Nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng và đòi hỏi cao về chất lượng, do đó phương hướng phát triển nhân lực trong thời gian tới là:
- Nâng cao về số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình độ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Thu hút nguồn nhân lực từ trong và ngoài tỉnh nhằm đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực cho hoạt động quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể, các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo , đồng thời phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.
- Cơ cấu phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý theo cơ cấu đào tạo, cơ cấu ngành nghề theo cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua thị trường lao động, thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
2.1. Nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực
- Củng cố và phát triển mạng lưới trường học hiện có ở các ngành học, bậc học, cấp học; củng cố vững chắc kết quả công tác phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.
- Ngành Giáo dục cần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp, đổi mới giáo trình, nội dung chương trình phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn, đặc biệt nắm bắt xu thế của thời đại, của thế giới để giáo dục đúng mục tiêu, coi trọng chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh trên cơ sở nắm bắt, dự báo đúng theo xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực trong tương lai.
- Đẩy mạnh việc dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mở rộng và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng bộ, đạt trình độ chuẩn theo quy định.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá trường, lớp học; chỉ đạo xây dựng trường điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục và chủ trương đa dạng hoá các loại hình học tập đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân, xây dựng một xã hội thi đua học tập.
2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động. Hàng năm người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong làm việc, tay nghề, kỹ năng lao động...). Tổ chức thi và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ lao động để họ phát huy khả năng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt công việc.
Có kế hoạch bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới, khoa học công nghệ mới, ngoại ngữ… sau đó truyền đạt lại cho người lao động còn lại của đơn vị.
2.3. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Giai đoạn 2011 - 2020 phát triển nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng, vì thế phát triển việc làm bằng cách lựa chọn các dự án có chất lượng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường để đầu tư vào địa bàn tỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng của các công việc và cải thiện cơ cấu việc làm. Nâng cao năng suất lao động bằng cách áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, giúp giảm giờ làm đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
2.4. Hợp lý hóa phân bổ nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn trong tỉnh. triển kinh tế - xã hội các địa bàn trong tỉnh.
Sự phát triển về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền của tỉnh là không lớn, ngoại trừ thành phố Hà Giang là phát triển vượt trội so với các huyện. Do vậy cần tiếp tục phát huy và sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của các địa bàn để
thu hút vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp để giảm các chi phí ăn ở đi lại của người lao động. Tuy nhiên vẫn cần chú ý ưu tiên phân bổ nguồn lực cho một số địa bàn ở khu vực phía bắc và phía tây, đồng thời đầu tư phát triển mạnh thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh ở những địa bàn này.
2.5. Cơ cấu phát triền nguồn nhân lực
Cùng với việc phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực việc cơ cấu nguồn nhân lực cũng phải đặc biệt được quan tâm. Việc cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính và đội tuổi nguồn lao động…phải phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh. Theo số liệu thống kế lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu là hoạt động trong các ngành nông - lâm - nghiệp; Cơ cấu lao động ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2010 chiếm 75,2% trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh, trong khi đó nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 9,6%; dịch vụ chiếm 15,2%.