2.3.2.1. Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh
Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, với điều kiện thuận lợi về đƣợc thiên nhiên ban tặng, sản phẩm cà phê đã có đóng góp không nhỏ vào thu ngân sách của tỉnh, góp phần nâng cao mức sống cho bà con trong khoảng 15 năm trở lại đây. Cùng với việc gia tăng về diện tích trồng cà phê, tỉnh Đăk Lăk đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhƣ: chọn giống, bón phân, tƣới nƣớc, tạo tán…đã làm cho năng suất và sản lƣợng cà phê tăng mạnh.
Bảng 2.5. Các huyện, thị xã trồng cà phê ở Đăk Lăk niên vụ 2011/2012
TT Huyện, thị xã Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
2008 2010 2011 2008 2010 2011
1 Tp. Buôn Ma Thuột 13.823 13.931 13.682 35.273 32.803 31.510 2 Huyện Ea Hleo 20.025 21. 035 28.945 46.420 49.580 75.177
3 Huyện Ea Súp 31 31 31 26 26 26
4 Huyện Krông Năng 25.662 25.662 26.039 48.707 47.296 78.304 5 Huyện Krông Búk 21.049 21.297 21.292 50.177 46.250 48.923
6 Huyện Buôn Đôn 2.721 3.357 3.370 7.772 8.009 8.514
7 Huyện Cƣ M‟gar 33.819 35.942 36.005 81.328 69.088 83.002
8 Huyện Ea Kar 6.954 6.826 6.713 8.673 11.215 13.106
54
9 Huyện M‟Đrăk 2.803 3.184 3.278 2.538 4.309 2.282
10 Huyện Krông Păk 17.300 17.950 17.950 39.717 35.200 43.201 11 Huyện Krông Bông 1.693 1.592 1.828 2.222 2.574 3.180 12 Huyện Krông Ana 8.112 8.414 9.265 23.194 22.410 25.634
13 Huyện Lăk 1.190 1.283 1.380 1.408 2.085 2.393
14 Huyện Cƣ Kuin 10.964 13.770 13.770 31.138 30.213 30.810 15 Thị xã Buôn Hồ 16.288 16.491 16.645 36.901 38.040 41.686
Toàn tỉnh 182.434 190.765 200.193 415.494 399.098 487.748
Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, Đăk Lăk, tháng 5/2012, tr.94, [12]
Tổng diện tích cà phê Đăk Lăk năm 2011 là 200.193 ha, sản lƣợng đạt 487.748 tấn/ha, do đó, Đăk Lăk chiếm đến 50%-60% sản lƣợng của cả nƣớc là tỉnh luôn dẫn đầu về cả diện tích lẫn sản lƣợng cà phê, chỉ riêng huyện Cƣ M‟gar và huyện Krông Năng sản lƣợng chiếm lớn nhất xấp xỉ 33% trên tổng sản lƣợng của toàn tỉnh, đây là hay huyện có diện tích trồng tập trung nhiều cà phê nhất tỉnh, còn nằm rải rác ở các huyện, thị xã trong tỉnh. Do thuận lợi về mặt đất đai kết hợp với truyền thống lâu đời trồng cà phê của ngƣời dân Tây Nguyên nên năng suất bình quân liên tục đạt hơn 3 tấn/ha/năm, trong khi cả nƣớc đạt 2 tấn/ha/năm.
