Kết quả xác định hoạt tính amylase

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Xác định hoạt tính một số enzyme ngoại bào của vi khuẩn Lactic phân lập từ các sản phẩm lên men truyền thống tại Hà Nội (Trang 37)

Sau khi chọn được 10 chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh axit lactic mạnh nhất, chúng tôi tiến hành thực hiện phương pháp đục lỗ thạch để tìm ra trong số 10 chủng vi khuẩn lactic trên, chủng nào có khả năng phân giải tinh bột, tức là có hoạt tính amylase. Tiến hành đo đường kớnh vũng phõn giải tinh bột của các chủng vi khuẩn lactic, kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2: Khả năng sinh amylase của một số chủng vi khuẩn lactic

STT Ký hiệu chủng Đường kính vòng phân giải K(mm)

1 B3-1 0 2 B3-3 12 3 D2-5 0 4 D2-8 0 5 D2-10 0 6 D2-12 0 7 M1-2 16 8 M4-1 6 9 M4-3 22 10 M5-1 0

Trong đó: đường kính vòng phân giải là K = D – d (mm)

21 1

4

Hình 3.2: Khả năng phân giải tinh bột của một số chủng vi khuẩn lactic

Ký hiệu các chủng ghi trên đĩa thạch là:1- B3-3; 2 – M4-3; 3 – M4-1; 4 – M1-2

Qua bảng 3.2 và hình 3.2 chúng tôi tìm được 4 chủng có hoạt tính amylase là các chủng B3-3, M1-2, M4-1, M4-3, nhưng sau nhiều lần lặp lại thí nghiệm chúng tôi nhận thấy 2 chủng M1-2 và M4-3 là có hoạt tính ổn định hơn cả, trong đó chủng M4-3 có đường kớnh vũng phân giải tinh bột lớn nhất (22mm) tức là thể hiện hoạt tính mạnh nhất. Chủng B3-3, M4-1 có hoạt tính amylase nhưng không ổn định qua các lần lặp lại thí nghiệm. Vì vậy, dự kiến chọn ra 2 chủng M1-2, M4-3 để nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy.

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Xác định hoạt tính một số enzyme ngoại bào của vi khuẩn Lactic phân lập từ các sản phẩm lên men truyền thống tại Hà Nội (Trang 37)