Năng lực cạnh tranh quốc gia

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 26)

Sự thịnh vƣợng của một quốc gia đƣợc tạo ra không phải từ sự kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia.

6

19

Năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực đổi mới và nâng cấp của các ngành công nghiệp trong quốc gia đó. Các công ty tạo ra đƣợc lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là nhờ phải chịu áp lực và thách thức. Các công ty này hƣởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nƣớc, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nƣớc có nhu cầu.

Năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc đo lƣờng bằng năng suất sử dụng lao động, vốn, và tài nguyên thiên nhiên.

Theo Michael Porter cho rằng, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh quốc gia là năng suất. Mục tiêu chính của một quốc gia là tạo ra mức sống cao và ngày càng cao cho công dân của mình. Khả năng thực hiện điều này tùy thuộc vào năng suất mà qua đó lao động và vốn của một nƣớc đƣợc sử dụng.

Năng suất là giá trị của sản lƣợng đƣợc sản xuất ra bởi một đơn vị lao động hay vốn. Năng suất phụ thuộc vào cả chất lƣợng lẫn các tính năng của sản phẩm (mà quyết định giá cả mà chúng có thể có đƣợc) và tính hiệu quả mà qua đó sản phẩm đƣợc sản xuất ra.

Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn của một quốc gia, nó là nguyên nhân sâu sa của thu nhập quốc gia bình quân đầu ngƣời. Năng suất không những quyết định mức sống bền vững (lƣơng, lợi nhuận từ vốn và từ tài nguyên thiên nhiên). Mà còn tùy thuộc vào năng lực của các công ty của nƣớc đó trong việc đạt đƣợc các mức năng suất cao và gia tăng năng suất theo thời gian. Sự tăng truởng năng suất bền vững đặt ra yêu cầu các công ty của một quốc gia phải không ngừng cải thiện năng suất trong các ngành hiện hữu bằng cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến công nghệ của sản phẩm, hay thúc đẩy tính hiệu quả của sản xuất. Cuối cùng các công ty phải phát triển năng lực để cạnh tranh trong các ngành.

Do vậy, có thể hiểu đơn giản, năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân.

20

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia, có thể sử dụng hai phƣơng pháp đánh giá do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu và do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đƣa ra trong cuốn Niên giám cạnh tranh thế giới.

Cơ sở phƣơng pháp đánh giá đƣợc xác định bởi năng suất. GDP/ngƣời đƣợc xem là thƣớc đo chung nhất về năng suất quốc gia, có quan hệ tới mức sống của ngƣời dân và sự thịnh vƣợng của quốc gia. GPD/ngƣời phụ thuộc vào mức vốn đầu tƣ và trình độ công nghệ.

Theo WEF và IMD thì năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc xác định bởi 8 yếu tố:

1. Mức độ mở cửa của nền kinh tế bao gồm hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ 2. Vai trò của Chính phủ

3. Năng lực tài chính – tiền tệ 4. Kết cấu hạ tầng

5. Trình độ công nghệ

6. Trình độ quản lý doanh nghiệp 7. Lực lƣợng lao động

8. Thể chế kinh tế - chính trị

Tám yếu tố nêu trên lại đƣợc xác định thông qua các chỉ tiêu nhƣ: mức độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế (môi trƣờng vĩ mô), khoa học công nghệ và thể chế kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 26)