Nhìn chung, theo số liệu thống kê của Sở NN & PTNT tỉnh Đăk Lăk cho thấy, hiện nay, ngành sản xuất cà phê tại Đăk Lăk đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 ngƣời trực tiếp sản xuất và gần 200.000 ngƣời có liên quan đến cây cà phê. Cây cà phê hiện đƣợc trồng trên 15 đơn vị hành chính của tỉnh, chỉ riêng huyện Ea Súp đến nay quy mô diện tích vẫn không đáng kể (31 ha), còn lại hầu hết các địa phƣơng đều có quy mô diện tích từ 1.000 ha trở lên. Theo số liệu thống kê, trong vòng 4 năm trở lại đây (bảng 2.5), diện tích cà phê mỗi năm theo huyện có tăng, có giảm, nhƣng xét mặt bằng chung của cả tỉnh diện tích vẫn tăng lên 9.428 ha, năm 2010, diện tích tăng 4,5% so với 2008, tƣơng ứng năm 2011, tăng 4,94%. Đến nay, chỉ có khoảng 15 % diện tích cà phê do 18 công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam và 9 công ty thuộc tỉnh quản lý là tƣơng đối tập trung thành vùng
55
chuyên canh. Hơn 85% diện tích cà phê còn lại là của nông dân tự trồng, chăm sóc và quản lý.
Toàn tỉnh có khoảng 180.500 hộ trồng cà phê, trong đó số hộ có quy mô dƣới 0,5 ha chiếm khoảng 35% (hơn 63.000 hộ), hộ có quy mô diện tích từ 0,5 đến dƣới 1ha chiếm khoảng 34% (khoảng 61.000 hộ) và quy mô diện tích từ 1ha đến 2 ha gần 24% số hộ, còn lại từ 2 ha trở lên chỉ có hơn 75 số hộ canh tác cà phê (gần 13.000 hộ).
Tuy nhiên, ngành sản xuất cà phê của tỉnh có quy mô nhỏ lẻ mang tính chất nông hộ là chủ yếu, đồng thời, hiện nay ngành sản xuất cà phê của tỉnh không chỉ gặp vấn đề khó khăn nhƣ: hạn hán, mất mùa, sâu bệnh… làm giảm năng suất và sản lƣợng cà phê, có năm mất từ 15 % đến 20%.
Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, có những vùng bị hạn hán kéo dài do biến đổi khí hậu, thiếu nƣớc tƣới đã làm mất trắng không cho thu hoạch và ảnh hƣởng nghiêm trọng từ 2 đến 3 vụ tiếp theo; gió bão, lũ lụt làm rụng quả, gãy cành, đổ cây ảnh hƣởng đến sản lƣợng cà phê, nhất là ảnh hƣởng của những cơn mƣa cuối mùa cùng với thời kỳ đầu vụ thu hoạch đã làm giảm chất lƣợng sản phẩm do hạn chế hệ thống kho, thiết bị chế biến, tổn thất sau thu hoạch tăng lên; sâu bệnh gây hại trên cây cà phê, tuy không xảy ra thƣờng xuyên nhƣng cũng ảnh hƣởng đáng kế đến năng suất, sản lƣợng.
Ngoài ra, còn do biến động về giá cả cà phê nhân tăng thất thƣờng, giá cả vật tƣ đầu vào các loại, chi phí vận chuyển liên tục tăng cao đã ảnh hƣởng trực tiếp ngƣời sản xuất; tình trạng thiếu lao động, nhất là thời kỳ thu hoạch chính vụ ngày càng gia tăng đã tác động đến giá thành sản phẩm và chất lƣợng sản xuất.
Bên cạnh đó, cần xem xét vấn đề tái canh diện tích cà phê già cỗi là vấn đề cấp thiết nhƣng triển khai chậm, do nông dân thiếu vốn nên việc tái canh vẫn chƣa thực hiện. Diện tích cà phê đƣợc cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột còn hạn chế, chỉ mới có 8.850 ha với sản lƣợng 26.000 tấn.
Riêng niên vụ 2011/2012 (bảng 2.5), tổng diện tích cà phê của Đăk Lăk đạt 200.193 ha, tăng gần 9.500 ha so với niên vụ trƣớc. Trong đó diện tích cà phê cho
56
thu hoạch đạt 182.434 ha, tăng 12.000 ha, năng xuất bình quân đạt 25,62 tạ/ha, sản lƣợng cà phê nhân xô đạt 487.748 tấn. Tuy giá cà phê nhân xô bình quân giảm so với niên vụ trƣớc nhƣng tình hình thời tiết ổn định, sâu bệnh ít nên cũng đã giảm đƣợc một phần chi phí sản xuất và thất thoát trong thu hoạch.
