Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 92)

- Điểm mạnh:

+ Có quỹ đất đỏ bazan phù hợp với cây công nghiệp lâu năm + Trong vài năm trở lại đây giá cà phê trên thị trƣờng liên tục tăng

+ Thời điểm thu hoạch cà phê thời tiết khô hanh thuận lợi trong khâu thu hoạch và chế biến

+ Tỉnh đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngành cà phê nhƣ thành lập Hội đồng điều hành cà phê, xây dựng thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột..

+ Tuy công nghệ còn nhiều hạn chế, song vẫn khá phong phú, ngoài cà phê đƣợc chế biến ở quy mô hộ gia đình, hiện có 18 dây chuyền chế biến khô, với công suất 198.000 tấn/năm; 14 dây chuyền chế biến ƣớt, công suất 52.000 tấn/năm và trên 20 cơ sở doanh nghiệp và hộ cá thể rang xay và chế biến cà phê hòa tan. Tổng công suất chế biến cà phê rang xay hơn 2500tấn/năm, cà phê hòa tan 800 tấn/năm19

. + Hình thành các cơ sở chế biến có công suất lớn chiếm đƣợc thị phần cao ở trong nƣớc và tham gia xuất khẩu nhƣ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Tập đoàn An Thái...

+ Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng năm cao.

- Điểm yếu:

+ Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, khô hạn nắng nóng, lũ lụt xảy ra bất thƣờng, đặc biệt trong giai đoạn biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay.

+ Diện tích của các nông hộ nhỏ lẻ, manh mún.

85

+ Trình độ canh tác còn thấp, nông dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm, chất lƣợng không đồng đều, hạn chế khả năng cạnh tranh, kém bền vững

+ Hơn 80% diện tích cà phê đƣợc trồng từ hạt giống do ngƣời dân tự chọn, phân bón đa phần sử dụng vƣợt quá mức khuyến cáo nên vƣờn cây không đồng đều, chất lƣợng không cao.

+ Thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng, còn thu hoạch quả xanh, phơi trên nền đất, chế biến theo phƣơng pháp xát đập còn phổ biến trong dân... nên giá bán không đƣợc cao.

+ Diễn biến giá cả thị trƣờng có tác động bất lợi đến ngƣời sản xuất nhƣ giá cật tƣ, nhiên liệu tăng làm ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ chăm sóc vƣờn cây, sản xuất kém hiệu quả, thiếu ổn định.

+ Tính liên kết các ngành còn yếu, quy mô ở mỗi doanh nghiệp còn nhỏ lẻ. + Hạn chế trong khâu xúc tiến thƣơng mại và nghiên cứu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. mẫu mã chƣa đa dạng.

- Cơ hội:

+ Tăng trƣởng tiêu thụ cà phê đặc sản thế giới. Đây là hƣớng mở ra đối với Việt Nam, khi Việt Nam cũng nhƣ tỉnh Đăk Lăk đang hƣớng tập trung vào trồng giống cà phê Arabica, để nâng mức kim ngạch xuất khẩu cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh sâu và rộng cho Đăk Lăk.

+ Triển vọng chế biến cà phê sạch (phơi khô dƣới ánh năng mặt trời). Việt Nam cần tập trung chế biến cà phê sạch để có cơ hội nâng mức giá cạnh tranh và thị phần trên thế giới.

+ Khi Việt Nam tham gia vào tiến trình của Hiệp hội Thƣơng mai xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), sẽ đƣợc tiếp cận thị trƣờng dịch vụ của các nƣớc đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn, nhƣ việc tiếp cận các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thuế suất thấp, sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh lớn và một triển vọng phát triển các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nhƣ mặt hàng nông sản, dệt may, da giầy... Đặc biệt trong vòng đàm phán thứ 7, một số lĩnh vực cụ thể nhƣ vấn đề cắt giảm thuế đối với hàng nông sản ƣu tiên

86

đối với các nƣớc đang phát triển… đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các nƣớc thành viên trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội lớn, để ngành xuất khẩu hàng nông sản nhƣ cà phê sẽ có cơ hội cạnh tranh lớn trên trƣờng quốc tế.

- Thách thức:

+ Không thế chứng tỏ chất lƣợng thực sự của cà phê trong tỉnh. Mặc dù là tỉnh có lợi thế về đất đỏ bazan, cũng nhƣ thuận lợi về điều kiện khí hậu nhƣng lại không mang chất lƣợng nhƣ mong muốn. Do đó Việt Nam chỉ mạnh về số lƣợng, kém về chất lƣợng, thiếu tính cạnh tranh.

