi đến 02 cựuSVcủaKhoa GDĐB – Trường ĐHSPHN để đánh giá về mức độ rõ ràng về hình thức và nô ̣i dun gcủa các câu h ỏi và sự rõ ràng trong hướng dẫn cách trả lời của phiếu

+ Hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để chính thức đưa vào thử nghiệm

Phiếu dự thảo bao gồm 3 phần chính, như sau: (Chi tiết xem phu ̣ lu ̣c 1)

+ Phần đặt vấn đề: Là phần hướng dẫn chung cho phiếu hỏi

+ Phần thông tin cá nhân và tình hình việc làm: gồm 28 mục hỏi thống kê chính, nhằm nắm các thông tin về cá nhân SV và tình hình việc làm.

+ Phần thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp: Phần này bao gồm 5 nội dung:

 Nội dung 1: Trình độ và năng lực chuyên môn. Gồm 20 biến quan sát  Nội dung 2: Sự hài lòng và gắn bó với nghề nghiệp và với tổ chức.

Gồm 20 biến quan sát

 Nội dung 3: Sự căng thẳng trong công việc. Gồm 20 biến quan sát

 Nội dung 4: Điều kiện làm việc. Gồm 20 biến quan sát

 Nô ̣i dung 5: Lương, chế độ đãi ngộ và khen thưởng. Gồm 16 biến quan sát

59

* Thử nghiệm phiếu khảo sát

- Mẫu thử nghiệm

Thử nghiê ̣m phiếu khảo sát chỉ tiến hành trên c ựu SV hiện đang làm việc ở Hà Nội, thử nghiệm trên mẫu cho ̣n ngẫu nhiên theo danh sách đào ta ̣o với 33 cử nhân sư phạm GDĐB – Trường ĐHSPHN đã tốt nghiệp.

- Quy trình khảo sát

Tác giả đã hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát và giải thích ý nghĩa của từng câu hỏi, từng nhân tố trong phiếu hỏi cho SV, động viên SV trả lời các câu hỏi một cách khách quan. Chi tiết cụ thể số phiếu phát ra và thu về như sau:

+ Số phiếu phát ra: 33phiếu + Số phiếu thu về: 33phiếu - Phân tích số liệu khảo sát

+ Xử lý thô các phiếu khảo sát thu thập được, số phiếu sau khi xử lý còn lại: 30 phiếu

+ Mã hóa các thông tin và nhập số liệu vào phần mềm SPSS

+ Xử lý tinh: Sau khi nhập số liệu vào phần mềm SPSS , dùng các thủ thuật thống kê để loại bỏ những phiếu mà người trả lời cung cấp thông tin không tin cậy. Số phiếu được dùng để phân tích sau khi xử lý tinh là30 phiếu.

+ Phân tích số liệu: Sử dụngcác thủ tục thống kê của phần mềm SPSS để phân tích xử lý số liệu khảo sát.

*Phân tích số liệu thử nghiệm

Sử du ̣ng hai phần mềm SPSS và QUEST để xử lý, phân tích v à đánh giá phiếu khảo sát về hai tham số chính : đô ̣ tin câ ̣y và đô ̣ giá trị của thang đo , phiếu khảo sát. Trong đó, phần mềm SPSS để đánh giá đô ̣ tin câ ̣y của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi ; sử du ̣ng phần mềm QUEST để khẳng đi ̣nh la ̣i đô ̣ tin câ ̣y của phiếu khảo sát và sự phù hợp giữa các câu hỏi trong cấu trúc của phiếu và sự phù hợp của các câu hỏi trong cấu trúc của từng thang đo:

Đánh giá đô ̣ giá trị của thang đo (về nô ̣i dung và cấu trúc ) thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.

60

Đánh giá độ tin cậy thông qua xem xét:

+ Tính toán và đánh giá hệ số Cronbach Alpha

+ Tính toán và đánh giá hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm + Thống kê và đánh giá hê ̣ số tương quan đ iểm của từng item đối với điểm của các câu hỏi còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo

Cụ thể, xem mu ̣c 2.3.2 và phụ lục số 3.

* Sản phẩm sau thử nghiệm

Trên cơ sở viê ̣c đánh giá độ tin cậy của phiếu, độ giá trị của cấu trúc phiếu tác giả đã hoàn chỉnh phiếu khảo sát để tiến hành điều tra chính thức.

Phiếu chính thức bao gồm 3 phần chính, như sau: (Chi tiết xem phu ̣ lu ̣c 1)

+ Phần đặt vấn đề: Là phần hướng dẫn chung cho phiếu hỏi

+Phần thông tin cá nhân và tình hình việc làm: gồm 27 mục hỏi thống kê chính, nhằm nắm các thông tin về cá nhân SV vàtình hình việc làm.

+Phần thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp: Phần này bao gồm 4 nhân tố:

Nhân tố 1 (F1), gồm các biến: D8, D1, C14_C, D10, C13_C, C19_C, C1_C, D4, C16_C, D9, C12_C, D7, C3_C, C6_C, C8_C, D15, C7_C, C10_C, D19, D14, D13, D12 → đươ ̣c đă ̣t tên là “Điều kiê ̣n và môi trường làm viê ̣c”

Nhân tố 2 (F2), gồm các biến: B15, B17, B8, B19, B16, B11, B12, B10, B5, B7, B14, B4 → đươ ̣c đă ̣t tên là: “Sự hài lòng và gắn bó với nghề nghiê ̣p và tổ chức”

Nhân tố 3 (F3), gồm các biến : A15, A14, A13, A12, A19→ được đă ̣t tên là “Cơ hô ̣i phát triển năng lực-trình độ chuyên môn”

Nhân tố 4 (F4), gồm các biến: E13, E9, E11, E3, E14, E8, E15, E2 → đươ ̣c đă ̣t tên là “Lương, chế đô ̣ đãi ngô ̣ và khen thưởng”

Một phần của tài liệu Gắn bó hay từ bỏ giáo dục đặc biệt Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của cử nhân sư phạm giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)