Với kết quả nhƣ trên, so với năm 2008, năm 2011, một số huyện trồng nhiều cà phê nhƣ thành phố Buôn Ma Thuột, sản lƣợng có xu hƣớng giảm 3.763 tấn/ha, huyện Krông Búk giảm 1.254 tấn/ha… Do đó, trong niên vụ 2011/201215, toàn tỉnh đã xuất khẩu đƣợc 298.181 tấn cà phê, giảm 4,2% so với niên vụ 2010/2011 và chiếm 18,7% tổng sản lƣợng cà phê xuất khẩu của cả nƣớc. Đƣa kim ngạch xuất khẩu cà phê 2011 đạt còn 617.457 nghìn USD, giảm 4,4% so với niên vụ trƣớc và chiếm 18,3% tổng kim ngạch cả nƣớc.
Nguyên nhân sụt giảm cả về số lƣợng lẫn kim ngạch trong khi sản lƣợng của niên vụ 2011/2012 tăng, một phần do lƣợng cà phê dùng cho chế biến sâu đã tăng lên (khoảng 10% tổng sản lƣợng của tỉnh), ngoài ra một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lớn nhƣ Công ty Cổ phần Đầu tƣ và xuất nhập khẩu Đăk Lăk, Công ty Cổ phần Đầu tƣ và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên… gặp khó khăn trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có hiện tƣợng ngƣời dân thu mua và chuyển đến địa phƣơng khác bán…
2.3.2.2. Tình hình chế biến cà phê
Về tình hình chế biến cà phê của tỉnh trong những năm vừa qua, đƣợc đánh giá có nhiều bƣớc chuyển biến tích cực. Hiện tại,tỉnh Đắk Lắk đã hƣớng các nông hộ, các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh cà phê để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại cho ngƣời sản xuất. Trong tỉnh hiện nay đang sử dụng 2 phƣơng pháp chế biến: Phƣơng pháp chế biến thô và phƣơng pháp chế biến ƣớt.
15 Nguồn:Báo cáo tổng kết “Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2011 và kế hoạch phát triển ngành công thương năm 2012,Sở Công thƣơng tỉnh Đăk Lăk, 2011, [15] và niên giám thống kê Đăk Lăk 2011, tháng 5/2012, tr.169, [12]
57
Phƣơng pháp chế biến khô, cà phê đƣợc rửa rồi trải ra phơi nắng từ 2 đến 3 tuần, hàng ngày phải cào cho khô đều. Sau khi khô hẳn, cà phê đƣợc đƣa vào máy xay cho tróc vỏ cứng và lớp da mỏng bao quanh hột ra. Đây là phƣơng pháp đƣợc dung phổ biến ở Đăk Lăk cũng nhƣ các tỉnh trên cả nƣớc, do việc thu hoạch thƣờng là hái quả xanh, nên nếu sử dụng phƣơng pháp chế biến ƣớt cà phê sẽ bị dập nát, ảnh hƣởng đến năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của cà phê. Tuy vậy, giống cà phê chè thì lại rất cần phƣơng pháp chế biến ƣớt, do vỏ dày nên việc sử dụng phƣơng pháp này đem lại hiệu quả và giảm thời gian cũng nhƣ công chăm sóc, phơi phóng.
Năm 2007, Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến cà phê ƣớt cụm hộ tại huyện Krông Búk”, với qui mô công suất 01 tấn/giờ (tƣơng đƣơng 500 – 700 tấn cà phê tƣơi/năm). Dự án đã thành công và đang đƣợc nhân rộng sang các cụm hộ nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk.
