III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG 3.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý
pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực
Bộ máy quản lý phát triển nhân lực phải được hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý một cách tốt nhất, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên đổi mới hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, Ban, Ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, đơn vị mình quản lý.
Thống nhất việc quản lý và thực hiện phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020:
- Thành lập Ban Chỉ đạo về việc thực hiện phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.
- Giao Sở Lao động TB&XH là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.
- Các ngành và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của ngành và của địa phương trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.