+ Nguồn cung tăng và giá giảm cản trở động lực sản xuất cà phê chất lƣợng cao. Hơn thế, do biến động về giá cả cà phê nhân tăng thất thƣờng, giá cả vật tƣ đầu vào các loại đã ảnh hƣởng trực tiếp ngƣời sản xuất; tình trạng thiếu lao động, nhất là thời kỳ thu hoạch chính vụ ngày càng gia tăng đã tác động đến giá thành sản phẩm và chất lƣợng sản xuất.

+ Hiệu ứng nhà kính có thể làm gia tăng hạn hán ở các địa bàn trong tỉnh (liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu).

+ Khó khăn trong điều phối hệ thống vận chuyển cà phê chất lƣợng tốt đến ngƣời tiêu dùng, nên lƣợng tiêu thụ trong nƣớc vẫn chiếm quá ít, chƣa cân đối.

+ Do tỷ lệ già cỗi của cà phê trong tỉnh nên nguồn cung thiếu ổn định. Đây là thách thức đặt ra đối với Đăk Lăk, cũng nhƣ Việt Nam, do chƣa đảm bảo đƣợc chất lƣợng, lại thêm sản lƣợng thiếu ổn định. Khi đó, thị phần cũng nhƣ vị trí của Việt Nam trên thế giới sẽ bị đe dọa, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay.

Do vậy, để nâng cao nâng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của tỉnh Đăk Lăk cần:

* Cần tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh:

+ Tận dụng tối đa nội lực thâm nhập thị trƣờng nội địa và thị trƣờng tiềm năng trên thế giới. Cải thiện, cân đối tỷ trọng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

+ Ứng dụng các khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp chế biến, đẩy nhanh giá trị sản phẩm cà phê qua chế biến, nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

87

+ Mở rộng quy mô ngành, quy hoạch tổng phát triển ngành làm tăng năng lực cạnh tranh

* Tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ:

+ Tăng cƣờng quy mô sản xuất, đảm bảo cung về sản lƣợng đảm bảo vị thế của tỉnh khi tham gia xuất khẩu cũng nhƣ tiêu thụ trong nƣớc.

+ Chủ động nguồn nguyên liệu để phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến các loại sản phẩm cà phê qua chế biến.

* Khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội:

+ Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trƣờng khác (thị trƣờng tiềm năng)

+ Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại đáp ứng thâm nhập vào thị trƣờng tiêu thụ.

+ Nâng cao chất lƣợng, theo đúng tiêu chuẩn đã quy định.

* Giảm điểm yếu, ngăn chặn nguy cơ:

+ Nghiên cứu thị trƣờng, giảm áp lực cạnh tranh

+ Cần có những đối phó kịp thời trƣớc những biến động giá cả cũng nhƣ biến đối khí hậu toàn cầu

+ Tái canh cây cà phê, áp dụng đúng tiêu chuẩn trong chọn giống và trồng với điều kiện phù hợp để tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm.

Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua cho thấy phát triển cà phê ở đây đã đảm bảo đƣợc yếu tố bền vững: Có lợi thế về điều kiện tự nhiên trong phát triển cà phê, tốc độ tăng trƣởng cao, có lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu cà phê (chỉ số DRC/SER đạt 0,896); Tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, tỷ lệ tiêu thụ nội địa thấp (chỉ đạt bình quân 8,47%), chất lƣợng thấp (trên 90% khối lƣợng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu không áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng TCVN 4193 – 2005), năng suất cà phê cao nhƣng không ổn định, chƣa quan tâm đúng mức với vấn đề thƣơng hiệu sản phẩm cà phê; Thu nhập của ngƣời trồng cà phê bấp bênh, không ổn định, lao động

88

chịu ảnh hƣởng lớn của tính chất thời vụ trong sản xuất cà phê. Mặc dù, Đắk Lắk có lợi thế về nguồn tài nguyên đất đai về cả mức độ dồi dào và chất lƣợng đất, giúp phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh và hiệu quả tốt nhất ở Việt Nam, giá cả cà phê không ổn định; Tác động của của Chính phủ, trong đó chính sách hỗ trợ mua tạm trữ cà phê, chính sách tỷ giá và hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật đã có tác động tích cực góp phần cải thiện giá cả, lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện quy hoạch các vùng chuyên canh sâu cà phê, góp phần bảo đảm phát triển cà phê bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)