Khác với cách làm truyền thống, quy trình chế biến cà phê ƣớt đƣợc bắt đầu từ khâu thu nhận quả tƣơi, sau đó dùng băng tải chuyển qua máy tách tạp chất và rửa quả. Tiếp đó, gầu tải chuyển những quả cà phê tốt, nặng chìm phía dƣới vào máy xát vỏ, là một máy xát hàm vấu (có cả công đoạn thô và tinh). Cà phê xát vỏ xong, đƣợc bơm nƣớc để đánh, rửa nhớt (từ vỏ tƣơi), sau đó chuyển sang máy sấy tĩnh. Sản phẩm đã đƣợc sấy khô này gọi là cà phê thóc. Chính vì đƣợc tróc sạch vỏ và nhớt, lại đƣợc sấy khô bằng máy, nên sản phẩm làm ra có chất lƣợng cao, dễ bảo quản và thuận tiện khi bán ra thị trƣờng.
Một dây chuyền công nghệ nhƣ vậy, mỗi năm có thể đảm bảo chế biến từ 500 – 700 tấn cà phê tƣơi, đƣợc trồng trên diện tích 40 – 50 ha. Đặc biệt, với những hộ đồng bào là dân tộc thiểu số, kinh tế còn khó khăn, sẽ không phải đầu tƣ riêng lẻ thiết bị, sân phơi hay kho chứa nếu chọn hình thức ký gửi. Việc chế biến cà phê theo công nghệ ƣớt, mô hình cụm hộ còn giải quyết đƣợc vấn đề xử lý môi trƣờng, vì nƣớc thải trong quá trình chế biến không nhiều, lại đƣợc tận dụng để tƣới hoặc làm phân bón cho cây trồng.
Về mặt hiệu quả kinh tế, với công nghệ chế biến cà phê ƣớt, cứ khoảng 4,5 kg cà phê tƣơi, sẽ cho 1,28 kg cà phê thóc khô, trong khi giá mua cà phê quả tƣơi là
58
2.500 đồng/kg, thì giá bán cà phê thóc khô là 10.000 đồng/kg, cao hơn mặt bằng chung của thị trƣờng.
Chính vì vậy, Đăk Lăk đã củng cố mở rộng các cơ sở chế biến cà phê, đảm bảo công nghệ chế biến ƣớt ở mức 10% và tinh chế cà phê 15%, đã cho xây dựng mới ở Buôn Hồ và Buôn Ma Thuột một số cơ sở chế biến cà phê hòa tan, cà phê bột với công suất lớn, và tỉnh Đắk Lắk đã hình thành đƣợc một số ngành công nghiệp then chốt, chế biến, chế tạo các sản phẩm bơm tƣới, máy xay xát, máy chế biến cà phê, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra.
Bên cạnh cà phê nhân xuất khẩu, các công ty lớn và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng rất chú trọng đến sản phẩm cà phê đã qua chế biến nhƣ cà phê bột, cà phê hòa tan mang thƣơng hiệu của Trung Nguyên, An Thái, Inexim, Simexco, Mêxicô, … với sản lƣợng xuất khẩu năm 2011 đạt 405 tấn (không tính các Nhà máy chế biến đặt ngoài tỉnh Đắk Lắk), kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 triệu USD, các thị trƣờng xuất khẩu chính nhƣ: Bêlarút, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật bản, Singapore, Thái lan, Australia,...
Chỉ riêng Tập đoàn cà phê Trung Nguyên năm 2003 đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê lớn nhất khu vực Tây nguyên. Nhà máy Trung Nguyên xây dựng bao gồm hai phân xƣởng chế biến cà phê bột và cà phê hòa tan, với tổng giá trị đầu tƣ hơn 152 tỷ đồng.
Trong đó, phân xƣởng chế biến cà phê bột có công suất 1.500 tấn thành phẩm/năm, dự kiến hoàn thành vào quý 2/2004 và giải quyết việc làm cho gần 200 lao động tại địa phƣơng. 60% sản lƣợng cà phê bột đƣợc sản xuất tại nhà máy này sẽ dành để xuất khẩu vào các thị trƣờng Nhật, Singapore, Thái Lan, Đức… và một số thị trƣờng mới nhƣ Mỹ, Canada, Nga, Anh, Pháp…
Hiện tại, toàn tỉnh có 15 doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê, trong đó có 3 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê chế biến sâu với sản lƣợng đạt 1.113 tấn cà phê hòa tan, đạt kim ngạch 6,86 triệu USD và 1.865 kg cà phê rang đạt kim ngạch 9,315 USD và 12 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cà phê
59
nhân, trong đó Công ty xuất nhập khẩu 2/9 Đăk Lăk là đơn vị dẫn đầu với số lƣợng 123.754 tấn, đạt kim ngạch 253.127 triệu USD.
