Các chương trình dự án ưu tiên

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 63)

III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG 3.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát

3.7. Các chương trình dự án ưu tiên

Nâng cấp trường Trung cấp Y, Trung cấp Kinh tế kỹ thuật của tỉnh thành các trường Cao đẳng; mở mới trường Đại học (đa ngành) và một số trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng tại tỉnh.

Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề hợp lý, tập trung vào nâng cao năng lực các trường, các trung tâm dạy nghề cấp huyện bằng nâng cấp trang thiết bị, xây dựng trường, lớp học, tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đổi mới giáo trình dạy nghề sát với yêu cầu của thực tế sản xuất…

Trước mắt tỉnh tập trung ưu tiên triển khai thực hiện phát triển nhân lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và của các ngành như đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục, Y tế, Khoa học công nghệ, đội ngũ giáo viên trong các trường Cao đẳng và dạy nghề, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch; đề án phát triển giáo dục đối với giáo viên là người dân tộc ít người.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và trung tâm của sự phát triển. Vì vậy, ưu tiên đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là lựa chọn đúng đắn nhất đối với các quốc gia hay địa phương, vừa đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên tùy khả năng đặc điểm của mỗi quốc gia hay địa phương mà đưa ra chính sách, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp.

Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới, thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội khá nổi bật. Mặc dù tỉnh Hà Giang có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng còn thấp, nhiều hạn chế, khó có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, nổi cộm là: tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, lao động kỹ thuật cao thiếu trầm trọng khả năng về ngoại ngữ và kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế còn yếu, lực lượng cán bộ công chức chưa đủ năng lực đáp ứng tốt yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới...

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại tỉnh Hà Giang, thời gian qua tiểu luận “Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Giang” đã đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển nhanh nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

Các giải pháp xoay quanh việc khắc phục những nhược điểm, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực thời gian qua, đồng thời đề xuất một số ý kiến mang tính vĩ mô để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới một cách nhanh chóng, toàn diện, hiệu quả. Tuy nhiên, do tiểu luận còn mang tính khá tổng quát, nên cần có những đề án, đề tài tiếp theo nghiên cứu sâu hơn nữa để đưa vào áp dụng thực tiễn thì nguồn nhân lực tỉnh Hà Giang sẽ phát triển nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang một cách nhanh chóng và bền vững./.

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w