Nhìn một cách thiết thực thì so với việc xuất khẩu cà phê nhân, cà phê bột và cà phê hòa tan vẫn chƣa thể hiện năng lực của doanh nghiệp chế biến cả về tiền vốn lẫn khoa học kỹ thuật. Vì vậy, hƣớng phát triển bền vững là phải tăng sản lƣợng cà phê hòa tan vì nó là nguyên liệu cơ bản để làm ra những loại cà phê sữa hòa tan, là sản phẩm có giá trị gia tăng cao, mang lại đƣợc hiệu quả kinh tế, đảm bảo chiến lƣợc kinh doanh bền vững cho từng doanh nghiệp cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển của tỉnh và của cả nƣớc.
Một thực tế nữa cho thấy, do các doanh nghiệp cà phê gặp khó khăn về tài chính nên việc đầu tƣ mới cho nhà xƣởng, dây chuyền chế biến cà phê nhân còn hạn chế so với niên vụ trƣớc. Hầu nhƣ các doanh nghiệp chỉ sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện có và chỉ bảo dƣỡng hoặc sửa chữa nhỏ để phục vụ chế biến. Nhìn chung, các doanh nghiệp chỉ chế biến đƣợc khoảng hơn 20%, số còn lại do nông dân tự chế biến theo phƣơng thức thủ công rồi đƣợc doanh nghiệp thu mua, chế biến lại và phân loại, đánh bóng thành phẩm… Tuy chất lƣợng sản phẩm cà phê trong thời gian qua đƣợc đánh giá là đã cải thiện đáng kể nhƣng chƣa đƣợc đánh giá ngang với các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới.
So sánh giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với giá xuất khẩu bình quân của cả nƣớc cho thấy chất lƣợng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk không có sự khác biệt so với cả nƣớc.Tuy nhiên, khi so sánh giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với các nƣớc trên thế giới thì có sự khác biệt rõ rệt. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, giá xuất khẩu cà phê nhân bình quân của Brazil và Ấn Độ luôn cao hơn giá xuất khẩu của Đắk Lắk từ 1,3 đến 2,4 lần16, còn mức giá xuất khẩu của Indonesia cao hơn từ 1,1 đến 1,7 lần. So sánh hệ số giá cà phê nhân của Đắk Lắk với Indonesia, Ấn Độ và Brazil, có thể nhận thấy rằng chất lƣợng cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn so với các nƣớc: Có sự khác xa so với Brazil, Ấn
16
60
Độ và thấp hơn Indonesia. Khoảng cách về chất lƣợng lớn dần vào những giai đoạn giá cà phê trên thị trƣờng thế giới sụt giảm. Điều đó có nghĩa là các nhà nhập khẩu cà phê trên thế giới luôn xếp hàng cà phê của Đắk Lắk ở thứ hạng sau do chất lƣợng thấp. Khi cung cà phê khan hiếm (giá thị trƣờng thế giới tăng).
Tóm lại, mặc dù đã đạt đƣợc những thành tích quan trọng, nhƣng ngành cà phê Đăk Lăk đến nay vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục nhƣ: Tình trạng thu hái quả xanh còn phổ biến, chất lƣợng chế biến cà phê chƣa cao. Các doanh nghiệp thu mua chƣa áp dụng giá thu mua cho cà phê nhân xô chất lƣợng cao dẫn đến việc nông dân không mặn mà với việc đầu tƣ và hái cà phê chín để nâng cao chất lƣợng cà phê.
Mối liên kết giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ đang đƣợc phát triển, tuy